Hướng dẫn làm bài văn ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “Người trong bao” có bài viết tham khảo. Văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống một cách chân thực nhất. Banzac đã từng nói: “Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”. Văn học chính là hiện thực cuộc sống được phản ánh qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Hiện thực chính là cái gốc, là chất liệu của mọi tác phẩm văn học. Có thể nói, mỗi trang văn đều in dấu hình bóng thời đại mà nó ra đời. Đặc biệt, trong giai đoạn lịch sử có nhiều rối ren và biến động, cuộc sống của người bị chà đạp nặng nề, văn học chính là thứ khí giới thanh cao và đắc lực, góp phần làm thay đổi thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn. “Người trong bao” của Sê- khốp cũng là một truyện ngắn giàu ý nghĩa thời sự. Truyện ngắn đã phê phán lối sống tầm thường hèn nhát của giới tiểu tư sản- những người tri thức cuối thế kỉ 19. Dưới đây là bài viết tham khảo: Ý nghĩa thời sự của truyện ngắn “Người trong bao”
BÀI VĂN NÊU Ý NGHĨA THỜI SỰ CỦA TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI TRONG BAO”
“Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. Chất liệu của văn học đến từ chính hiện thực cuộc sống nhiều bộn bề và phức tạp. Từ cuộc đời, văn học mới có thể thể hiện mình, cho nên, văn học lấy chính cuộc đời và con người làm đối tượng phản ánh. Truyện ngắn “Người trong bao” của Sê- khốp đã thể hiện rõ thiên chức và trách nhiệm đó của văn học.
Sê- khốp là một cây bút truyện ngắn xuất sắc, một cây đại thụ của nền văn học Nga. Cốt truyện của ông thường giản dị nhưng có thể đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Tác phẩm “Người trong bao” ra đời trong bầu không khí nghẹt thở của xã hội chuyên chế Nga hoàng. Qua hình tượng Bê- li- cốp, tác giả đã phê phán một bộ phận những người tri thức Nga sống đê tiện, đớn hèn, dung tục, tầm thường. Lối sống ấy đã để lại nhiều di chứng, đầu độc tâm hồn con người, để lại ảnh hưởng lâu dài và nặng nề lên mọi mặt của cuộc sống người dân Nga lúc bấy giờ.
Tác giả đã xây dựng hình ảnh Bê- li- cốp- một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp vô cùng kì dị. Anh ta tự tạo cho mình một cái bao và giam cầm chính mình ở trong cái bao ấy. Quanh năm suốt tháng, không kể trời nắng hay mưa, anh ta lúc nào cũng mặc áo bành tô ấm cốt bông. Chân thì lúc nào cũng xỏ trong giày. Chiếc ô, đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ để gọt bút chì... tất cả đều đút trong bao. Ngồi xe ngựa, hắn bắt phải hạ mui xe. Bộ mặt hắn cũng được giấu kín vào cái cổ áo bành tô cổ bẻ. Lỗ tai hắn cũng nhét bông. Ngay cả ý nghĩ cũng được hắn giấu vào trong bao. Lối sống kì dị ấy làm cho Bê- li- cốp thu mình trong chính cái bao của hắn, trốn tránh và sợ hãi tất cả, tự gây ra đau khổ cho chính mình.
Hình tượng người trong bao là một sáng tạo đầy độc đáo và giàu giá trị khái quát. Cái bao tượng trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát và hủ lậu. Những người trong bao như Bê- li- cốp chính là sản phẩm, là quái thai của xã hội Nga đầy căng thẳng và ngột ngạt lúc bấy giờ. Đó là xã hội với những con người tự thu mình trong cái bao do mình tạo nên, luôn mặc cảm và trốn tránh thế giới, cách li với thế giới. Họ không dám thể hiện mình, nói lên những suy nghĩ của mình, làm những việc được cho là đi ngược lại với tư cách và chuẩn mực xã hội. Bê- li- cốp chết nhưng lối sống trong bao vẫn còn đấy, vẫn để lại ám ảnh lâu dài và hủy hoại cuộc sống tinh thần của những người dân Nga. Vì vậy, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm là cần lên án và loại bỏ lối sống thu mình trong cái bao, sống một cách tự do và thoải mái, chống lại các định kiến và hủ lậu xã hội đã ăn mòn trong nếp sống và suy nghĩ.
Trải qua hàng bao thế kỉ, truyện ngắn vẫn có sức hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay. Thời đại tuy đã đổi thay, nhưng lối sống trong bao vẫn còn hiện hữu ở một số người. Họ sợ làm sai, sợ bị phạt, sợ chịu trách nhiệm mà sống đớn hèn, ích kỉ và cá nhân. Những con người như vậy cần phải thay đổi để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và tràn đầy niềm tin.
Qua truyện ngắn “Người trong bao”, Sê- khốp đã khái quát được một vấn đề mang ý nghĩa thời sự lúc bấy giờ, làm hiện lên không khí ngột ngạt, căng thẳng của xã hội Nga dưới chế độ Nga hoàng. Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa thời đại mà còn có giá trị thức tỉnh những ai đang sống u mê, lạc lối.
BÀI VĂN NÊU Ý NGHĨA THỜI SỰ CỦA TRUYỆN NGẮN “NGƯỜI TRONG BAO”
“Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”. Chất liệu của văn học đến từ chính hiện thực cuộc sống nhiều bộn bề và phức tạp. Từ cuộc đời, văn học mới có thể thể hiện mình, cho nên, văn học lấy chính cuộc đời và con người làm đối tượng phản ánh. Truyện ngắn “Người trong bao” của Sê- khốp đã thể hiện rõ thiên chức và trách nhiệm đó của văn học.
Sê- khốp là một cây bút truyện ngắn xuất sắc, một cây đại thụ của nền văn học Nga. Cốt truyện của ông thường giản dị nhưng có thể đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa to lớn trong xã hội. Tác phẩm “Người trong bao” ra đời trong bầu không khí nghẹt thở của xã hội chuyên chế Nga hoàng. Qua hình tượng Bê- li- cốp, tác giả đã phê phán một bộ phận những người tri thức Nga sống đê tiện, đớn hèn, dung tục, tầm thường. Lối sống ấy đã để lại nhiều di chứng, đầu độc tâm hồn con người, để lại ảnh hưởng lâu dài và nặng nề lên mọi mặt của cuộc sống người dân Nga lúc bấy giờ.
Tác giả đã xây dựng hình ảnh Bê- li- cốp- một giáo viên dạy tiếng Hy Lạp vô cùng kì dị. Anh ta tự tạo cho mình một cái bao và giam cầm chính mình ở trong cái bao ấy. Quanh năm suốt tháng, không kể trời nắng hay mưa, anh ta lúc nào cũng mặc áo bành tô ấm cốt bông. Chân thì lúc nào cũng xỏ trong giày. Chiếc ô, đồng hồ quả quýt, con dao nhỏ để gọt bút chì... tất cả đều đút trong bao. Ngồi xe ngựa, hắn bắt phải hạ mui xe. Bộ mặt hắn cũng được giấu kín vào cái cổ áo bành tô cổ bẻ. Lỗ tai hắn cũng nhét bông. Ngay cả ý nghĩ cũng được hắn giấu vào trong bao. Lối sống kì dị ấy làm cho Bê- li- cốp thu mình trong chính cái bao của hắn, trốn tránh và sợ hãi tất cả, tự gây ra đau khổ cho chính mình.
Hình tượng người trong bao là một sáng tạo đầy độc đáo và giàu giá trị khái quát. Cái bao tượng trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát và hủ lậu. Những người trong bao như Bê- li- cốp chính là sản phẩm, là quái thai của xã hội Nga đầy căng thẳng và ngột ngạt lúc bấy giờ. Đó là xã hội với những con người tự thu mình trong cái bao do mình tạo nên, luôn mặc cảm và trốn tránh thế giới, cách li với thế giới. Họ không dám thể hiện mình, nói lên những suy nghĩ của mình, làm những việc được cho là đi ngược lại với tư cách và chuẩn mực xã hội. Bê- li- cốp chết nhưng lối sống trong bao vẫn còn đấy, vẫn để lại ám ảnh lâu dài và hủy hoại cuộc sống tinh thần của những người dân Nga. Vì vậy, thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm là cần lên án và loại bỏ lối sống thu mình trong cái bao, sống một cách tự do và thoải mái, chống lại các định kiến và hủ lậu xã hội đã ăn mòn trong nếp sống và suy nghĩ.
Trải qua hàng bao thế kỉ, truyện ngắn vẫn có sức hấp dẫn và mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống hiện nay. Thời đại tuy đã đổi thay, nhưng lối sống trong bao vẫn còn hiện hữu ở một số người. Họ sợ làm sai, sợ bị phạt, sợ chịu trách nhiệm mà sống đớn hèn, ích kỉ và cá nhân. Những con người như vậy cần phải thay đổi để làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp và tràn đầy niềm tin.
Qua truyện ngắn “Người trong bao”, Sê- khốp đã khái quát được một vấn đề mang ý nghĩa thời sự lúc bấy giờ, làm hiện lên không khí ngột ngạt, căng thẳng của xã hội Nga dưới chế độ Nga hoàng. Tác phẩm không chỉ có ý nghĩa thời đại mà còn có giá trị thức tỉnh những ai đang sống u mê, lạc lối.