Cảm Đề
Một ngày nọ, vừa xong cuộc mạn đàm với Từ lão, một người bạn vong niên của tôi, thì trời cũng gần tối. Gió se se lạnh như cắt vào da, mang đi những buồn vui vi tế nhất, hay những tâm sự của một lãng tử về chiều.
Trên bầu trời kia, những ánh sao thắp sáng lác đác phía Đông như một tấm minh linh huyền hoặc.
Thực khách bàn bên của Đông Hiên đưa tay nâng ly Catoctin Creek ực một cái rồi khà hơi như hổ gầm. Ảnh tượng gợi nhớ thuở sơ khai mở đường tàu xuyên bang.
Chòm râu lưa thưa, vóc dáng gầy gò của lão tựa vào cột chính của Đông Hiên Trà Quán, người và cột như nhập nhèm làm một. Duy đôi mắt ấy, vẫn sáng tinh anh như chó sói núi bắt ánh lửa trời.
Lão vuốt râu, nhấp một ngụm trà, đọc đoạn thơ sau:
Thổi vào chút gió
Quyện chút duyên
Dăm ba thanh củi ven chân đồi
Đôi môi xinh xinh
Làn da nâu nâu
Bùng lên ngọn lửa đốt sầu đêm đông
Chúa da đỏ Tecumseh
Mắt chó sói núi
Vó ngựa lộp cộp
Còi tàu xa xa
Bay theo lưỡi lửa
Về hướng trăng rồi
Đêm nay một mình giữa núi
Nghe hồn xanh xao lừng lững lên trời...
Rồi lão bắt đầu kể một câu chuyện ở Hán Thành. Mới hay, đời người vô thường, giữa thời gian vô tận và không gian vô cùng.
Cả câu chuyện của lão chỉ nửa chữ "Sân".
- Sao lại nửa chữ "sân"? tôi hỏi.
- Chữ "Sân" nhìn bằng diệu tâm, thấy tất cả mọi thứ đều là duyên sanh, thì có còn "sân" đâu nào. Lão nói nửa chữ, đã là thậm xưng lắm vậy.
Hậu học tôi có dịp nghe được câu ch.uyện ấy, thấy lạ lùng nên chép lại đây.
Chương Một
Phố Hàn ở New York
Ngoài mảng xanh của Công viên trung tâm Central Park, New York có thể xem là một khối sắt thép khổng lồ ở đoạn Quảng trường Thời Đại. Sức nóng của những màn hình quảng cáo, của hơi người, của âm thanh sống động ầm ào như những cơn âm ba phủ lên những gương mặt lâng lâng vì rượu, vì dư âm của vở kịch Broadway gần Đại lộ số bảy. Nhộn nhịp, đông đúc, người đi va cả vào nhau. Giữa chốn phồn hoa ấy, không thiếu tiếng la hét thất thanh, tiếng chửi thề của một tay anh chị, hay tiếng khóc thầm của một kẻ không nhà.
Giữa đêm, Phố 32 chỉ còn tiếng chổi quét dọn, tiếng kéo cửa sắt reng réc. Lee Don Hwang xách hai túi rác bỏ vào thùng khi một đoàn mô tô chạy rần rần qua con phố nhỏ hẹp so với những tòa nhà cao tầng xung quanh. Ánh đèn của đoàn xe chiếu lấp lánh bảng hiệu của nhà hàng Busan Deli nơi anh đang phụ việc. Mới ngày nào xách ba lô lang thang tìm việc ở đây, vậy mà anh đã ở nơi này hơn ba năm rồi còn gì.
Thế gian biến đổi như làn gió. Trời đông tuyết phủ, nắng gió phôi phai đã cắt gọt đi mất những hồn nhiên thánh thiện, những giấc mơ nhuốm màu huyền thoại tuổi thơ nơi anh. Cũng nắng, cũng gió, cùng những lời oan nghiệt nơi khách hàng lại đắp thêm vào tâm hồn đầy vết chai sạn bằng những vết kéo, đường dao.
Cuối tuần buồn, đi bộ dọc sông Hudson, chợt nhớ sông Hàn thuở còn ở Seoul. Cũng mây cũng nước thế kia, gió bụi nhân gian đã biến Don Hwang thành một lãng tử già hơn trước tuổi. Ngày đi học, tối phụ nhà hàng Busan Deli, ấy là nghiệp sinh viên du học vậy.
Cái dáng cao trên 1 mét tám của anh càng rắn rõi bởi những rèn luyện của cuộc sống nơi xứ người. Gương mặt thoáng nét liêu trai với đôi mày cong cong như kiếm làm cho anh có vẻ bất cần. Xương hàm góc cạnh toát lên một nghị lực phi thường. Duy có mái tóc bồng bềnh lại phá đi nét cương nghị, dường như che giấu bớt vẻ phong trần mà thay vào đó chút tình tự nghệ sĩ thì phải.
Hồi mới đến New York, Don Hwang gặp ngay sự cố. Người bạn của mẹ anh không còn ở nơi địa chỉ ấy nữa. Công ty ông ấy phá sản và dời đi từ lâu rồi. Cánh cửa sắt khóa chặt bằng ba ổ khóa ngăn che một văn phòng du lịch trống rỗng bên trong. Cái trống rỗng đầu tiên ấy ở New York mang đến cho anh cảm giác thiếu vắng tình người, một sự mất mát của người anh chưa từng gặp mặt, hay là khoảng sâu thăm thẳm của vô thường. Nhưng thôi, phải tồn tại trước hết.
Anh lang thang mấy ngày giữa chốn phồn hoa ấy, bụng rỗng như người tuyệt thực. Cơn khát trưa hè nóng ran, nóng đến độ vòi nước miễn phí cũng ngừng chảy.
Một cây xúc xích cũng đã mười đô la, đắt đến rơi nước mắt. Làm gì đây, làm gì để tồn tại ở New York khi trong túi chỉ có vài trăm đô. Học bổng ở trường cho năm đầu coi như tạm ổn. Thu nhập của cha mẹ anh ở ruộng đồng quê nhà, cũng chỉ lo được đến thế. Không buồn sao được, khi nhớ lời cha dặn.
- Khổ đến mấy, cũng ráng học thành tài nhé con.
- Dạ con sẽ cố gắng hết sức.
Lời nói lúc ra đi, sao mà khác xa với cảnh đời đến thế? Cũng hai chữ cố gắng, ở cảnh ấm êm, chỉ là gió thoảng. Cũng với hai chữ đó, giữa quê lạ xứ người, thật là chốn trần lao khổ ải. Cơm không có mà ăn, đêm nằm nhìn bầu trời chỉ mong mau sáng. Cái khung trời ấy, sắc màu của nó cứ chuyển dịch từ từ, khác với từng cơn quặn thắt liên tiếp trong dạ dày đói rũ.
Thật may, mấy ngày lang thang, anh tình cờ tìm đến chỗ này. Tiếng ồn ào phía xa xa làm anh chợt bừng tỉnh. Tiếng Hàn. Ôi, mấy ngày rồi cứ dài như thế kỷ. Giờ nghe tiếng ai như tiếng quê hương. Một đám thanh niên xăm trổ đang vây lấy một ông già tầm thước. Họ lớn tiếng la lối, đòi ông phải trả tiền bảo kê. Một tên cầm tuýp sắt nhào lên phang vào mặt ông. Ông né được, thanh tuýp trượt khỏi đầu ông nhưng sức nặng của nó cũng đã kịp xé toạc phần áo thun màu xanh nhạt trước ngực. Máu tuôn xối xả. Ông chỉ kịp kêu một tiếng "ối" rồi ôm ngực cố thủ.
Bỗng đâu nghe "bịch", "bịch" liên hồi, ba tên du đảng ngã nhào không kịp biết đòn đến từ đâu. Don Hwang tước lấy tuýp sắt của tên nọ, cho nó một chõ vào mồm. Tên ấy bật ngữa người ra, lùi đến ba mét mà chưa dừng lại được. Hắn rút trong túi quần ra khẩu Glock 19 còn mới cáu cạnh. Chưa kịp lên đạn thì Don Hwang đã trườn tới, thanh sắt quật mạnh vào tay cầm súng. Khẩu súng văng ra tít đằng xa. Hắn ôm tay mà la hét liên hồi. Đàn em thấy đại ca bị nạn, bèn nhào tới tiếp cứu. Don Hwang vung mấy đường cước bạt phong điểm thủy, cả đám lăn quay, vừa la vừa xin tha tội.
Từ cái duyên giải cứu ông chủ Kwang mà anh có được công việc phụ nhà hàng đến giờ. Ông chủ quý mến coi anh như người trong nhà. Vừa cảm ân tình cứu giúp, vừa thấy anh siêng năng cần mẫn mà giao luôn chìa khóa nhà hàng. Phía trên có căn gác nhỏ, dành cho nhân viên nghỉ lưng buổi trưa. Khi mọi người về hết, anh một mình một gác. Đấy chỉ là một góc nhỏ đơn sơ, với một tủ sách cũ, một bàn gỗ, và một cái gi.ường. Cái gi.ường đóng cao hết sức, đến ngang bụng. Khoảng trống bên dưới được thiết kế thành hai ngăn tủ đựng đồ. Tấm trần bằng gỗ cũ kỹ, đã ố từ màu vàng sang màu xám loang lỗ. Có nơi ở đã là tốt lắm rồi. Cuộc sống vậy mà trôi qua nhanh thật. Thùng rác này, ngày nào còn mới tinh đây mà. Nay đã bạc màu sau mấy mùa sương gió.
Don Hwang cẩn thận khóa cửa rồi leo lên gác. Tắm xong, anh giở bài vở ra học. Khoa truyền thông của đại học New York quả có nhiều giáo sư tài năng. Họ phần lớn xuất thân từ các tập đoàn truyền thông lớn, rồi mới chuyển sang học thuật. Theo như tính toán của anh, những bài học và hành trang từ đại học này, sẽ giúp anh trở thành một chuyên gia của truyền thông kỹ thuật số. Cũng giống như đầu những năm 2000, nếu như Hàn Quốc không gửi gần 2000 sinh viên đến Mỹ để học về điện ảnh, thì làm sao Hàn Quốc có được nền điện ảnh hoành tráng như ngày hôm nay? Anh muốn học sâu về nội dung kỹ thuật số, từ đó sẽ phát huy năng lực ở ngành công nghiệp văn hóa của đất nước mình.
Sau ba năm học, quen đường đi lối về, anh thấy các bạn học chung ở khoa Nghiên Cứu Châu Á cũng hay hay, phần lớn đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Vì chơi thân với họ, anh đăng ký thử một khóa về Phật Giáo. Cha anh ngày xưa cũng đã kể anh nghe nhiều câu chuyện Phật thật thú vị. Quả là một thế giới mới mở ra trong anh. Anh nhất định phải lấy thêm vài lớp khác nữa. Kết hợp được truyền thông số và giá trị của Phật học, thì còn gì bằng.
Nói vậy thôi chứ đời sống của anh cũng hết sức chật vật. Vì lấy thêm lớp tức là phải trả thêm học phí. Lương hàng tuần cũng chỉ tạm đủ cho việc chi tiêu. Nay phải trả gần 5000 đô la cho môn học yêu thích, học bổng không chi cho khoản ấy, thật là nan giải. Lại may, thư viện của trường cần người dịch một số văn bản từ Tiếng Anh sang tiếng Hàn. Quá dễ, mỗi tuần làm thêm ngày chủ nhật, thế là đã đủ chi phí cho môn học này vậy.
Busan Deli chỉ là một nhà hàng nhỏ dọc theo phố 32. Từ cuối những năm 1970, khi người Hàn bắt đầu đến Hoa Kỳ du học và làm ăn, phố này hình thành từ chỗ vài ba nhà hàng nhỏ lẻ. Nay sau mấy chục năm, nó đã là con phố rặt ròng chất Hàn. Nhưng nó cũng là một con phố dữ.
Thấy cộng đồng Hàn làm ăn ngày một khấm khá, maphia Ý, MS-13, The Bloods hay cả những băng nhóm Châu Á trẻ (Young Asian Gangster) cũng vì vậy mà tìm đến. Dạo trước, chuyện xung đột xảy ra liên miên. Trước khi bọn chúng đến, ổ khóa nhà hàng sẽ bị nhét chewing gum, cửa bị xịt sơn xanh đỏ hoặc nặng hơn là quả bom xăng giữa đêm. Chủ nhân nào biết điều thì phải góp tiền bảo kê. Nhưng hết nhóm bảo kê này đi thì nhóm khác lại đến. Đời sống chốn giang hồ là vậy. Xung quanh chén cơm là máu, là nước mắt và những cuộc sống chết. Ở xứ này, súng rẻ như cho. Muốn giấu nguồn gốc khẩu súng thì đặt hàng từng bộ phận của súng, rồi ráp lại mà thành. Cách này vừa rẻ vừa an toàn. Bởi vậy, chạm súng xảy ra triền miên. Cảnh sát New York cũng không hơi đâu mà giải quyết cho hết việc.
Từ ngày Don Hwang tả xung hữu đột với đám Châu Á trẻ, nhà hàng yên ổn hẳn ra. Ông chủ Kwang hết sức vui mừng, coi anh như con cháu trong nhà. Hè năm trước, vào dịp Phật đản, ông còn cho anh đi cùng gia đình thăm thú mấy thiền viện mạn Bắc, rồi sang cả Canada mà du ngoạn. Thật là một chuyến đi thấm đẫm tình gia đình.
Là một doanh nhân thuần chất, ông Kwang đến Mỹ vào đầu những năm 1980. Khi ấy, dãy phố 32 còn thưa thớt những nhà hàng Hàn Quốc ban đầu, mở cửa 24/24. Nhà hàng đầu tiên là New York Kom Tang Kalbi House, mở năm 1979. Cậu trẻ Kwang khi ấy, đến New York cũng chỉ với vài chục đô la trong túi, đã bắt đầu nghề nghiệp cả đời của mình với chân phục vụ cho nhà hàng đầu tiên ấy của Hàn Quốc Nhỏ (Little Korea). Chính số phận tương tự của Don Hwang mà ông Kwang càng thêm quý mến cậu.
Đang ngồi ngẫm nghĩ những chuyện đã qua, chợt Don Hwang nghe tiếng gõ cửa bên dưới. Tiếng gõ vừa đủ nghe nhưng cũng vang vang vào trong. Không giống ứng xử của bọn giang hồ. Nếu thật là chúng, thì tiếng động phải to gấp chục lần. Đây như cách ai đó vừa muốn liên lạc vừa không muốn kinh động hàng xóm. Anh với tay lấy cặp côn nhị khúc lận vào lưng, bước xuống.
Don Hwang nhìn qua khe cửa, không thấy ai. Có tiếng thở dốc bên ngoài.
- Ai đấy?
- Xin giúp tôi với. Giọng thều thào vang lên
- Nhưng anh là ai?
- Tôi là sinh viên ở đại học New York. Hôm trước có gặp anh ở nhà hàng này.
Don Hwang mở cửa, trước mắt anh là cậu thanh niên từng gặp hôm trước. Mới ngày nào mặt mũi béo tốt, sao nay lại bèo nhèo thế này. Tay trái cậu ta ôm ngang bụng, một cán dao đen sì nghiêng nghiêng. Dưới đùi, một mảnh quần rách toạc, lộ ra vết máu đậm đặc. Thì ra là bị thương rất nặng.
(Còn tiếp - Nếu các bạn có hứng thú đọc ngay thì có thể đọc trên Wattpad. Tìm tác giả ThachQuangHuy, sẽ thấy toàn bộ tiểu thuyết này dưới tên Phố Hàn. Cảm ơn các bạn)
Một ngày nọ, vừa xong cuộc mạn đàm với Từ lão, một người bạn vong niên của tôi, thì trời cũng gần tối. Gió se se lạnh như cắt vào da, mang đi những buồn vui vi tế nhất, hay những tâm sự của một lãng tử về chiều.
Trên bầu trời kia, những ánh sao thắp sáng lác đác phía Đông như một tấm minh linh huyền hoặc.
Thực khách bàn bên của Đông Hiên đưa tay nâng ly Catoctin Creek ực một cái rồi khà hơi như hổ gầm. Ảnh tượng gợi nhớ thuở sơ khai mở đường tàu xuyên bang.
Chòm râu lưa thưa, vóc dáng gầy gò của lão tựa vào cột chính của Đông Hiên Trà Quán, người và cột như nhập nhèm làm một. Duy đôi mắt ấy, vẫn sáng tinh anh như chó sói núi bắt ánh lửa trời.
Lão vuốt râu, nhấp một ngụm trà, đọc đoạn thơ sau:
Thổi vào chút gió
Quyện chút duyên
Dăm ba thanh củi ven chân đồi
Đôi môi xinh xinh
Làn da nâu nâu
Bùng lên ngọn lửa đốt sầu đêm đông
Chúa da đỏ Tecumseh
Mắt chó sói núi
Vó ngựa lộp cộp
Còi tàu xa xa
Bay theo lưỡi lửa
Về hướng trăng rồi
Đêm nay một mình giữa núi
Nghe hồn xanh xao lừng lững lên trời...
Rồi lão bắt đầu kể một câu chuyện ở Hán Thành. Mới hay, đời người vô thường, giữa thời gian vô tận và không gian vô cùng.
Cả câu chuyện của lão chỉ nửa chữ "Sân".
- Sao lại nửa chữ "sân"? tôi hỏi.
- Chữ "Sân" nhìn bằng diệu tâm, thấy tất cả mọi thứ đều là duyên sanh, thì có còn "sân" đâu nào. Lão nói nửa chữ, đã là thậm xưng lắm vậy.
Hậu học tôi có dịp nghe được câu ch.uyện ấy, thấy lạ lùng nên chép lại đây.
Chương Một
Phố Hàn ở New York
Ngoài mảng xanh của Công viên trung tâm Central Park, New York có thể xem là một khối sắt thép khổng lồ ở đoạn Quảng trường Thời Đại. Sức nóng của những màn hình quảng cáo, của hơi người, của âm thanh sống động ầm ào như những cơn âm ba phủ lên những gương mặt lâng lâng vì rượu, vì dư âm của vở kịch Broadway gần Đại lộ số bảy. Nhộn nhịp, đông đúc, người đi va cả vào nhau. Giữa chốn phồn hoa ấy, không thiếu tiếng la hét thất thanh, tiếng chửi thề của một tay anh chị, hay tiếng khóc thầm của một kẻ không nhà.
Giữa đêm, Phố 32 chỉ còn tiếng chổi quét dọn, tiếng kéo cửa sắt reng réc. Lee Don Hwang xách hai túi rác bỏ vào thùng khi một đoàn mô tô chạy rần rần qua con phố nhỏ hẹp so với những tòa nhà cao tầng xung quanh. Ánh đèn của đoàn xe chiếu lấp lánh bảng hiệu của nhà hàng Busan Deli nơi anh đang phụ việc. Mới ngày nào xách ba lô lang thang tìm việc ở đây, vậy mà anh đã ở nơi này hơn ba năm rồi còn gì.
Thế gian biến đổi như làn gió. Trời đông tuyết phủ, nắng gió phôi phai đã cắt gọt đi mất những hồn nhiên thánh thiện, những giấc mơ nhuốm màu huyền thoại tuổi thơ nơi anh. Cũng nắng, cũng gió, cùng những lời oan nghiệt nơi khách hàng lại đắp thêm vào tâm hồn đầy vết chai sạn bằng những vết kéo, đường dao.
Cuối tuần buồn, đi bộ dọc sông Hudson, chợt nhớ sông Hàn thuở còn ở Seoul. Cũng mây cũng nước thế kia, gió bụi nhân gian đã biến Don Hwang thành một lãng tử già hơn trước tuổi. Ngày đi học, tối phụ nhà hàng Busan Deli, ấy là nghiệp sinh viên du học vậy.
Cái dáng cao trên 1 mét tám của anh càng rắn rõi bởi những rèn luyện của cuộc sống nơi xứ người. Gương mặt thoáng nét liêu trai với đôi mày cong cong như kiếm làm cho anh có vẻ bất cần. Xương hàm góc cạnh toát lên một nghị lực phi thường. Duy có mái tóc bồng bềnh lại phá đi nét cương nghị, dường như che giấu bớt vẻ phong trần mà thay vào đó chút tình tự nghệ sĩ thì phải.
Hồi mới đến New York, Don Hwang gặp ngay sự cố. Người bạn của mẹ anh không còn ở nơi địa chỉ ấy nữa. Công ty ông ấy phá sản và dời đi từ lâu rồi. Cánh cửa sắt khóa chặt bằng ba ổ khóa ngăn che một văn phòng du lịch trống rỗng bên trong. Cái trống rỗng đầu tiên ấy ở New York mang đến cho anh cảm giác thiếu vắng tình người, một sự mất mát của người anh chưa từng gặp mặt, hay là khoảng sâu thăm thẳm của vô thường. Nhưng thôi, phải tồn tại trước hết.
Anh lang thang mấy ngày giữa chốn phồn hoa ấy, bụng rỗng như người tuyệt thực. Cơn khát trưa hè nóng ran, nóng đến độ vòi nước miễn phí cũng ngừng chảy.
Một cây xúc xích cũng đã mười đô la, đắt đến rơi nước mắt. Làm gì đây, làm gì để tồn tại ở New York khi trong túi chỉ có vài trăm đô. Học bổng ở trường cho năm đầu coi như tạm ổn. Thu nhập của cha mẹ anh ở ruộng đồng quê nhà, cũng chỉ lo được đến thế. Không buồn sao được, khi nhớ lời cha dặn.
- Khổ đến mấy, cũng ráng học thành tài nhé con.
- Dạ con sẽ cố gắng hết sức.
Lời nói lúc ra đi, sao mà khác xa với cảnh đời đến thế? Cũng hai chữ cố gắng, ở cảnh ấm êm, chỉ là gió thoảng. Cũng với hai chữ đó, giữa quê lạ xứ người, thật là chốn trần lao khổ ải. Cơm không có mà ăn, đêm nằm nhìn bầu trời chỉ mong mau sáng. Cái khung trời ấy, sắc màu của nó cứ chuyển dịch từ từ, khác với từng cơn quặn thắt liên tiếp trong dạ dày đói rũ.
Thật may, mấy ngày lang thang, anh tình cờ tìm đến chỗ này. Tiếng ồn ào phía xa xa làm anh chợt bừng tỉnh. Tiếng Hàn. Ôi, mấy ngày rồi cứ dài như thế kỷ. Giờ nghe tiếng ai như tiếng quê hương. Một đám thanh niên xăm trổ đang vây lấy một ông già tầm thước. Họ lớn tiếng la lối, đòi ông phải trả tiền bảo kê. Một tên cầm tuýp sắt nhào lên phang vào mặt ông. Ông né được, thanh tuýp trượt khỏi đầu ông nhưng sức nặng của nó cũng đã kịp xé toạc phần áo thun màu xanh nhạt trước ngực. Máu tuôn xối xả. Ông chỉ kịp kêu một tiếng "ối" rồi ôm ngực cố thủ.
Bỗng đâu nghe "bịch", "bịch" liên hồi, ba tên du đảng ngã nhào không kịp biết đòn đến từ đâu. Don Hwang tước lấy tuýp sắt của tên nọ, cho nó một chõ vào mồm. Tên ấy bật ngữa người ra, lùi đến ba mét mà chưa dừng lại được. Hắn rút trong túi quần ra khẩu Glock 19 còn mới cáu cạnh. Chưa kịp lên đạn thì Don Hwang đã trườn tới, thanh sắt quật mạnh vào tay cầm súng. Khẩu súng văng ra tít đằng xa. Hắn ôm tay mà la hét liên hồi. Đàn em thấy đại ca bị nạn, bèn nhào tới tiếp cứu. Don Hwang vung mấy đường cước bạt phong điểm thủy, cả đám lăn quay, vừa la vừa xin tha tội.
Từ cái duyên giải cứu ông chủ Kwang mà anh có được công việc phụ nhà hàng đến giờ. Ông chủ quý mến coi anh như người trong nhà. Vừa cảm ân tình cứu giúp, vừa thấy anh siêng năng cần mẫn mà giao luôn chìa khóa nhà hàng. Phía trên có căn gác nhỏ, dành cho nhân viên nghỉ lưng buổi trưa. Khi mọi người về hết, anh một mình một gác. Đấy chỉ là một góc nhỏ đơn sơ, với một tủ sách cũ, một bàn gỗ, và một cái gi.ường. Cái gi.ường đóng cao hết sức, đến ngang bụng. Khoảng trống bên dưới được thiết kế thành hai ngăn tủ đựng đồ. Tấm trần bằng gỗ cũ kỹ, đã ố từ màu vàng sang màu xám loang lỗ. Có nơi ở đã là tốt lắm rồi. Cuộc sống vậy mà trôi qua nhanh thật. Thùng rác này, ngày nào còn mới tinh đây mà. Nay đã bạc màu sau mấy mùa sương gió.
Don Hwang cẩn thận khóa cửa rồi leo lên gác. Tắm xong, anh giở bài vở ra học. Khoa truyền thông của đại học New York quả có nhiều giáo sư tài năng. Họ phần lớn xuất thân từ các tập đoàn truyền thông lớn, rồi mới chuyển sang học thuật. Theo như tính toán của anh, những bài học và hành trang từ đại học này, sẽ giúp anh trở thành một chuyên gia của truyền thông kỹ thuật số. Cũng giống như đầu những năm 2000, nếu như Hàn Quốc không gửi gần 2000 sinh viên đến Mỹ để học về điện ảnh, thì làm sao Hàn Quốc có được nền điện ảnh hoành tráng như ngày hôm nay? Anh muốn học sâu về nội dung kỹ thuật số, từ đó sẽ phát huy năng lực ở ngành công nghiệp văn hóa của đất nước mình.
Sau ba năm học, quen đường đi lối về, anh thấy các bạn học chung ở khoa Nghiên Cứu Châu Á cũng hay hay, phần lớn đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Vì chơi thân với họ, anh đăng ký thử một khóa về Phật Giáo. Cha anh ngày xưa cũng đã kể anh nghe nhiều câu chuyện Phật thật thú vị. Quả là một thế giới mới mở ra trong anh. Anh nhất định phải lấy thêm vài lớp khác nữa. Kết hợp được truyền thông số và giá trị của Phật học, thì còn gì bằng.
Nói vậy thôi chứ đời sống của anh cũng hết sức chật vật. Vì lấy thêm lớp tức là phải trả thêm học phí. Lương hàng tuần cũng chỉ tạm đủ cho việc chi tiêu. Nay phải trả gần 5000 đô la cho môn học yêu thích, học bổng không chi cho khoản ấy, thật là nan giải. Lại may, thư viện của trường cần người dịch một số văn bản từ Tiếng Anh sang tiếng Hàn. Quá dễ, mỗi tuần làm thêm ngày chủ nhật, thế là đã đủ chi phí cho môn học này vậy.
Busan Deli chỉ là một nhà hàng nhỏ dọc theo phố 32. Từ cuối những năm 1970, khi người Hàn bắt đầu đến Hoa Kỳ du học và làm ăn, phố này hình thành từ chỗ vài ba nhà hàng nhỏ lẻ. Nay sau mấy chục năm, nó đã là con phố rặt ròng chất Hàn. Nhưng nó cũng là một con phố dữ.
Thấy cộng đồng Hàn làm ăn ngày một khấm khá, maphia Ý, MS-13, The Bloods hay cả những băng nhóm Châu Á trẻ (Young Asian Gangster) cũng vì vậy mà tìm đến. Dạo trước, chuyện xung đột xảy ra liên miên. Trước khi bọn chúng đến, ổ khóa nhà hàng sẽ bị nhét chewing gum, cửa bị xịt sơn xanh đỏ hoặc nặng hơn là quả bom xăng giữa đêm. Chủ nhân nào biết điều thì phải góp tiền bảo kê. Nhưng hết nhóm bảo kê này đi thì nhóm khác lại đến. Đời sống chốn giang hồ là vậy. Xung quanh chén cơm là máu, là nước mắt và những cuộc sống chết. Ở xứ này, súng rẻ như cho. Muốn giấu nguồn gốc khẩu súng thì đặt hàng từng bộ phận của súng, rồi ráp lại mà thành. Cách này vừa rẻ vừa an toàn. Bởi vậy, chạm súng xảy ra triền miên. Cảnh sát New York cũng không hơi đâu mà giải quyết cho hết việc.
Từ ngày Don Hwang tả xung hữu đột với đám Châu Á trẻ, nhà hàng yên ổn hẳn ra. Ông chủ Kwang hết sức vui mừng, coi anh như con cháu trong nhà. Hè năm trước, vào dịp Phật đản, ông còn cho anh đi cùng gia đình thăm thú mấy thiền viện mạn Bắc, rồi sang cả Canada mà du ngoạn. Thật là một chuyến đi thấm đẫm tình gia đình.
Là một doanh nhân thuần chất, ông Kwang đến Mỹ vào đầu những năm 1980. Khi ấy, dãy phố 32 còn thưa thớt những nhà hàng Hàn Quốc ban đầu, mở cửa 24/24. Nhà hàng đầu tiên là New York Kom Tang Kalbi House, mở năm 1979. Cậu trẻ Kwang khi ấy, đến New York cũng chỉ với vài chục đô la trong túi, đã bắt đầu nghề nghiệp cả đời của mình với chân phục vụ cho nhà hàng đầu tiên ấy của Hàn Quốc Nhỏ (Little Korea). Chính số phận tương tự của Don Hwang mà ông Kwang càng thêm quý mến cậu.
Đang ngồi ngẫm nghĩ những chuyện đã qua, chợt Don Hwang nghe tiếng gõ cửa bên dưới. Tiếng gõ vừa đủ nghe nhưng cũng vang vang vào trong. Không giống ứng xử của bọn giang hồ. Nếu thật là chúng, thì tiếng động phải to gấp chục lần. Đây như cách ai đó vừa muốn liên lạc vừa không muốn kinh động hàng xóm. Anh với tay lấy cặp côn nhị khúc lận vào lưng, bước xuống.
Don Hwang nhìn qua khe cửa, không thấy ai. Có tiếng thở dốc bên ngoài.
- Ai đấy?
- Xin giúp tôi với. Giọng thều thào vang lên
- Nhưng anh là ai?
- Tôi là sinh viên ở đại học New York. Hôm trước có gặp anh ở nhà hàng này.
Don Hwang mở cửa, trước mắt anh là cậu thanh niên từng gặp hôm trước. Mới ngày nào mặt mũi béo tốt, sao nay lại bèo nhèo thế này. Tay trái cậu ta ôm ngang bụng, một cán dao đen sì nghiêng nghiêng. Dưới đùi, một mảnh quần rách toạc, lộ ra vết máu đậm đặc. Thì ra là bị thương rất nặng.
(Còn tiếp - Nếu các bạn có hứng thú đọc ngay thì có thể đọc trên Wattpad. Tìm tác giả ThachQuangHuy, sẽ thấy toàn bộ tiểu thuyết này dưới tên Phố Hàn. Cảm ơn các bạn)