Đái tháo đường là bệnh lý nguy hiểm với tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau bệnh ung thư và tim mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra hàng loạt biến chứng liên quan đến tim mạch, thần kinh, thận, mắt,… khiến người bệnh phải đối mặt với những hậu quả khôn lường về sức khỏe và tính mạng.
Trong thập kỷ qua, số lượng người mắc tiểu đường type 1 (đái tháo đường) trên thế giới tăng nhanh. Việt Nam thuộc nhóm nước có số người bệnh tăng nhanh nhất, đặc biệt ở người trẻ.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người bị tiểu đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và dự báo con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Trong 10 năm, tỉ lệ tiền tháo đường cũng tăng từ 7,7% lên 14%.
Tiểu đường là căn bệnh gây tử vong thứ 3 trên thế giới sau ung thư và tim mạch.
Nguyên nhân chính khiến bệnh tăng nhanh do thói quen ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít rau xanh, lười vận động, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia...
Dù là bệnh mạn tính có số người mắc rất lớn nhưng 70% người dân Việt không biết mình mắc bệnh do bệnh tiến triển hết sức âm thầm. Do không được điều trị kịp thời, trên 50% bệnh nhân tiểu đường type 2 đến BV khi đã có nhiều biến chứng hết sức nặng nề.
>> Tham khảo: điều trị bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng do tăng đường huyết: Bệnh nhân có thể tổn thương não, hôn mê nhiễm ceton axit, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Bệnh nhân cũng có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức, uống thuốc quá liều hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức...
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt đối với những người không kiểm soát tốt đường huyết.
- Tim mạch: Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.
Thống kế cho thấy, gần 70% người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 2-4 lần. Thống kê cho thấy, 15-33% người bị đột quỵ có bệnh lý tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2-4 lần người bình thường.
- Suy thận: Thống kê cho thấy, khoảng 1/2 bệnh nhân tiểu đường bị suy thận. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (tiểu đường type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (tiểu đường type 1).
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.
Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân, không điều trị kịp thời, có thể sẽ phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ tổn thương tế bào não, giảm trí nhớ, Alzheimer.
- Biến chứng về mắt: Khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà. Riêng bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị trong vòng 72 giờ, người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu, điển hình như: Viêm răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…
- Biến chứng bàn chân: Nguyên nhân do tổn thương thần kinh và mạch máu nuôi ở bàn chân. Vết thương hoại tử ở bàn chân không lành, càng ngày càng nặng lên dẫn đến đoạn chi.
Trong đó, nguy cơ cắt cụt chi là một trong những hậu quả nặng nề do biến chứng bệnh đái tháo đường gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Biến chứng bàn chân của bệnh Đái tháo đường.
Theo ước tính, có khoảng 5 – 7% các bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân. Trên toàn thế giới, cứ 30 giây lại có 1 người bệnh đái tháo đường bị cắt cụt chân. Riêng tại Mỹ, có tới 225 bệnh nhân đái tháo đường phải đối mặt với nguy cơ tàn phế vì cắt cụt chi mỗi ngày.
Ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn cần phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Hiện nay, sử dụng insulin đang là phương pháp điều trị tiểu đường chủ yếu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết, huyết áp, ổn định mỡ máu để giảm các yếu tố nguy cơ, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, ngăn các biến chứng bệnh đái tháo đường.
>> Xem thêm: chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2
Trong thập kỷ qua, số lượng người mắc tiểu đường type 1 (đái tháo đường) trên thế giới tăng nhanh. Việt Nam thuộc nhóm nước có số người bệnh tăng nhanh nhất, đặc biệt ở người trẻ.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 3,5 triệu người bị tiểu đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và dự báo con số này sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Trong 10 năm, tỉ lệ tiền tháo đường cũng tăng từ 7,7% lên 14%.
Tiểu đường là căn bệnh gây tử vong thứ 3 trên thế giới sau ung thư và tim mạch.
Nguyên nhân chính khiến bệnh tăng nhanh do thói quen ăn uống nhiều chất dinh dưỡng, ít rau xanh, lười vận động, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia...
Dù là bệnh mạn tính có số người mắc rất lớn nhưng 70% người dân Việt không biết mình mắc bệnh do bệnh tiến triển hết sức âm thầm. Do không được điều trị kịp thời, trên 50% bệnh nhân tiểu đường type 2 đến BV khi đã có nhiều biến chứng hết sức nặng nề.
>> Tham khảo: điều trị bệnh tiểu đường
Biến chứng cấp tính
Xảy ra đột ngột trong thời gian ngắn, có thể hôn mê, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Biến chứng do tăng đường huyết: Bệnh nhân có thể tổn thương não, hôn mê nhiễm ceton axit, hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu máu quá nặng. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Bệnh nhân cũng có thể hôn mê do hạ đường huyết quá mức, uống thuốc quá liều hoặc không ăn nhưng vẫn dùng thuốc, tập luyện quá sức...
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường xảy ra như một phần tất yếu trong quá trình phát triển của bệnh, đặc biệt đối với những người không kiểm soát tốt đường huyết.
- Tim mạch: Đường huyết tăng cao kéo theo hàng loạt các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, nội mô khiến mạch máu bị tổn thương. Điều này tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành, làm giảm lượng máu nuôi dưỡng các cơ quan (tim, não, bàn chân…) hoặc tạo ra các cục máu đông gây nhồi máu, đột quỵ.
Thống kế cho thấy, gần 70% người bệnh đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường 2-4 lần. Thống kê cho thấy, 15-33% người bị đột quỵ có bệnh lý tiểu đường.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2-4 lần người bình thường.
- Suy thận: Thống kê cho thấy, khoảng 1/2 bệnh nhân tiểu đường bị suy thận. Biến chứng này có thể xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán (tiểu đường type 2) hoặc sau 10 năm mắc bệnh (tiểu đường type 1).
- Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh cũng là biến chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất gồm bệnh thần kinh ngoại biên và thần kinh thực vật.
Tổn thương thần kinh ngoại biên thể hiện ở việc bệnh nhân giảm cảm giác, tê bì hoặc kim châm, yếu cơ. Các dấu hiệu này thường hay xảy ra ở bàn chân mà cụ thể là gây loét bàn chân, không điều trị kịp thời, có thể sẽ phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong.
Ở tổn thương thần kinh thực vật sẽ dẫn đến các biểu hiện loạn nhịp tim, da khô, tiêu chảy, táo bón, đại tiện không kiểm soát được, khô âm đạo ở nữ giới hay rối loạn cương dương ở nam giới...
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn có nguy cơ tổn thương tế bào não, giảm trí nhớ, Alzheimer.
- Biến chứng về mắt: Khi đường huyết tăng cao, các mạch máu nhỏ tại võng mạc dễ bị nghẽn, vỡ trong lòng mắt dẫn đến các bệnh lý về võng mạc. Mặt khác, tiểu đường cũng có thể gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, gây mù loà. Riêng bệnh tăng nhãn áp cấp tính ở bệnh nhân tiểu đường, nếu không được điều trị trong vòng 72 giờ, người bệnh có nguy cơ mù vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân tiểu đường cũng rất dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu, điển hình như: Viêm răng miệng, lợi, nhiễm trùng da gây mụn nhọt, nấm, nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục…
- Biến chứng bàn chân: Nguyên nhân do tổn thương thần kinh và mạch máu nuôi ở bàn chân. Vết thương hoại tử ở bàn chân không lành, càng ngày càng nặng lên dẫn đến đoạn chi.
Trong đó, nguy cơ cắt cụt chi là một trong những hậu quả nặng nề do biến chứng bệnh đái tháo đường gây ra. Các nghiên cứu cho thấy, nguy cơ cắt cụt chi ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Biến chứng bàn chân của bệnh Đái tháo đường.
Theo ước tính, có khoảng 5 – 7% các bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân. Trên toàn thế giới, cứ 30 giây lại có 1 người bệnh đái tháo đường bị cắt cụt chân. Riêng tại Mỹ, có tới 225 bệnh nhân đái tháo đường phải đối mặt với nguy cơ tàn phế vì cắt cụt chi mỗi ngày.
Ngay khi được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, bạn cần phối hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Hiện nay, sử dụng insulin đang là phương pháp điều trị tiểu đường chủ yếu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết, huyết áp, ổn định mỡ máu để giảm các yếu tố nguy cơ, ngăn bệnh tiến triển nặng hơn, ngăn các biến chứng bệnh đái tháo đường.
>> Xem thêm: chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2