Tên ban đầu là Trần Cửu Tứ. Con trai của dân chài ở Miến Dương, Hồ Bắc. Ông nội Trần Thiên Nhất trước là họ Tạ, nhưng do ở rể nhà họ Trần, mới đổi theo họ này. Cha là Trần Phổ Tài có 5 người con trai. Trần Hữu Lượng là người thứ 3.
Thời nhỏ đi học, học lực trung bình kém, nhưng sức khỏe hơn người, rảnh rỗi hay luyện tập võ nghệ. Có thầy địa lý, sau khi quan sát mộ tổ tiên của Lượng, đã nói: Sau này nhất định sẽ phú quý. Lượng từng làm chức nhỏ trong huyện.
Khởi binh đánh Nguyên
1/1355 (năm Chí Chính thứ 15), Từ Thọ Huy phái tướng của mình là Nghê Văn Tuấn đi đánh phá Miến Dương, Hữu Lượng gia nhập đội quân khăn đỏ. Lúc đầu làm chân sổ sách lon ton, sau thăng lên tới Nguyên soái.
9/1357 (năm Chí Chính thứ 17), Nghê Văn Tuấn mưu hại Từ Thọ Huy bất thành, bỏ trốn tới Hoàng Châu, tới cậy nhờ Hữu Lượng. Lượng nhân cơ hội giết đi, chiếm hết lấy quân của Tuấn và tự xưng là Tuyên Úy Sứ, sau lại xưng Bình Chương Chính Sự.
1358 (năm Chí Chính thứ 18) Lượng dẫn quân đánh chiếm An Khánh. Tháng 4, phá Long Hưng Lộ (nay là Nam Xương Giang Tây), Thụy Châu (Cao An, Giang Tây). Tháng 5, chia binh đánh lấy Thiệu Vũ, Cát An Lộ (Cát An, Giang Tây), còn bản thân dẫn quân đánh Phủ Châu. Tháng 8, phá Kiến Xương Lộ (Nam Thành Giang Tây). Tháng 9, phá Cán Châu. Tháng 11, phá Thinh Châu.
3/1359 (năm Chí Chính thứ 19), phá Cù Châu, Tương Dương Lộ. Tháng 10, phái bộ tướng Vương Phong Quốc đánh Tín Châu (Thượng Nhiêu, Giang Tây).
Lập Hán xưng đế
Khi đó, phía nam sông Trường Giang chỉ có Trần Hữu Lượng là mạnh nhất. Sau khi, Chu Nguyên Chương công lấy Thái Bình Phủ (Mã An Sơn, An Huy), là hàng xóm với Hữu Lượng.
Hữu Lượng công phá Trì Châu, Nguyên Chương phái Thường Ngộ Xuân đánh Hữu Lượng, đoạt lấy Trì Châu. Triệu Phổ Thắng là mãnh tướng có tiếng, hiệu là "song đao Triệu". Lúc mới đầu cùng bọn Du Thông Hải đóng quân ở Sào Hồ, đều dưới trướng Nguyên Chương. Sau chạy sang với Từ Thọ Huy. Lúc này, Triệu vì Hữu Lượng mà đóng quân ở An Khánh, nhiều lần dẫn binh tranh đoạt Trì Châu, Thái Bình, đi tới đâu cũng cướp bóc. Nguyên Chương vì thế rất lo, bèn dụ thực khách của Triệu, bảo chui vào trong quân của Trần Hữu Lượng để ly gián với Triệu Phổ Thắng. Triệu không phát giác ra, thấy sứ giả của Lượng luôn kể về công lao của mình, cảm thấy mình có ân với Lượng, nên mặt lộ ra vẻ đắc ý. Hữu lượng do vậy từ đây bắt đầu hoài nghi, Triệu muốn phản mình.
Năm 1359 (năm Chí Chính thứ 19), Lượng lấy danh nghĩa hội gặp các tướng, từ Giang Châu đột nhiên tới An Khánh. Triệu Phổ Thắng ở Nhạn Xá đem dê nướng tới nghênh tiếp. Khi vừa lên tới thuyền, Lượng liền cho giết đi. Từ Thọ Huy muốn dời đô về Long Hưng, Trần Hữu Lượng không đồng ý.
Năm 1360 (năm Chí Chính thứ 20), Huy vẫn muốn dời đô, vội vã từ Hán Dương xuất phát, tạm thời ở Giang Châu.
Giang Châu là địa bàn Hữu Lượng quản lý, bèn cho binh sĩ mai phục bên ngoài thành; sau đó đón Thọ Huy vào thành, đóng chặt cổng thành, giết toàn bộ người đi cùng. Sau đó lấy Giang Châu làm kinh đô, ép Thọ Huy ở đất này và Hữu Lượng tự xưng mình là Hán Vương, thiết lập Vương phủ quan lại. Tháng 4, ép Từ Thọ Huy từ Tùng Dương đánh Trì Châu, sau đó viện binh của Trương Đức Thắng thu phục lại Trì Châu. Tháng 5, tiến công Thái Bình. Nhưng thành này quá vững chắc, vì thế quân của Hữu Lượng bèn lợi dụng thuyền lớn chỉ đánh vào phía tây nam thành; các binh sĩ theo đuôi thuyền nhảy vào chỗ tường thấp vào trong, phá thành Thái Bình, giết tướng Hoa Vân giữ thành.
Sau trận này, Lượng càng kiêu ngạo hơn. Sau khi tiến đến đóng quân ở Thái Thạch Cơ, Lượng phái tướng giả đi báo tin thắng trận cho Từ Thọ Huy, sắp đặt võ sĩ lấy đồ sắt đập nát đầu Huy.
Thọ Huy chết, Trần Hữu Lượng liền lấy Thái Thạch Ngũ Thông Miếu làm hành điện, xưng làm Hoàng đế, quốc hiệu Hán, đổi thành năm Đại Nghĩa thứ 1. Thái sư Trâu Phổ Thắng trở xuống, đều là quan cũ trước đây.
Hôm Trần Hữu Lượng lên ngôi, trời mưa to gió lớn, các quần thần không thể nào tiến hành chúc mừng được..
Thời nhỏ đi học, học lực trung bình kém, nhưng sức khỏe hơn người, rảnh rỗi hay luyện tập võ nghệ. Có thầy địa lý, sau khi quan sát mộ tổ tiên của Lượng, đã nói: Sau này nhất định sẽ phú quý. Lượng từng làm chức nhỏ trong huyện.
Khởi binh đánh Nguyên
1/1355 (năm Chí Chính thứ 15), Từ Thọ Huy phái tướng của mình là Nghê Văn Tuấn đi đánh phá Miến Dương, Hữu Lượng gia nhập đội quân khăn đỏ. Lúc đầu làm chân sổ sách lon ton, sau thăng lên tới Nguyên soái.
9/1357 (năm Chí Chính thứ 17), Nghê Văn Tuấn mưu hại Từ Thọ Huy bất thành, bỏ trốn tới Hoàng Châu, tới cậy nhờ Hữu Lượng. Lượng nhân cơ hội giết đi, chiếm hết lấy quân của Tuấn và tự xưng là Tuyên Úy Sứ, sau lại xưng Bình Chương Chính Sự.
1358 (năm Chí Chính thứ 18) Lượng dẫn quân đánh chiếm An Khánh. Tháng 4, phá Long Hưng Lộ (nay là Nam Xương Giang Tây), Thụy Châu (Cao An, Giang Tây). Tháng 5, chia binh đánh lấy Thiệu Vũ, Cát An Lộ (Cát An, Giang Tây), còn bản thân dẫn quân đánh Phủ Châu. Tháng 8, phá Kiến Xương Lộ (Nam Thành Giang Tây). Tháng 9, phá Cán Châu. Tháng 11, phá Thinh Châu.
3/1359 (năm Chí Chính thứ 19), phá Cù Châu, Tương Dương Lộ. Tháng 10, phái bộ tướng Vương Phong Quốc đánh Tín Châu (Thượng Nhiêu, Giang Tây).
Lập Hán xưng đế
Khi đó, phía nam sông Trường Giang chỉ có Trần Hữu Lượng là mạnh nhất. Sau khi, Chu Nguyên Chương công lấy Thái Bình Phủ (Mã An Sơn, An Huy), là hàng xóm với Hữu Lượng.
Hữu Lượng công phá Trì Châu, Nguyên Chương phái Thường Ngộ Xuân đánh Hữu Lượng, đoạt lấy Trì Châu. Triệu Phổ Thắng là mãnh tướng có tiếng, hiệu là "song đao Triệu". Lúc mới đầu cùng bọn Du Thông Hải đóng quân ở Sào Hồ, đều dưới trướng Nguyên Chương. Sau chạy sang với Từ Thọ Huy. Lúc này, Triệu vì Hữu Lượng mà đóng quân ở An Khánh, nhiều lần dẫn binh tranh đoạt Trì Châu, Thái Bình, đi tới đâu cũng cướp bóc. Nguyên Chương vì thế rất lo, bèn dụ thực khách của Triệu, bảo chui vào trong quân của Trần Hữu Lượng để ly gián với Triệu Phổ Thắng. Triệu không phát giác ra, thấy sứ giả của Lượng luôn kể về công lao của mình, cảm thấy mình có ân với Lượng, nên mặt lộ ra vẻ đắc ý. Hữu lượng do vậy từ đây bắt đầu hoài nghi, Triệu muốn phản mình.
Năm 1359 (năm Chí Chính thứ 19), Lượng lấy danh nghĩa hội gặp các tướng, từ Giang Châu đột nhiên tới An Khánh. Triệu Phổ Thắng ở Nhạn Xá đem dê nướng tới nghênh tiếp. Khi vừa lên tới thuyền, Lượng liền cho giết đi. Từ Thọ Huy muốn dời đô về Long Hưng, Trần Hữu Lượng không đồng ý.
Năm 1360 (năm Chí Chính thứ 20), Huy vẫn muốn dời đô, vội vã từ Hán Dương xuất phát, tạm thời ở Giang Châu.
Giang Châu là địa bàn Hữu Lượng quản lý, bèn cho binh sĩ mai phục bên ngoài thành; sau đó đón Thọ Huy vào thành, đóng chặt cổng thành, giết toàn bộ người đi cùng. Sau đó lấy Giang Châu làm kinh đô, ép Thọ Huy ở đất này và Hữu Lượng tự xưng mình là Hán Vương, thiết lập Vương phủ quan lại. Tháng 4, ép Từ Thọ Huy từ Tùng Dương đánh Trì Châu, sau đó viện binh của Trương Đức Thắng thu phục lại Trì Châu. Tháng 5, tiến công Thái Bình. Nhưng thành này quá vững chắc, vì thế quân của Hữu Lượng bèn lợi dụng thuyền lớn chỉ đánh vào phía tây nam thành; các binh sĩ theo đuôi thuyền nhảy vào chỗ tường thấp vào trong, phá thành Thái Bình, giết tướng Hoa Vân giữ thành.
Sau trận này, Lượng càng kiêu ngạo hơn. Sau khi tiến đến đóng quân ở Thái Thạch Cơ, Lượng phái tướng giả đi báo tin thắng trận cho Từ Thọ Huy, sắp đặt võ sĩ lấy đồ sắt đập nát đầu Huy.
Thọ Huy chết, Trần Hữu Lượng liền lấy Thái Thạch Ngũ Thông Miếu làm hành điện, xưng làm Hoàng đế, quốc hiệu Hán, đổi thành năm Đại Nghĩa thứ 1. Thái sư Trâu Phổ Thắng trở xuống, đều là quan cũ trước đây.
Hôm Trần Hữu Lượng lên ngôi, trời mưa to gió lớn, các quần thần không thể nào tiến hành chúc mừng được..