Hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập làm văn bản đề nghị và báo cáo trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

Chúng ta đã học những bài tìm hiểu chung về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Để tìm hiểu rõ hơn về hai văn bản này và vận dụng chúng một cách hiệu quả nhất chúng ta cùng di tìm hiểu bài Ôn tập làm văn bản đề nghị và báo cao. bài soạn dưới đây hi vọng sẽ đem lại những kiến thức đúng nhất dành cho bạn. Trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Ôn tập làm văn bản đề nghị và báo cáo một cách ngắn gọn nhất.

I – ÔN LẠI LÝ THUYẾT VỀ VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO

Xem lại Bài 28, 29, 30 và trả lời các câu hỏi sau:

1. Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?

2. Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?

3. Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?

4. Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót gì? Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bản?

Trả lời:

1. Mục đích viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có sự khác nhau là:

- Văn bản đề nghị: đề xuất một ý kiến, một quan điểm nào đó

- Văn bản báo cáo: là tổng hợp, tổng kết và báo cáo tình hình cho cấp trên biết những hoạt động đã thực hiện.

2. Sự khác nhau về nội dung của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo là:

- Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị gì?

- Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào?

3. Điểm giống và khác nhau giữa hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo là:

Giống nhau: hai văn bản đề nghị và văn bản báo cáo mang phong cách văn bản hành chính nên chúng được viết giống nhau theo khuôn khổ đồng thời không có sự biểu cảm

Khác nhau:

- Độ ngắn dài của văn bản tùy thuộc vào văn bản và nội dung

- Đề mục của mỗi văn bản tùy vào nội dung

4. Cả hai loại văn bản khi viết cần tránh những sai sót và Những mục nào cần chú ý trong mỗi loại văn bảnlà về mục đích, nội dung và hình thức trình bày phải hợp lí và đúng hoàn cảnh.

Xem thêm: Soạn bài Dấu gạch ngang lớp 7 ngắn gọn