Tổng hợp những câu chuyện ngắn vui nhưng đầy đủ súc tích, hy vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều tiếng cười lẫn bài học cuộc sống ý nghĩa.
1. Chuyện thứ nhất: Mua xe
Một người đàn ông đi mua xe, cần 1 tỷ, nhưng người này chỉ mang 99,998 triệu tiền mặt, còn thiếu 2 ngàn nữa, đột nhiên anh ta phát hiện ngoài cửa có một người ăn mày, liền đi đến nói với người ăn mày: “Có thể cho tôi 2 ngàn được không, tôi cần mua xe!”.
Người ăn mày nghe xong, hào phóng móc ra 4 ngàn đưa cho người đàn ông, nói: “Giúp tôi mua một chiếc nhé!”
Bài học
Nếu bạn đã hoàn thành nhiệm vụ được hơn 90%, vậy thì ai cũng có thể giúp bạn thành công; ngược lại, bạn chẳng làm gì cả thì thần tiên cũng không thể giúp được bạn.
2. Chuyện thứ hai: Đối đáp về chuyên môn
Người quản lý nói với ông chủ: “Cậu ABC này quả thực hết thuốc chữa! Cả ngày ngủ gật, tôi đã đổi ba vị trí cho cậu ta rồi, nhưng mà cậu ấy vẫn không thay đổi thói quen của mình”.
Ông chủ nghe xong nói: “Cho cậu ta đi bán áo ngủ thôi, để bên cạnh cậu ấy một biển quảng cáo ghi áo ngủ chất lượng cao, cho cậu ta ở đó làm mẫu”.
Bài học
Trong công việc không có loại người nào là không thể dùng, chỉ có người không được sắp đặt đúng vị trí mà thôi.
3. Chuyện thứ ba: Thuốc ngủ
Người bệnh dáng vẻ tiều tụy nói với bác sĩ: “Con chó hoang ngoài cửa sổ nhà tôi cả đêm sủa không ngớt, tôi quả thực muốn điên lên rồi!”, bác sĩ kê thuốc ngủ cho anh ta uống.
Một tuần sau, người bệnh này lại đến, với bộ dạng mệt mỏi hơn trước rất nhiều. Bác sĩ hỏi: “Thuốc ngủ không có hiệu quả hay sao?”. Người bệnh lừ đừ nói: “Tôi đêm nào cũng đuổi bắt con chó đó, vất vả lắm mới bắt được nó, thế nhưng dùng đủ mọi cách mà nó vẫn không chịu uống thuốc ngủ”.
Bài học
Nguyên nhân mọi thất bại là đi sai phương hướng.
4. Chuyện thứ tư: Tiến sĩ và người đánh cá
Một ngày nọ, có một vị tiến sĩ ngồi trên thuyền ngắm cảnh, trên thuyền tiến sĩ hỏi người đánh cá: “Ông có biết gì về sinh học không?”, người đánh cá nói không, vị tiến sĩ lại hỏi: “Vậy cuộc đời ông mất đi 1/4 rồi”.
Một lúc sau vị tiến sĩ hỏi: “Ông có biết gì về triết học không?”, người đánh cá trả lời không, vị tiến sĩ lại nói: “Vậy thì cuộc đời ông mất đi 1/2 rồi”.
Rồi một lúc sau, vị tiến sẽ lại hỏi: “Ông có biết về khoa học không?”, người đánh cá vẫn trả lời không, đúng lúc này đột nhiên cuồng phong kéo đến, gió thổi mạnh làm mọi thứ chao đảo, bay tung lung cả lên, một cơn sóng lớn sắp ập tới. Người đánh cá hỏi vị tiến sĩ: “Ông có biết bơi không?”, vị tiến sĩ nói không, người đánh cá nói: “Vậy thì đời ông hết rồi!”.
Bài học
Không sợ cái gì cũng biết, chỉ sợ một cái không biết. Trong công việc đôi khi bạn chỉ cần tinh thông một chuyên môn nào đó là đủ rồi. Nên mới có câu tục ngữ: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Mỗi người đều có một vai trò khác nhau trong xã hội, không thể ai ai cũng giống nhau.
5. Chuyện thứ năm: Thợ sơn phối màu tuyệt kỹ
Một quý bà giàu có rất tự hào vì bà có một bình hoa cổ vô cùng quý giá, vì thế nên bà muốn sơn phòng ngủ của mình thành màu giống như màu của bình hoa và hứa trả công cho hậu hĩnh cho người nào làm vừa ý bà.
Đã có vài người thợ sơn phối màu đến, nhưng không ai làm bà vừa ý cả.
Cuối cùng có một người thợ sơn đến, ông ta rất tự tin rằng mình có thể phối ra đúng màu như vậy. Quý bà cũng rất hài lòng với thành quả của ông.
Con gái người thợ sơn ngạc nhiên hỏi: “Có một chuyện con muốn biết, vì sao mà cha có thể làm cho màu của tường giống màu của bình cổ kia hoàn mỹ đến vậy?”. “Con gái à!”, người cha nói: “Cha là người sơn cái bình cổ đó”.
Bài học
Có một số điều, quan trọng không phải là bạn làm thế nào, mà chính là bạn nghĩ thế nào. Chiếc bình đó bề ngoài có lớp sơn như đồ cổ nhưng có thể nó chỉ là chiếc bình hoa bình thường, ấy vậy mà lại khiến người ta si mê.
6. Câu chuyện thứ sáu: Tăng giá dồn dập
Một vị chủ tịch công ty trong lúc triệu tập những nhân viên trẻ, nói: “Tôi có mấy cô con gái vẫn chưa kết hôn, ai cũng có của hồi môn mà tôi đã chuẩn bị: Con gái 30 tuổi là 20.000 $; 35 tuổi là 100.000 $; 40 tuổi là 300.000 $.Tôi sẽ không để cho người lấy chúng chịu thiệt thòi”.
Một nhân viên đứng dậy hỏi: “Chủ tịch, ông có cô con gái nào 50 tuổi không?”.
Bài học
Có những lúc, điều nhân viên chỉ chú trọng vào tiền lương của bản thân mình, mà không quan tâm đến phúc lợi kèm theo.
7. Câu chuyện thứ bảy: Chi phí thấp nhất
Có một lần mấy người bạn đi ăn cơm với nhau, lúc chuẩn bị gọi món, nhân viên phục vụ nói: “Ở đây phải tiêu ít nhất là 2 triệu!”, một người trong số đó hỏi: “Đậu hũ nhà bao nhiêu tiền một đĩa?”, “18 ngàn” “được, chọn món này, cho chúng 120 đĩa nhé!”, nhân viên phục vụ đi ra ngoài. (120 đĩa hết 2,16 triệu)
Một lát sau quản lý nhà hàng đến, cười hì hì nói: “Theo ý các vị, bao nhiêu tiền cũng được, không có giới hạn!”
(Nhà hàng không đáp ứng được thực đơn này nên không dám đưa ra mức chi phí tối thiểu nữa)
Bài học
Muốn tạo ra sự khác thường, chính là phải dùng những phương pháp vô cùng bình thường mới được.
8. Câu chuyện thứ tám: Nhiệt tình
“Thoát khỏi u buồn”, bác sĩ tâm lý dặn dò bệnh nhân, “hãy lấy nhiệt tình lấp đầy cuộc sống mỗi ngày của bạn, niềm nở dạt dào thức dậy, đi làm. Tóm lại là, nhiệt huyết với mọi công việc“.
Một tuần sau, bệnh nhân lại đến, thấy bộ dạng còn u buồn hơn cả lần trước, bác sĩ hỏi nói: “Có phải anh không làm đúng theo lời dặn của tôi phải không, vấn đề chính ở chỗ này”.
Bệnh nhân trả lời: “Từ hôm đó, tôi luôn tràn đầy nhiệt huyết với mọi thứ, nhiệt tình thức dậy, nhiệt tình ăn cơm, sau đó hôn vợ đắm đuối, thế nên tôi đã đi làm muộn 2h đồng hồ, nhiều lần như vậy nên tôi đã bị đuổi việc rồi”.
Bài học
Nếu bạn chia đều thời gian một ngày cho tất cả mọi việc, vậy thì bạn cuối cùng chỉ là “bỏ gốc lấy ngọn”.
1. Chuyện thứ nhất: Mua xe
Một người đàn ông đi mua xe, cần 1 tỷ, nhưng người này chỉ mang 99,998 triệu tiền mặt, còn thiếu 2 ngàn nữa, đột nhiên anh ta phát hiện ngoài cửa có một người ăn mày, liền đi đến nói với người ăn mày: “Có thể cho tôi 2 ngàn được không, tôi cần mua xe!”.
Người ăn mày nghe xong, hào phóng móc ra 4 ngàn đưa cho người đàn ông, nói: “Giúp tôi mua một chiếc nhé!”
Bài học
Nếu bạn đã hoàn thành nhiệm vụ được hơn 90%, vậy thì ai cũng có thể giúp bạn thành công; ngược lại, bạn chẳng làm gì cả thì thần tiên cũng không thể giúp được bạn.
2. Chuyện thứ hai: Đối đáp về chuyên môn
Người quản lý nói với ông chủ: “Cậu ABC này quả thực hết thuốc chữa! Cả ngày ngủ gật, tôi đã đổi ba vị trí cho cậu ta rồi, nhưng mà cậu ấy vẫn không thay đổi thói quen của mình”.
Ông chủ nghe xong nói: “Cho cậu ta đi bán áo ngủ thôi, để bên cạnh cậu ấy một biển quảng cáo ghi áo ngủ chất lượng cao, cho cậu ta ở đó làm mẫu”.
Bài học
Trong công việc không có loại người nào là không thể dùng, chỉ có người không được sắp đặt đúng vị trí mà thôi.
3. Chuyện thứ ba: Thuốc ngủ
Người bệnh dáng vẻ tiều tụy nói với bác sĩ: “Con chó hoang ngoài cửa sổ nhà tôi cả đêm sủa không ngớt, tôi quả thực muốn điên lên rồi!”, bác sĩ kê thuốc ngủ cho anh ta uống.
Một tuần sau, người bệnh này lại đến, với bộ dạng mệt mỏi hơn trước rất nhiều. Bác sĩ hỏi: “Thuốc ngủ không có hiệu quả hay sao?”. Người bệnh lừ đừ nói: “Tôi đêm nào cũng đuổi bắt con chó đó, vất vả lắm mới bắt được nó, thế nhưng dùng đủ mọi cách mà nó vẫn không chịu uống thuốc ngủ”.
Bài học
Nguyên nhân mọi thất bại là đi sai phương hướng.
4. Chuyện thứ tư: Tiến sĩ và người đánh cá
Một ngày nọ, có một vị tiến sĩ ngồi trên thuyền ngắm cảnh, trên thuyền tiến sĩ hỏi người đánh cá: “Ông có biết gì về sinh học không?”, người đánh cá nói không, vị tiến sĩ lại hỏi: “Vậy cuộc đời ông mất đi 1/4 rồi”.
Một lúc sau vị tiến sĩ hỏi: “Ông có biết gì về triết học không?”, người đánh cá trả lời không, vị tiến sĩ lại nói: “Vậy thì cuộc đời ông mất đi 1/2 rồi”.
Rồi một lúc sau, vị tiến sẽ lại hỏi: “Ông có biết về khoa học không?”, người đánh cá vẫn trả lời không, đúng lúc này đột nhiên cuồng phong kéo đến, gió thổi mạnh làm mọi thứ chao đảo, bay tung lung cả lên, một cơn sóng lớn sắp ập tới. Người đánh cá hỏi vị tiến sĩ: “Ông có biết bơi không?”, vị tiến sĩ nói không, người đánh cá nói: “Vậy thì đời ông hết rồi!”.
Bài học
Không sợ cái gì cũng biết, chỉ sợ một cái không biết. Trong công việc đôi khi bạn chỉ cần tinh thông một chuyên môn nào đó là đủ rồi. Nên mới có câu tục ngữ: Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh. Mỗi người đều có một vai trò khác nhau trong xã hội, không thể ai ai cũng giống nhau.
5. Chuyện thứ năm: Thợ sơn phối màu tuyệt kỹ
Một quý bà giàu có rất tự hào vì bà có một bình hoa cổ vô cùng quý giá, vì thế nên bà muốn sơn phòng ngủ của mình thành màu giống như màu của bình hoa và hứa trả công cho hậu hĩnh cho người nào làm vừa ý bà.
Đã có vài người thợ sơn phối màu đến, nhưng không ai làm bà vừa ý cả.
Cuối cùng có một người thợ sơn đến, ông ta rất tự tin rằng mình có thể phối ra đúng màu như vậy. Quý bà cũng rất hài lòng với thành quả của ông.
Con gái người thợ sơn ngạc nhiên hỏi: “Có một chuyện con muốn biết, vì sao mà cha có thể làm cho màu của tường giống màu của bình cổ kia hoàn mỹ đến vậy?”. “Con gái à!”, người cha nói: “Cha là người sơn cái bình cổ đó”.
Bài học
Có một số điều, quan trọng không phải là bạn làm thế nào, mà chính là bạn nghĩ thế nào. Chiếc bình đó bề ngoài có lớp sơn như đồ cổ nhưng có thể nó chỉ là chiếc bình hoa bình thường, ấy vậy mà lại khiến người ta si mê.
6. Câu chuyện thứ sáu: Tăng giá dồn dập
Một vị chủ tịch công ty trong lúc triệu tập những nhân viên trẻ, nói: “Tôi có mấy cô con gái vẫn chưa kết hôn, ai cũng có của hồi môn mà tôi đã chuẩn bị: Con gái 30 tuổi là 20.000 $; 35 tuổi là 100.000 $; 40 tuổi là 300.000 $.Tôi sẽ không để cho người lấy chúng chịu thiệt thòi”.
Một nhân viên đứng dậy hỏi: “Chủ tịch, ông có cô con gái nào 50 tuổi không?”.
Bài học
Có những lúc, điều nhân viên chỉ chú trọng vào tiền lương của bản thân mình, mà không quan tâm đến phúc lợi kèm theo.
7. Câu chuyện thứ bảy: Chi phí thấp nhất
Có một lần mấy người bạn đi ăn cơm với nhau, lúc chuẩn bị gọi món, nhân viên phục vụ nói: “Ở đây phải tiêu ít nhất là 2 triệu!”, một người trong số đó hỏi: “Đậu hũ nhà bao nhiêu tiền một đĩa?”, “18 ngàn” “được, chọn món này, cho chúng 120 đĩa nhé!”, nhân viên phục vụ đi ra ngoài. (120 đĩa hết 2,16 triệu)
Một lát sau quản lý nhà hàng đến, cười hì hì nói: “Theo ý các vị, bao nhiêu tiền cũng được, không có giới hạn!”
(Nhà hàng không đáp ứng được thực đơn này nên không dám đưa ra mức chi phí tối thiểu nữa)
Bài học
Muốn tạo ra sự khác thường, chính là phải dùng những phương pháp vô cùng bình thường mới được.
8. Câu chuyện thứ tám: Nhiệt tình
“Thoát khỏi u buồn”, bác sĩ tâm lý dặn dò bệnh nhân, “hãy lấy nhiệt tình lấp đầy cuộc sống mỗi ngày của bạn, niềm nở dạt dào thức dậy, đi làm. Tóm lại là, nhiệt huyết với mọi công việc“.
Một tuần sau, bệnh nhân lại đến, thấy bộ dạng còn u buồn hơn cả lần trước, bác sĩ hỏi nói: “Có phải anh không làm đúng theo lời dặn của tôi phải không, vấn đề chính ở chỗ này”.
Bệnh nhân trả lời: “Từ hôm đó, tôi luôn tràn đầy nhiệt huyết với mọi thứ, nhiệt tình thức dậy, nhiệt tình ăn cơm, sau đó hôn vợ đắm đuối, thế nên tôi đã đi làm muộn 2h đồng hồ, nhiều lần như vậy nên tôi đã bị đuổi việc rồi”.
Bài học
Nếu bạn chia đều thời gian một ngày cho tất cả mọi việc, vậy thì bạn cuối cùng chỉ là “bỏ gốc lấy ngọn”.