Hướng dẫn soạn bài Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn
Đối với văn bản văn học bao gồm 3 tiêu chí: Thứ nhất văn bản văn học là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương., người ta sử dụng văn bản văn học để phản ánh những hiện thực một cách khách quan, ngoài ra nó còn nhắm đến những tâm tư, tình cảm, tư tưởng của con người. Thứ hai, văn bản văn học sử dụng những ngôn từ nghệ thuật được trau chuốt, biểu cảm, tính thẩm mĩ cao. Cuối cùng mỗi văn bản văn học sẽ có 1 thể loại nhất định và có quy ước riêng cho từng thể loại. Để tìm hiểu rõ hơn về Văn bản văn học, bài viết ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học bao gồm 3 tiêu chí:
- Văn bản văn học là một văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương.
- Văn bản văn học có sử dụng ngôn từ nghệ thuật đầy biểu cảm, trau chuốt, hàm súc, …
- Mỗi văn bản văn học có thể loại nhất định và có quy ước riêng cho từng thể loại.
Câu 2:
Trả lời:
Nói hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học, vì:
- Trước tiên ta phải đọc tầng ngôn từ, tại đây chúng ta sẽ phân tích và hiểu rõ hơn nghĩa của từng từ về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngoài ngữ nghĩa ra, chúng ta cũng cần phải chú trọng đến ngữ âm.
- Sau khi hiểu được tầng ngôn từ thì chúng ta mới đi sâu tiếp vào hai tầng kế tiếp là: tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa. Ba tầng này có mỗi liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời, bởi nếu như không hiểu được tầng nào thì bạn sẽ không thể hiểu tầng kế tiếp.
- Bên cạnh đó, tầng ngôn từ giúp chúng ta dễ nắm bắt nhận biết hơn so với tầng hàm nghĩa. Bởi tầng hàm nghĩa yêu cầu chúng ta phải có kỹ năng suy luận, phân tích, …
Câu 3:
Trả lời:
Để phân tích ý nghĩa một hình tượng mà em thấy thích thú trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn thì chúng ta cần chú ý một số điều sau:
- Trước tiên phải tìm hiểu được đặc trưng hình tượng trong bài thơ, hiểu sâu về tầng ngôn từ để từ đó có thể phân tích ý nghĩa và đặc điểm của hình tượng đó.
- Ví dụ minh họa ở đây, chúng tôi xin phép lấy hình tượng trong câu:
“Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
- Đây là đoạn thơ trích trong tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của tác giả Lý Bạch.
Với hai câu thơ trên, chúng ta phân tích từng cụm từ đối chiếu giữa hai phần dịch nghĩa và phiên âm để giúp dễ dàng hiểu lớp ngôn từ:
- Cỡ phàm – cánh buồm lẻ loi, đơn độc
- Bích không tận – bầu trời trong xanh đến vô cùng
- Duy kiến – nhìn thấy duy nhất
- Thiên tế lưu – dòng sông bay lên ngang trời.
- Với những ngôn từ và hình ảnh trong bài thơ, tác giả đã miêu tả sự đối lập giữa người và cảnh, kẻ đi và người ở lại, trời với nước, … thông qua sự đối lập ấy, Lý Bạch đã cho chúng ta cảm nhận được tâm trang thương nhớ, nôn nao của ông lúc tiễn bạn về chốn phồn hoa.
Câu 4:
Trả lời:
- Hàm nghĩa của văn bản văn học đó là khả năng mà văn bản văn học đó có thể gợi ý được nhiều lớp ý nghĩa giúp người đọc dần nhận ra qua quá trình tiếp cận. Để nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, chúng ta cần xác định qua các yếu tố: đề tài, chủ đề, …
- Tùy vào từng hàm nghĩa của văn bản văn học mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra, hoặc đôi lúc có thể hiểu sai, thiếu ý nghĩa.
- Vị dụ cụ thể: Qua bài thơ Bánh trôi nước của thi sĩ Hồ Xuân Hương, ban đầu chúng ta được tác giả gửi đến hình ảnh chiếc bánh trôi và công đoạn làm ra nó. Tuy nhiên, qua hình ảnh bánh trôi nước ấy, tác giả như muốn thể hiện nỗi lòng về thân phận của người con gái trong thời kì phong kiến cũ.
Trên đây là bài soạn Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này các em có thể nắm được những tiêu chí và cấu trúc của văn bản văn học. Hi vọng với bài soạn trên, các em đã phần nào nắm được kiến thức trọng tâm của bài hoc. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Trao duyên lớp 10 ngắn gọn
Đối với văn bản văn học bao gồm 3 tiêu chí: Thứ nhất văn bản văn học là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương., người ta sử dụng văn bản văn học để phản ánh những hiện thực một cách khách quan, ngoài ra nó còn nhắm đến những tâm tư, tình cảm, tư tưởng của con người. Thứ hai, văn bản văn học sử dụng những ngôn từ nghệ thuật được trau chuốt, biểu cảm, tính thẩm mĩ cao. Cuối cùng mỗi văn bản văn học sẽ có 1 thể loại nhất định và có quy ước riêng cho từng thể loại. Để tìm hiểu rõ hơn về Văn bản văn học, bài viết ngày hôm nay Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
Câu 1:
Trả lời:
Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học bao gồm 3 tiêu chí:
- Văn bản văn học là một văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương.
- Văn bản văn học có sử dụng ngôn từ nghệ thuật đầy biểu cảm, trau chuốt, hàm súc, …
- Mỗi văn bản văn học có thể loại nhất định và có quy ước riêng cho từng thể loại.
Câu 2:
Trả lời:
Nói hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học, vì:
- Trước tiên ta phải đọc tầng ngôn từ, tại đây chúng ta sẽ phân tích và hiểu rõ hơn nghĩa của từng từ về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngoài ngữ nghĩa ra, chúng ta cũng cần phải chú trọng đến ngữ âm.
- Sau khi hiểu được tầng ngôn từ thì chúng ta mới đi sâu tiếp vào hai tầng kế tiếp là: tầng hình tượng và tầng hàm nghĩa. Ba tầng này có mỗi liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời, bởi nếu như không hiểu được tầng nào thì bạn sẽ không thể hiểu tầng kế tiếp.
- Bên cạnh đó, tầng ngôn từ giúp chúng ta dễ nắm bắt nhận biết hơn so với tầng hàm nghĩa. Bởi tầng hàm nghĩa yêu cầu chúng ta phải có kỹ năng suy luận, phân tích, …
Câu 3:
Trả lời:
Để phân tích ý nghĩa một hình tượng mà em thấy thích thú trong một bài thơ hoặc đoạn thơ ngắn thì chúng ta cần chú ý một số điều sau:
- Trước tiên phải tìm hiểu được đặc trưng hình tượng trong bài thơ, hiểu sâu về tầng ngôn từ để từ đó có thể phân tích ý nghĩa và đặc điểm của hình tượng đó.
- Ví dụ minh họa ở đây, chúng tôi xin phép lấy hình tượng trong câu:
“Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời”
- Đây là đoạn thơ trích trong tác phẩm “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” của tác giả Lý Bạch.
Với hai câu thơ trên, chúng ta phân tích từng cụm từ đối chiếu giữa hai phần dịch nghĩa và phiên âm để giúp dễ dàng hiểu lớp ngôn từ:
- Cỡ phàm – cánh buồm lẻ loi, đơn độc
- Bích không tận – bầu trời trong xanh đến vô cùng
- Duy kiến – nhìn thấy duy nhất
- Thiên tế lưu – dòng sông bay lên ngang trời.
- Với những ngôn từ và hình ảnh trong bài thơ, tác giả đã miêu tả sự đối lập giữa người và cảnh, kẻ đi và người ở lại, trời với nước, … thông qua sự đối lập ấy, Lý Bạch đã cho chúng ta cảm nhận được tâm trang thương nhớ, nôn nao của ông lúc tiễn bạn về chốn phồn hoa.
Câu 4:
Trả lời:
- Hàm nghĩa của văn bản văn học đó là khả năng mà văn bản văn học đó có thể gợi ý được nhiều lớp ý nghĩa giúp người đọc dần nhận ra qua quá trình tiếp cận. Để nhận ra hàm nghĩa của văn bản văn học, chúng ta cần xác định qua các yếu tố: đề tài, chủ đề, …
- Tùy vào từng hàm nghĩa của văn bản văn học mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra, hoặc đôi lúc có thể hiểu sai, thiếu ý nghĩa.
- Vị dụ cụ thể: Qua bài thơ Bánh trôi nước của thi sĩ Hồ Xuân Hương, ban đầu chúng ta được tác giả gửi đến hình ảnh chiếc bánh trôi và công đoạn làm ra nó. Tuy nhiên, qua hình ảnh bánh trôi nước ấy, tác giả như muốn thể hiện nỗi lòng về thân phận của người con gái trong thời kì phong kiến cũ.
Trên đây là bài soạn Văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này các em có thể nắm được những tiêu chí và cấu trúc của văn bản văn học. Hi vọng với bài soạn trên, các em đã phần nào nắm được kiến thức trọng tâm của bài hoc. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau. Chúc các em học tốt.
Xem thêm: Soạn bài Trao duyên lớp 10 ngắn gọn