Hướng dẫn soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 10 ngắn gọn.

Thuyết minh là một thể loại mà chúng ta cần kết hợp nhiều phương pháp và cách trình bày để có một tác phẩm hoàn thiện. Chúng ta sẽ đến với một bài mới lien quan đến thuyết minh là bài tóm tắt văn bản thuyết minh. Trong bài học này chúng ta sẽ học về mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh và cách tóm tắt một văn bản thuyết minh. Bài viết dưới đây Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Tóm tắt văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 10 một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất.

Câu 1:

Trả lời:

Trả lời các yêu cầu phần tiểu dẫn bài “Thơ hai-cư của Ba-sô” (Ngữ vãn 10, tập 1) như sau:

a. Đối tượng thuyết minh của văn bản phần Tiểu dẫn bài thơ hai-cư của Ba-sô là:

- Bài thơ nói về tiểu sử và sự nghiệp của nhà thơ Ma-su Ba-sô.

- Đặc điểm cơ bản và khái quát của thể thơ hai-cư.

b. Bố cục của văn bản chia thành hai phần:

- Phần một (từ đầu đến “...M.Si-ki (1867 - 1902)”): phần này tác giả giới thiệu tiểu sử của Ma-su Ba- sô và các tác phẩm của ông.

- Phần hai (tiếp theo đến hết): chú tâm và thuyết minh thơ của Hai-cư

c. Đoạn văn tóm tắt phần thuyết minh về thơ hai-cư:

Thơ hai-cư được ngắt làm ba đoạn cho dù có số từ vào loại ngắn nhất. Mỗi bài thơ đều tả phong cảnh hữu tình và khơi gợi cảm xúc chi người đọc có một tứ thơ nhất đinh. Thơ hai-cư mang đậm bản sắc tinh thần văn hoá phương Đông. Cảm thức thẩm mĩ của hai-cư rất cao và tinh tế. Hai-cư thường chỉ dùng những nét chấm phá, gợi chứ không tả, tạo nên nhiều khoảng trống cho trí tưởng tượng của người đọc chứ không dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật. Thơ hai-cư là một thể loại thơ lớn của Nhật Bản được xếp vào kho tàng văn hoá nhân loại.

Câu 2:

Trả lời:

Các yêu cầu của văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” như sau:

a. Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một danh lam thắng cảnh nổi tiếng là đền Ngọc Sơn ở Hà Nội.

So với các văn bản thuyết minhkhác, văn bản này khác về đối tượng đồng thời khác ở nội dung.

b. Viết tóm tắt đoạn giới thiệu cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

Tháp Bút, Đài Nghiên là một biểu tượng của trí tuệ và văn hoácủa đất nước ta. Tháp Bu: dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháp có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ “tả thanh thiên” đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài -\ thiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” hình trái đào rạc bằng đá, đặt trên đầu ba chú ếch với thâm ý sâu xa “ao nghiên, ruộng chữ'. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng liêng giữa rì rào sóng nước.

Trên đây là bài soạn Tóm tắt văn bản thuyết minh trong chương trình Ngữ văn 10, qua bài học này các em có thể biết được các mục đích và yêu cầu của văn bản thuyết minh và cách tóm tắt văn bản thuyết minh. Hi vọng qua bài soạn này các em đã nắm được nội dung cũng như giá trị tác phẩm mang lại. Hẹn gặp lại và chúc các em học tốt.

Xem thêm: Soạn bài Vận nước lớp 10 ngắn gọn