Nguồn cội của sự sống chính là trao đổi chất và lý do có tôi chính là sự giao hợp. Ok, đến đây thì chắc có lẽ các bạn đã biết rồi đúng không? Ai sinh ra cũng cần có sự giao thoa hòa hợp giữa hai cá thể dị tính về giới tính và chức năng sinh sản mà chúng ta thường gọi đó là giới nam và giới nữ. Tôi cũng chính là sản phẩm của sự giao thoa giữa hai cá thể dị tính như thế, và tôi gọi hai cá thể đó là Cha và Mẹ.
Lan man một chút về Cha và Mẹ tôi nhé. Cha và Mẹ tôi xêm xêm tuổi nhau, cụ thể là Cha sinh năm 1957 và Mẹ tôi sinh năm 1958, cả hai người đều sinh ra trong thời chiến và trễ hơn nạn đói 1945 khoảng 12 nắm tịnh tiến về sau. Ukm,... Thời điểm đó thì hấu hết cả hai người đều sinh ra và lớn lên ở miền quê lam lũ mang tên Hà Tĩnh, nơi mà khi còn nhỏ tôi cho rằng đó là cái đáy của sự nghèo nàn. Người dân quê tôi thì quanh năm lam lũ với 4 mùa mưa nắng giông bão thay phiên nhau ghé đến rồi đi. Niềm vui thì chẳng thấy là bao nhưng nỗi buồn để lại thì cứ chồng chất nhau qua từng năm tháng mỏi mòn. Vì là mảnh đất nghèo và khổ cực nên xuân tới vừa là niềm vui vừa là nỗi lo lắng của từng hộ gia đình nơi đây. Vui, là đến thời điểm được ăn bánh chưng, là đến sự việc mâm cơm gia đình có thêm một dĩa thịt mà mỡ là phần lớn, cũng vui hơn khi chính là khoảnh khắc cả gia đình già trẻ lớn bé cùng quây quần bên bếp lửa hồng có bánh chưng xanh. Nhưng mà... bánh chưng năm ấy chưa có thịt. Đấy, niềm vui của người dân quê tôi chỉ có thế, nhưng nỗi lo thì nhiều gấp bội. Phía sau dĩa thịt mỡ, nồi thịt nấu đông rồi cả những chiếc bánh chưng chính là tiền. Áp lực về đồng tiền để trang trải cho những ngày tết chỉ có người làm Cha làm Mẹ mới hiểu hết được. Còn phận làm con như chúng tôi thì chỉ biết ngây thơ và cười đùa trong nỗi lo lắng của Cha Mẹ mà thôi. Những năm tháng ấy người dân quê tôi quần quật và lam lũ trên từng tấc đất cằn cỗi của Đất Mẹ và chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ấy vậy mà vẫn mảnh đất ấy của chính ngày hôm nay nó lại màu mỡ đến thế, mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi, xương máu của Ông Bà và người làm Cha làm Mẹ chúng tôi. Quê tôi đã thực sự trở mình.
Người chỗ quê tôi thường có câu cửa miệng nói với nhau là: “Ôi dăm ba ngày tết”. Cái câu cảm thán này vừa là sự than vãn cho cái áp lực như tôi vừa nhắc đến ở trên nhưng nó cũng chính là minh chứng cho việc ngày tết ở quê tôi trôi qua một cách nhanh chóng. Trái ngược với những kiểu văn hóa mà tôi được tiếp xúc thực tế thì kiểu văn hóa Tết ở chỗ tôi nó lạ lắm. Nói là thế nhưng kiểu văn hóa đón Tết quê tôi vẫn đảm bảo “Lời Ông Cha dạy cũng vì đời sau” và vẫn luôn luôn ghi nhớ: “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”. Giải thích cho lý do tôi nói như thế chính bởi vì công cuộc lao động kiếm sống. Tất thảy người dân quê tôi đón đúng dăm ba ngày Tết rồi lại vội vã “ Bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Thậm chí có những mùa xuân nắng ấm, vừa tới mùng 2 Tết là người người nhà nhà cùng nhau tăng gia sản xuất, dắt tay nhau vào mùa vụ trồng lạc trồng khoai. Đấy, các bạn thấy không, gọi là mùa xuân về nhưng Tết thì chỉ vỏn vẹn có dăm ba ngày, rồi niềm vui chưa thấm thì những nỗi lo lại ùn ùn kéo đến. Thế nhưng bao năm nay, người chỗ quê tôi họ vẫn cống hiến và luôn luôn cống hiến như thế.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
”...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...”
Xuân đi hạ đến. Được mẹ thiên nhiên đặc cách và ban tặng cho bốn mùa “xuân, hạ, thu, đông” một cách rõ rệt. Những người dân quê tôi đích thực là được tận hưởng cái tiết khí đầy đủ mà tạo hóa đã sinh ra. Kết thúc mùa xuân ở những phân cảnh vội vã của người dân lao động, mùa hè đến rất sớm từ tháng 4 dương lịch hàng năm. Nhưng để đến được cái đỉnh của mùa hạ quê tôi như nhà thơ Trần Đăng Khoa khắc họa rằng:“...Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu, nước như ai nấu chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...” Thì tất thảy phải chứng kiến cái phân cảnh những cành phượng nhuộm đỏ khắp sân trường, tiếng ve gọi hè râm ran mà nhức óc. Tôi chính là một trong hàng ngàn nhân chứng sống cho việc chuyển giao giữa các mùa ở quê tôi. Và tất cả những người dân sinh sống ở đây cũng vậy, chúng tôi buộc phải chứng kiến và trải qua những điều đó. Những cái chớm sắp vào hạ.
Chắc hẳn đọc tới đây các bạn bắt đầu thấy hơi oi oi rồi đúng không? Đúng thế đấy, chúng ta đã bước tới đỉnh của mùa hạ quê tôi. Rằng “Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu” và “Nước như ai nấu chết cả cá cờ”. Chỗ quê tôi người trưởng thành ít ai gọi là mùa hè mà chỉ có tụi nhóc như chúng tôi mới gọi mùa hạ là mùa hè. Bởi mùa hè chúng tôi sẽ được tạm nghỉ học để chơi khăng, nhảy dây, thả diều, rồi cả tắm sông trên lưng trâu,... Thế nhưng đối với những người làm chủ của một gia đình thì họ gọi mùa hè của chúng tôi là mùa hạ. Bởi vào hạ là vào cái cảnh khắc nghiệt mà mẹ thiên nhiên thử thách người dân lam lũ quê tôi. Rằng vào hạ là mùa chúng tôi nhổ lạc tức là công đoạn thu hoạch đậu phộng ngày nay và sau đó chính là thời gian vào vụ mùa lúa nước hè- thu. Ở giai đoạn đoạn này mọi nhà đều ở trạng thái căng hơn dây đàn hoặc có thể dùng từ vắt chân lên cổ mà chạy, hoặc có khi hơn cả như thế. Bởi hai vụ mùa nối tiếp nhau cùng đến một lúc và cũng thời gian này chính là mùa giông bão mà tôi kinh sợ. Những điều đó mới chỉ là một phân cảnh nhỏ thôi, ngay bây giờ đây tôi sẽ đưa các bạn đến với sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hạ ở Miền Trung. Như đã nhắc đến ở trên, mùa hạ quê tôi rất oi, rất nắng và rất nóng. Cái nắng nóng ở Hà Tĩnh bắt nguồn từ hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam kết hợp với dãy núi Trường Sơn tạo ra hiệu ứng Phơn, khiến cho nhiệt độ tăng cao mà người dân nơi đây gọi là gió phơn. Mỗi khi gió phơn thổi qua người thì dù hoàng hôn hay giữa đêm các bạn vẫn sẽ cảm nhận được cái nóng hừng hực của mùa hạ, giải thích cho nguyên nhân “Giọt mồ hôi sa” mà chẳng rõ lý do là gì.
Ukm... các bạn đã từng nghe qua câu : “Đêm tháng năm chưa năm đã sáng” chưa??? Vậy rồi các bạn đã từng được tận hưởng cái cảm giác đó chưa??? Tôi tin chắc rằng phần lớn là chưa, nhưng một con dân Miền Trung chính chuyên như tôi thì tôi đã trải qua 18 mùa bánh chưng như vậy rồi đó các bạn. Một ngày ở mùa hạ chỗ quê tôi trôi qua rất nhanh, nó nhanh không phải vì trái đất ở mùa hạ quay nhanh hơn ở những mùa khác, mà nó nhanh vì mùa hạ ngày dài đêm ngắn, có thể nói đặc sản mùa hạ chỗ tôi là như vậy. Nói một cách văn vẻ là bình minh nhưng thực tế là lúc mặt trời mọc vào mùa hạ là rất sớm, khoảng 4-5 giờ sáng gì đó tùy vào từng ngày. Đây là khoảng thời gian mà mọi nhà tất bật rời nhà ra đồng, và mọi người đều phải thoăn thoắt để kịp tiến độ. Bởi tới 9 giờ, trễ lắm là 9 giờ 30 mặt trời lúc này đã lên cao và tỏa ra những tia nắng cực nóng rồi, nhiệt độ mà nó tỏa ra lúc đỉnh điểm có khi lên đến 40 thậm chí là 43 độ c. Cái nắng lúc này như thiêu như đốt trên lớp da gương mặt của người dân quê tôi, giải thích cho lý do tại sao ở đồng ruộng thì “Nước như ai nấu chết cả cá cờ” còn người dân chúng tôi thì lại có lớp da đen sì. Viết đến đây thì tôi chợt buồn cười, và tôi đã cười. Tôi không phải cười trên nỗi đau của người dân quê tôi đâu các bạn nhé, mà tôi cười vì thiên nhiên đã giành cho quê tôi sự khắc nghiệt mà duyên dáng đến lạ. Có lẽ vì vậy mà người dân quê tôi họ chân chất, họ lam lũ và họ nghị lực đến thế. Đấy, chỉ vỏn vẹn có một đoạn ngắn thôi nhưng các bạn đã xem được kha khá những cảnh sống thực tế ở quê tôi khi vào hạ rồi đấy. Đến đây thì tiết khí cũng mát mẻ và bớt căng hơn hẳn, các bạn cùng tôi vào thu nhé, mùa thu quê tôi sẽ làm các bạn phải ngạc nhiên đấy ạ! (đang viết tiếp...)
Lan man một chút về Cha và Mẹ tôi nhé. Cha và Mẹ tôi xêm xêm tuổi nhau, cụ thể là Cha sinh năm 1957 và Mẹ tôi sinh năm 1958, cả hai người đều sinh ra trong thời chiến và trễ hơn nạn đói 1945 khoảng 12 nắm tịnh tiến về sau. Ukm,... Thời điểm đó thì hấu hết cả hai người đều sinh ra và lớn lên ở miền quê lam lũ mang tên Hà Tĩnh, nơi mà khi còn nhỏ tôi cho rằng đó là cái đáy của sự nghèo nàn. Người dân quê tôi thì quanh năm lam lũ với 4 mùa mưa nắng giông bão thay phiên nhau ghé đến rồi đi. Niềm vui thì chẳng thấy là bao nhưng nỗi buồn để lại thì cứ chồng chất nhau qua từng năm tháng mỏi mòn. Vì là mảnh đất nghèo và khổ cực nên xuân tới vừa là niềm vui vừa là nỗi lo lắng của từng hộ gia đình nơi đây. Vui, là đến thời điểm được ăn bánh chưng, là đến sự việc mâm cơm gia đình có thêm một dĩa thịt mà mỡ là phần lớn, cũng vui hơn khi chính là khoảnh khắc cả gia đình già trẻ lớn bé cùng quây quần bên bếp lửa hồng có bánh chưng xanh. Nhưng mà... bánh chưng năm ấy chưa có thịt. Đấy, niềm vui của người dân quê tôi chỉ có thế, nhưng nỗi lo thì nhiều gấp bội. Phía sau dĩa thịt mỡ, nồi thịt nấu đông rồi cả những chiếc bánh chưng chính là tiền. Áp lực về đồng tiền để trang trải cho những ngày tết chỉ có người làm Cha làm Mẹ mới hiểu hết được. Còn phận làm con như chúng tôi thì chỉ biết ngây thơ và cười đùa trong nỗi lo lắng của Cha Mẹ mà thôi. Những năm tháng ấy người dân quê tôi quần quật và lam lũ trên từng tấc đất cằn cỗi của Đất Mẹ và chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Ấy vậy mà vẫn mảnh đất ấy của chính ngày hôm nay nó lại màu mỡ đến thế, mảnh đất đã thấm đẫm mồ hôi, xương máu của Ông Bà và người làm Cha làm Mẹ chúng tôi. Quê tôi đã thực sự trở mình.
Người chỗ quê tôi thường có câu cửa miệng nói với nhau là: “Ôi dăm ba ngày tết”. Cái câu cảm thán này vừa là sự than vãn cho cái áp lực như tôi vừa nhắc đến ở trên nhưng nó cũng chính là minh chứng cho việc ngày tết ở quê tôi trôi qua một cách nhanh chóng. Trái ngược với những kiểu văn hóa mà tôi được tiếp xúc thực tế thì kiểu văn hóa Tết ở chỗ tôi nó lạ lắm. Nói là thế nhưng kiểu văn hóa đón Tết quê tôi vẫn đảm bảo “Lời Ông Cha dạy cũng vì đời sau” và vẫn luôn luôn ghi nhớ: “Mùng một Tết Cha, mùng hai Tết Mẹ, mùng ba Tết Thầy”. Giải thích cho lý do tôi nói như thế chính bởi vì công cuộc lao động kiếm sống. Tất thảy người dân quê tôi đón đúng dăm ba ngày Tết rồi lại vội vã “ Bán mặt cho đất bán lưng cho trời”. Thậm chí có những mùa xuân nắng ấm, vừa tới mùng 2 Tết là người người nhà nhà cùng nhau tăng gia sản xuất, dắt tay nhau vào mùa vụ trồng lạc trồng khoai. Đấy, các bạn thấy không, gọi là mùa xuân về nhưng Tết thì chỉ vỏn vẹn có dăm ba ngày, rồi niềm vui chưa thấm thì những nỗi lo lại ùn ùn kéo đến. Thế nhưng bao năm nay, người chỗ quê tôi họ vẫn cống hiến và luôn luôn cống hiến như thế.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
”...Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...”
Xuân đi hạ đến. Được mẹ thiên nhiên đặc cách và ban tặng cho bốn mùa “xuân, hạ, thu, đông” một cách rõ rệt. Những người dân quê tôi đích thực là được tận hưởng cái tiết khí đầy đủ mà tạo hóa đã sinh ra. Kết thúc mùa xuân ở những phân cảnh vội vã của người dân lao động, mùa hè đến rất sớm từ tháng 4 dương lịch hàng năm. Nhưng để đến được cái đỉnh của mùa hạ quê tôi như nhà thơ Trần Đăng Khoa khắc họa rằng:“...Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu, nước như ai nấu chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...” Thì tất thảy phải chứng kiến cái phân cảnh những cành phượng nhuộm đỏ khắp sân trường, tiếng ve gọi hè râm ran mà nhức óc. Tôi chính là một trong hàng ngàn nhân chứng sống cho việc chuyển giao giữa các mùa ở quê tôi. Và tất cả những người dân sinh sống ở đây cũng vậy, chúng tôi buộc phải chứng kiến và trải qua những điều đó. Những cái chớm sắp vào hạ.
Chắc hẳn đọc tới đây các bạn bắt đầu thấy hơi oi oi rồi đúng không? Đúng thế đấy, chúng ta đã bước tới đỉnh của mùa hạ quê tôi. Rằng “Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu” và “Nước như ai nấu chết cả cá cờ”. Chỗ quê tôi người trưởng thành ít ai gọi là mùa hè mà chỉ có tụi nhóc như chúng tôi mới gọi mùa hạ là mùa hè. Bởi mùa hè chúng tôi sẽ được tạm nghỉ học để chơi khăng, nhảy dây, thả diều, rồi cả tắm sông trên lưng trâu,... Thế nhưng đối với những người làm chủ của một gia đình thì họ gọi mùa hè của chúng tôi là mùa hạ. Bởi vào hạ là vào cái cảnh khắc nghiệt mà mẹ thiên nhiên thử thách người dân lam lũ quê tôi. Rằng vào hạ là mùa chúng tôi nhổ lạc tức là công đoạn thu hoạch đậu phộng ngày nay và sau đó chính là thời gian vào vụ mùa lúa nước hè- thu. Ở giai đoạn đoạn này mọi nhà đều ở trạng thái căng hơn dây đàn hoặc có thể dùng từ vắt chân lên cổ mà chạy, hoặc có khi hơn cả như thế. Bởi hai vụ mùa nối tiếp nhau cùng đến một lúc và cũng thời gian này chính là mùa giông bão mà tôi kinh sợ. Những điều đó mới chỉ là một phân cảnh nhỏ thôi, ngay bây giờ đây tôi sẽ đưa các bạn đến với sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hạ ở Miền Trung. Như đã nhắc đến ở trên, mùa hạ quê tôi rất oi, rất nắng và rất nóng. Cái nắng nóng ở Hà Tĩnh bắt nguồn từ hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam kết hợp với dãy núi Trường Sơn tạo ra hiệu ứng Phơn, khiến cho nhiệt độ tăng cao mà người dân nơi đây gọi là gió phơn. Mỗi khi gió phơn thổi qua người thì dù hoàng hôn hay giữa đêm các bạn vẫn sẽ cảm nhận được cái nóng hừng hực của mùa hạ, giải thích cho nguyên nhân “Giọt mồ hôi sa” mà chẳng rõ lý do là gì.
Ukm... các bạn đã từng nghe qua câu : “Đêm tháng năm chưa năm đã sáng” chưa??? Vậy rồi các bạn đã từng được tận hưởng cái cảm giác đó chưa??? Tôi tin chắc rằng phần lớn là chưa, nhưng một con dân Miền Trung chính chuyên như tôi thì tôi đã trải qua 18 mùa bánh chưng như vậy rồi đó các bạn. Một ngày ở mùa hạ chỗ quê tôi trôi qua rất nhanh, nó nhanh không phải vì trái đất ở mùa hạ quay nhanh hơn ở những mùa khác, mà nó nhanh vì mùa hạ ngày dài đêm ngắn, có thể nói đặc sản mùa hạ chỗ tôi là như vậy. Nói một cách văn vẻ là bình minh nhưng thực tế là lúc mặt trời mọc vào mùa hạ là rất sớm, khoảng 4-5 giờ sáng gì đó tùy vào từng ngày. Đây là khoảng thời gian mà mọi nhà tất bật rời nhà ra đồng, và mọi người đều phải thoăn thoắt để kịp tiến độ. Bởi tới 9 giờ, trễ lắm là 9 giờ 30 mặt trời lúc này đã lên cao và tỏa ra những tia nắng cực nóng rồi, nhiệt độ mà nó tỏa ra lúc đỉnh điểm có khi lên đến 40 thậm chí là 43 độ c. Cái nắng lúc này như thiêu như đốt trên lớp da gương mặt của người dân quê tôi, giải thích cho lý do tại sao ở đồng ruộng thì “Nước như ai nấu chết cả cá cờ” còn người dân chúng tôi thì lại có lớp da đen sì. Viết đến đây thì tôi chợt buồn cười, và tôi đã cười. Tôi không phải cười trên nỗi đau của người dân quê tôi đâu các bạn nhé, mà tôi cười vì thiên nhiên đã giành cho quê tôi sự khắc nghiệt mà duyên dáng đến lạ. Có lẽ vì vậy mà người dân quê tôi họ chân chất, họ lam lũ và họ nghị lực đến thế. Đấy, chỉ vỏn vẹn có một đoạn ngắn thôi nhưng các bạn đã xem được kha khá những cảnh sống thực tế ở quê tôi khi vào hạ rồi đấy. Đến đây thì tiết khí cũng mát mẻ và bớt căng hơn hẳn, các bạn cùng tôi vào thu nhé, mùa thu quê tôi sẽ làm các bạn phải ngạc nhiên đấy ạ! (đang viết tiếp...)