Bản quyền thuộc về tác giả Hoani Nguyen.
Phóng tác dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Những tình tiết, diễn biến, nhân vật cụ thể đều là hư cấu dựa trên nền lịch sử, có sự thêm thắt, tưởng tượng của tác giả, không nên đánh đồng với những gì đã thực sự xảy ra hàng ngàn năm trước. Truyện có chứa đựng yếu tố hoang đường, kỳ bí.
Chương 8: Bị nhận nhầm
Nơi Bạt Long dựng lều ở gần một ngôi làng cổ gọi là Khuôn Muôi. Vì tôi còn yếu nên anh quyết định ở lại đây ít hôm. Theo lời tôi chỉ dẫn, anh vào làng đổi ít nồi đất, ít gạo về nấu. Anh nhóm lửa, tôi nấu ăn. Do không đủ sức khỏe, tôi chỉ nấu được món duy nhất là cháo cá. Tôi cho thêm gừng vào cháo vừa khử mùi tanh của cá vừa giúp giữ ấm cơ thể, và ít rau thơm lên trên cho hấp dẫn. Bạt Long lần đầu tiên được thưởng thức món ăn lạ này, miệng húp sì soạt không ngừng khen lấy khen để.
Khỏe hơn chút, tôi bắt tay nấu cơm lam trong ống tre. Đi dọc bờ sông, tôi tìm hái một bó rau rừng, đào một củ măng tươi, nguyên liệu chính vẫn là cá tươi trên sông Đà, tôi nấu một nồi lẩu ngon lành trọn vị. Bạt Long ăn sạch sành sanh, xong còn bắt tôi hứa hẹn phải thường xuyên nấu món này cho anh.
Được hai hôm tôi khỏe hẳn. Tôi ngỏ ý được vào làng xem một chút rồi lên đường. Ngôi làng này nằm trên một bãi đất cao ven sông Đà, gồm vài chục gia đình sống quây quần bên nhau. Phải vượt qua dãy rào bằng tre ngăn ngừa thú dữ mới tiến vào bên trong. Họ làm nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, có cầu thang tre để đi lên đi xuống.
Tôi giả vờ hòa vào một nhóm đông người đang trao đổi sản vật, để tiện bề quan sát cách thức giao tiếp của người ta. Đồng thời cũng bắt chước họ trao đổi lấy một ít rau củ, gạo và quần áo. Bạt Long đi tìm người đổi lấy con thuyền khác do thuyền chúng tôi bị thủy quái đánh chìm rồi. Vụ việc thủy quái tấn công xảy ra ở đoạn sông cách nơi này khá xa, hôm đó trên sông lại chỉ có thuyền chúng tôi nên dường như không ai biết đến.
Quá buổi trưa tôi tay xách nách mang lỉnh kỉnh túi này túi nọ, định quay lại lều cỏ tìm anh thì bất ngờ, hai người đàn ông lạ mặt chặn đường. Họ ăn mặc như người dân trong vùng nên tôi không nghĩ họ là trộm cướp.
Một tên có râu bước lên, chợt cung kính chắp tay hướng về tôi nói:
- Mị Nương, mời người theo chúng tôi về cung, nhà vua cho tìm người rất lâu rồi ạ.
Tôi ngỡ ngàng nhìn quanh rồi nhìn ra sau mình, không có ai cả. Vậy là họ đang nói tôi ư. Mị Nương của bọn họ? Con gái vua Hùng à? Tôi cười cười lắc đầu:
- Mấy người nhầm rồi ấy. Tôi không phải Mị Nương. Làm ơn tránh đường một chút.
Bọn họ vẫn không nhúc nhích, vẫn chằm chằm nhìn tôi, vẫn thái độ cung kính quyết tuyệt ấy:
- Mị Nương! Xin người theo chúng tôi ạ!
- Không! Tôi đã nói mấy người nhận nhầm người mà. Tôi không phải Mị Nương gì hết. Mấy người đi nơi khác mà tìm.
Tôi cầm mấy cái túi hất hất ra hiệu họ nhường đường. Bọn họ tỏ ra khó xử nhưng vẫn cương quyết:
- Mị Nương, xin đừng làm khó bọn xảo xứng này. Bọn xảo xứng được lệnh bề trên phải tìm cho bằng được người đưa về cung, cho dù có phải động tay động chân.
Nói rồi hai người sấn lại tịch thu hết mấy túi đồ của tôi, rồi hai tên xốc nách tôi lôi đi như lôi một con gà. Tôi hoảng sợ la làng:
- Cứu tôi với, cứu tôi! Có ai không cứu tôi. Bạt Long cứu tôi!
Tôi vùng vẫy làm rơi cái túi đựng ngọc trai vươn vãi ra đất, hi vọng Bạt Long có thể phát hiện mà tìm tôi.
Tôi bị đưa vào một căn nhà lớn ở đầu làng. Nhà này cao ráo hơn những nhà khác, gian chính treo một đôi sừng trâu đen kịt, vách bên treo vài cái giỏ, cái liềm.
Một người đàn ông trạc hơn sáu mươi, vận khố đỏ, trước sau buông hai miếng vải dài, đầu búi củ hành, miệng nhai trầu đỏ lòm đi ra. Nhìn thấy tôi được đưa vào, ông ta tỏ vẻ vui mừng, ánh mắt thoáng hân hoan, nhưng vẫn không quên cung kính cúi đầu:
- Bái kiến Mị Nương, mong người xá tội cho. Nhưng đây là lệnh nhà vua, bọn xảo xứng chúng tôi buộc phải đưa người về cung.
Hai người đàn ông kia đã buông tôi ra nhưng vẫn đứng áng chừng hai bên canh giữ.
Tôi cố gắng giải thích một lần nữa:
- Xin hãy nghe tôi nói. Mấy người nhận nhầm người rồi, tôi không phải Mị Nương đâu. Tôi trước giờ không phải người ở đây, tôi chưa từng đặt chân đến Lạc Việt. Tôi ở nơi xa đến đây, đi cùng Bạt... à anh trai tôi. Anh tôi đang đợi ở ngoài bìa làng, không tin hãy đi tìm anh ấy đến đây sẽ rõ.
Người đàn ông trung niên bỗng thoáng hoang mang. Ông ta im lặng nhìn tôi từ trên xuống dưới một lượt, đôi lông mày nhíu chặt. Rồi ông ta nhìn sang hai tên xảo xứng kia. Bọn họ lập tức nói:
- Bẩm bồ chính, cô ấy quả thật có đi cùng một người đàn ông. Nhiều ngày trước có người thấy họ đi thuyền trên sông từ phía thượng nguồn xuống đây. Người đàn ông ấy hiện đang ở bìa làng, có cần gọi hắn ta đến không ạ?
Người đàn ông được gọi là bồ chính kia liền gạt đi:
- Không cần đâu. Ta trước đây từng có dịp diện kiến lạc tướng Cao An tại phủ ngài ấy. Bữa đó may mắn được gặp nhà vua dẫn theo Mị Nương ghé chơi. Ta vẫn còn nhớ diện mạo Mị Nương.
Rồi lão bồ chính hướng phía tôi khẳng định:
- Người giống hệt với Mị Nương trong trí nhớ của tôi.
Tôi không khỏi bất ngờ trước lời khẳng định chắc nịch của lão. Song vẫn không thể chịu thua:
- Trên đời này người giống người là chuyện thường tình. Với lại biết đâu ông nhớ nhầm thì sao?
Rồi tôi dọa dẫm:
- Nếu vua mà biết ông tìm một Mị Nương giả đưa về cung thì tội phải lớn lắm.
Lão nghe tôi nói thì càng tỏ ra băn khoăn:
- Phải. Vầy đi, tôi đưa người đến gặp lạc tướng Cao An, nhờ ngài ấy phân biệt. Nếu quả thật người không phải Mị Nương chúng tôi sẽ trả tự do cho người.
Lão quyết định rất nhanh. Bọn xảo xứng lập tức chuẩn bị. Tôi bị chúng đưa lên thuyền ngay sau đó. Con thuyền này có cánh buồm, có lầu che mưa che nắng khang trang. Thân thuyền, mũi và đuôi thuyền đều được chạm khắc tinh xảo. Tôi đoán đây là thuyền chung của làng chỉ dùng vào những dịp quan trọng. Trên thuyền có một nữ phục vụ, hai tay chèo và đích thân lão bồ chính đi theo. Chúng tôi xuôi dòng sông Đà đi thẳng về hướng Phong Châu.
Trước khi đi tôi đã yêu cầu lão bồ chính cho người báo với Bạt Long một tiếng để anh đợi tôi. Tôi nghĩ lần đi xác nhận thân phận này sẽ nhanh thôi. Nếu Cao An nhận ra tôi không phải Mị Nương của họ, tôi sẽ về lại tìm anh. Chỉ là không biết anh có bằng lòng đợi tôi không?
Cuộc hải trình khá thuận lợi, dân ở đây đã quá quen với giao thông đường thủy vì đối với họ, đây là phương tiện chính dùng để qua lại giữa các làng bản.
Trên thuyền mọi thứ đều đầy đủ từ đồ ăn thức uống đến quần áo. Tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng họ đãi ngộ cung kính tôi hệt một Mị Nương thực thụ. Tôi nghe lão bồ chính nói mấy ngày trước lão có nằm mộng thấy thần linh hiện về báo rằng sẽ có Mị Nương lưu lạc về làng của họ. Trước đó ở kinh đô Phong Châu nhà vua có thông báo Mị Nương bị mất tích, lệnh cho toàn thể mười lăm bộ nếu ai tìm được Mị Nương đưa về cung an toàn sẽ được trọng thưởng. Từ đó lão cho bọn xảo xứng đi nghe ngóng tin tức mỗi ngày nếu thấy có thiếu nữ lạ xuất hiện thì phải báo cho lão biết. Và rồi việc tôi xuất hiện trên sông mấy hôm trước đã có người lén báo về, cho đến hôm nay tự tôi vì cái tính tò mò muốn xem làng quê thời Việt cổ mà mò vào đây rồi bị bắt.
Hôm sau chúng tôi neo thuyền tại bộ Chân Định, đến phủ lạc tướng Cao An. Nói là phủ nhưng thực chất là hệ thống ba bốn căn nhà gỗ nối tiếp nhau. Nhà của lạc tướng thì phải rộng, cao lớn hơn nhà dân, trang trí chạm khắc cũng lộng lẫy hơn. Nhà nuôi nhiều xảo xứng, mỗi người một việc tất bật. Chẳng may Cao An vắng nhà mấy ngày nay, mọi việc lớn bé đều do người vợ đầu là Hằng Nương đảm nhiệm.
Hằng Nương mời lão bồ chính vào nhà, lịch sự tiếp đãi. Khi nghe lão trình bày lý do đến đây Hằng Nương mới hiểu ra tầm quan trọng của vấn đề. Bà ta quan sát tôi từ trên xuống dưới, ánh mắt sắc sảo phán đoán. Bà nói trước đây đã từng gặp nhà vua và Mị Nương nhiều lần, bà khẳng định tôi chính là Mị Nương mà nhà vua đang tìm, không lầm được.
Tôi thầm than trong lòng, hỏng việc rồi, tôi cứ nghĩ mình không phải Mị Nương nên tự tin đi theo lão, mà không nghĩ đến trường hợp cô Mị Nương đó giống tôi thật làm mọi người ở đây hiểu nhầm. Nếu vậy tôi có giải thích cạn lời cũng chẳng ai tin. Họ còn cho là tôi không muốn về cung nên tìm cách thoái thác phủ nhận. Hằng Nương lập tức sắm sửa rồi giao cho người em chồng của bà là Cao Bình đưa tôi về Phong Châu. Tôi hoang mang tột cùng, lại bị đẩy lên một con thuyền khác, to lớn bề thế hơn, và lại tiếp tục hướng về Phong Châu thẳng tiến. Trong lúc không còn đường nào để lui thì tôi lại nghĩ. Bọn họ định đưa tôi về Phong Châu thì phải đi qua ngã ba Bạch Hạc. Tôi chẳng phải cũng muốn đến đó sao? Nay nếu đã vậy thì chi bằng mượn sức họ để đi, vừa nhanh vừa tiện. Chỉ là... không biết Bạt Long thế nào rồi. Tôi không kịp từ biệt anh mà đi như thế, thực không yên lòng. Tôi bèn nhờ Cao Bình nói lại với lão bồ chính, nhờ lão nhắn với Bạt Long đừng đợi tôi nữa, vì tôi sắp về lại nhà mình rồi. Thời gian qua được gặp gỡ anh, cùng anh trải qua một đoạn đường gian nan nhưng cũng đầy ý nghĩa, sâu trong lòng tôi biết ơn anh vô cùng. Chỉ mong cuộc sống của anh đừng vì sự xuất hiện ngắn ngủi của tôi mà xáo trộn.
Thân mời quý độc giả theo dõi tiếp diễn biến câu chuyện trên trang Enovel của tác giả HoaNi Nguyen. Trân trọng cảm ơn!
Phóng tác dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Những tình tiết, diễn biến, nhân vật cụ thể đều là hư cấu dựa trên nền lịch sử, có sự thêm thắt, tưởng tượng của tác giả, không nên đánh đồng với những gì đã thực sự xảy ra hàng ngàn năm trước. Truyện có chứa đựng yếu tố hoang đường, kỳ bí.
Chương 8: Bị nhận nhầm
Nơi Bạt Long dựng lều ở gần một ngôi làng cổ gọi là Khuôn Muôi. Vì tôi còn yếu nên anh quyết định ở lại đây ít hôm. Theo lời tôi chỉ dẫn, anh vào làng đổi ít nồi đất, ít gạo về nấu. Anh nhóm lửa, tôi nấu ăn. Do không đủ sức khỏe, tôi chỉ nấu được món duy nhất là cháo cá. Tôi cho thêm gừng vào cháo vừa khử mùi tanh của cá vừa giúp giữ ấm cơ thể, và ít rau thơm lên trên cho hấp dẫn. Bạt Long lần đầu tiên được thưởng thức món ăn lạ này, miệng húp sì soạt không ngừng khen lấy khen để.
Khỏe hơn chút, tôi bắt tay nấu cơm lam trong ống tre. Đi dọc bờ sông, tôi tìm hái một bó rau rừng, đào một củ măng tươi, nguyên liệu chính vẫn là cá tươi trên sông Đà, tôi nấu một nồi lẩu ngon lành trọn vị. Bạt Long ăn sạch sành sanh, xong còn bắt tôi hứa hẹn phải thường xuyên nấu món này cho anh.
Được hai hôm tôi khỏe hẳn. Tôi ngỏ ý được vào làng xem một chút rồi lên đường. Ngôi làng này nằm trên một bãi đất cao ven sông Đà, gồm vài chục gia đình sống quây quần bên nhau. Phải vượt qua dãy rào bằng tre ngăn ngừa thú dữ mới tiến vào bên trong. Họ làm nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, có cầu thang tre để đi lên đi xuống.
Tôi giả vờ hòa vào một nhóm đông người đang trao đổi sản vật, để tiện bề quan sát cách thức giao tiếp của người ta. Đồng thời cũng bắt chước họ trao đổi lấy một ít rau củ, gạo và quần áo. Bạt Long đi tìm người đổi lấy con thuyền khác do thuyền chúng tôi bị thủy quái đánh chìm rồi. Vụ việc thủy quái tấn công xảy ra ở đoạn sông cách nơi này khá xa, hôm đó trên sông lại chỉ có thuyền chúng tôi nên dường như không ai biết đến.
Quá buổi trưa tôi tay xách nách mang lỉnh kỉnh túi này túi nọ, định quay lại lều cỏ tìm anh thì bất ngờ, hai người đàn ông lạ mặt chặn đường. Họ ăn mặc như người dân trong vùng nên tôi không nghĩ họ là trộm cướp.
Một tên có râu bước lên, chợt cung kính chắp tay hướng về tôi nói:
- Mị Nương, mời người theo chúng tôi về cung, nhà vua cho tìm người rất lâu rồi ạ.
Tôi ngỡ ngàng nhìn quanh rồi nhìn ra sau mình, không có ai cả. Vậy là họ đang nói tôi ư. Mị Nương của bọn họ? Con gái vua Hùng à? Tôi cười cười lắc đầu:
- Mấy người nhầm rồi ấy. Tôi không phải Mị Nương. Làm ơn tránh đường một chút.
Bọn họ vẫn không nhúc nhích, vẫn chằm chằm nhìn tôi, vẫn thái độ cung kính quyết tuyệt ấy:
- Mị Nương! Xin người theo chúng tôi ạ!
- Không! Tôi đã nói mấy người nhận nhầm người mà. Tôi không phải Mị Nương gì hết. Mấy người đi nơi khác mà tìm.
Tôi cầm mấy cái túi hất hất ra hiệu họ nhường đường. Bọn họ tỏ ra khó xử nhưng vẫn cương quyết:
- Mị Nương, xin đừng làm khó bọn xảo xứng này. Bọn xảo xứng được lệnh bề trên phải tìm cho bằng được người đưa về cung, cho dù có phải động tay động chân.
Nói rồi hai người sấn lại tịch thu hết mấy túi đồ của tôi, rồi hai tên xốc nách tôi lôi đi như lôi một con gà. Tôi hoảng sợ la làng:
- Cứu tôi với, cứu tôi! Có ai không cứu tôi. Bạt Long cứu tôi!
Tôi vùng vẫy làm rơi cái túi đựng ngọc trai vươn vãi ra đất, hi vọng Bạt Long có thể phát hiện mà tìm tôi.
Tôi bị đưa vào một căn nhà lớn ở đầu làng. Nhà này cao ráo hơn những nhà khác, gian chính treo một đôi sừng trâu đen kịt, vách bên treo vài cái giỏ, cái liềm.
Một người đàn ông trạc hơn sáu mươi, vận khố đỏ, trước sau buông hai miếng vải dài, đầu búi củ hành, miệng nhai trầu đỏ lòm đi ra. Nhìn thấy tôi được đưa vào, ông ta tỏ vẻ vui mừng, ánh mắt thoáng hân hoan, nhưng vẫn không quên cung kính cúi đầu:
- Bái kiến Mị Nương, mong người xá tội cho. Nhưng đây là lệnh nhà vua, bọn xảo xứng chúng tôi buộc phải đưa người về cung.
Hai người đàn ông kia đã buông tôi ra nhưng vẫn đứng áng chừng hai bên canh giữ.
Tôi cố gắng giải thích một lần nữa:
- Xin hãy nghe tôi nói. Mấy người nhận nhầm người rồi, tôi không phải Mị Nương đâu. Tôi trước giờ không phải người ở đây, tôi chưa từng đặt chân đến Lạc Việt. Tôi ở nơi xa đến đây, đi cùng Bạt... à anh trai tôi. Anh tôi đang đợi ở ngoài bìa làng, không tin hãy đi tìm anh ấy đến đây sẽ rõ.
Người đàn ông trung niên bỗng thoáng hoang mang. Ông ta im lặng nhìn tôi từ trên xuống dưới một lượt, đôi lông mày nhíu chặt. Rồi ông ta nhìn sang hai tên xảo xứng kia. Bọn họ lập tức nói:
- Bẩm bồ chính, cô ấy quả thật có đi cùng một người đàn ông. Nhiều ngày trước có người thấy họ đi thuyền trên sông từ phía thượng nguồn xuống đây. Người đàn ông ấy hiện đang ở bìa làng, có cần gọi hắn ta đến không ạ?
Người đàn ông được gọi là bồ chính kia liền gạt đi:
- Không cần đâu. Ta trước đây từng có dịp diện kiến lạc tướng Cao An tại phủ ngài ấy. Bữa đó may mắn được gặp nhà vua dẫn theo Mị Nương ghé chơi. Ta vẫn còn nhớ diện mạo Mị Nương.
Rồi lão bồ chính hướng phía tôi khẳng định:
- Người giống hệt với Mị Nương trong trí nhớ của tôi.
Tôi không khỏi bất ngờ trước lời khẳng định chắc nịch của lão. Song vẫn không thể chịu thua:
- Trên đời này người giống người là chuyện thường tình. Với lại biết đâu ông nhớ nhầm thì sao?
Rồi tôi dọa dẫm:
- Nếu vua mà biết ông tìm một Mị Nương giả đưa về cung thì tội phải lớn lắm.
Lão nghe tôi nói thì càng tỏ ra băn khoăn:
- Phải. Vầy đi, tôi đưa người đến gặp lạc tướng Cao An, nhờ ngài ấy phân biệt. Nếu quả thật người không phải Mị Nương chúng tôi sẽ trả tự do cho người.
Lão quyết định rất nhanh. Bọn xảo xứng lập tức chuẩn bị. Tôi bị chúng đưa lên thuyền ngay sau đó. Con thuyền này có cánh buồm, có lầu che mưa che nắng khang trang. Thân thuyền, mũi và đuôi thuyền đều được chạm khắc tinh xảo. Tôi đoán đây là thuyền chung của làng chỉ dùng vào những dịp quan trọng. Trên thuyền có một nữ phục vụ, hai tay chèo và đích thân lão bồ chính đi theo. Chúng tôi xuôi dòng sông Đà đi thẳng về hướng Phong Châu.
Trước khi đi tôi đã yêu cầu lão bồ chính cho người báo với Bạt Long một tiếng để anh đợi tôi. Tôi nghĩ lần đi xác nhận thân phận này sẽ nhanh thôi. Nếu Cao An nhận ra tôi không phải Mị Nương của họ, tôi sẽ về lại tìm anh. Chỉ là không biết anh có bằng lòng đợi tôi không?
Cuộc hải trình khá thuận lợi, dân ở đây đã quá quen với giao thông đường thủy vì đối với họ, đây là phương tiện chính dùng để qua lại giữa các làng bản.
Trên thuyền mọi thứ đều đầy đủ từ đồ ăn thức uống đến quần áo. Tuy chưa khẳng định chắc chắn nhưng họ đãi ngộ cung kính tôi hệt một Mị Nương thực thụ. Tôi nghe lão bồ chính nói mấy ngày trước lão có nằm mộng thấy thần linh hiện về báo rằng sẽ có Mị Nương lưu lạc về làng của họ. Trước đó ở kinh đô Phong Châu nhà vua có thông báo Mị Nương bị mất tích, lệnh cho toàn thể mười lăm bộ nếu ai tìm được Mị Nương đưa về cung an toàn sẽ được trọng thưởng. Từ đó lão cho bọn xảo xứng đi nghe ngóng tin tức mỗi ngày nếu thấy có thiếu nữ lạ xuất hiện thì phải báo cho lão biết. Và rồi việc tôi xuất hiện trên sông mấy hôm trước đã có người lén báo về, cho đến hôm nay tự tôi vì cái tính tò mò muốn xem làng quê thời Việt cổ mà mò vào đây rồi bị bắt.
Hôm sau chúng tôi neo thuyền tại bộ Chân Định, đến phủ lạc tướng Cao An. Nói là phủ nhưng thực chất là hệ thống ba bốn căn nhà gỗ nối tiếp nhau. Nhà của lạc tướng thì phải rộng, cao lớn hơn nhà dân, trang trí chạm khắc cũng lộng lẫy hơn. Nhà nuôi nhiều xảo xứng, mỗi người một việc tất bật. Chẳng may Cao An vắng nhà mấy ngày nay, mọi việc lớn bé đều do người vợ đầu là Hằng Nương đảm nhiệm.
Hằng Nương mời lão bồ chính vào nhà, lịch sự tiếp đãi. Khi nghe lão trình bày lý do đến đây Hằng Nương mới hiểu ra tầm quan trọng của vấn đề. Bà ta quan sát tôi từ trên xuống dưới, ánh mắt sắc sảo phán đoán. Bà nói trước đây đã từng gặp nhà vua và Mị Nương nhiều lần, bà khẳng định tôi chính là Mị Nương mà nhà vua đang tìm, không lầm được.
Tôi thầm than trong lòng, hỏng việc rồi, tôi cứ nghĩ mình không phải Mị Nương nên tự tin đi theo lão, mà không nghĩ đến trường hợp cô Mị Nương đó giống tôi thật làm mọi người ở đây hiểu nhầm. Nếu vậy tôi có giải thích cạn lời cũng chẳng ai tin. Họ còn cho là tôi không muốn về cung nên tìm cách thoái thác phủ nhận. Hằng Nương lập tức sắm sửa rồi giao cho người em chồng của bà là Cao Bình đưa tôi về Phong Châu. Tôi hoang mang tột cùng, lại bị đẩy lên một con thuyền khác, to lớn bề thế hơn, và lại tiếp tục hướng về Phong Châu thẳng tiến. Trong lúc không còn đường nào để lui thì tôi lại nghĩ. Bọn họ định đưa tôi về Phong Châu thì phải đi qua ngã ba Bạch Hạc. Tôi chẳng phải cũng muốn đến đó sao? Nay nếu đã vậy thì chi bằng mượn sức họ để đi, vừa nhanh vừa tiện. Chỉ là... không biết Bạt Long thế nào rồi. Tôi không kịp từ biệt anh mà đi như thế, thực không yên lòng. Tôi bèn nhờ Cao Bình nói lại với lão bồ chính, nhờ lão nhắn với Bạt Long đừng đợi tôi nữa, vì tôi sắp về lại nhà mình rồi. Thời gian qua được gặp gỡ anh, cùng anh trải qua một đoạn đường gian nan nhưng cũng đầy ý nghĩa, sâu trong lòng tôi biết ơn anh vô cùng. Chỉ mong cuộc sống của anh đừng vì sự xuất hiện ngắn ngủi của tôi mà xáo trộn.
Thân mời quý độc giả theo dõi tiếp diễn biến câu chuyện trên trang Enovel của tác giả HoaNi Nguyen. Trân trọng cảm ơn!