Dàn ý phân tích Đồng chí - Chính Hữu
1. Bảy dòng thơ đầu, nhà thơ đã lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính:
* Cơ sở đầu tiên hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ sự giống nhau về cảnh ngộ xuất thân:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
- Mở đầu bài thơ là hai câu thơ sóng đôi đối xứng "quê hương anh"... "
Làng tôi" kết hợp với thành ngữ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" gợi lên những vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là vùng đất xấu khó trồng trọt hay nơi đồi núi trung du, đất đai bị ong hóa, khô cằn khó canh tác
- > Tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó và cũng chính sự tương đồng ấy mà những người lính dễ đồng cảm với nhau hơn. "Anh với tôi" đều là những người nông dân mặc áo lính
* Cơ sở tiếp theo là cùng chung lý tưởng, cùng sát cánh bên nhau:
"Anh với tôi đôi ng xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu"
- "Đôi" là danh từ chỉ đơn vị, chỉ hai người, hai đối tượng không thể tách rời nhau, kết hợp với từ "xa lạ" làm cho ý thơ càng được nhấn mạnh
- Tuy mỗi người một phương và cũng "chẳng hẹn quen nhau" nhưng vì chung chí hướng, mục tiêu đấu tranh nên họ đã tụ hội lại và sát cánh bên nhau trong hàng ngũ quân đội
- "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu
- "Đầu" biểu tượng cho lý tưởng cách mạng
- Tác giả dùng nghệ thuật hoán dụ, điệp ngữ "súng, đầu, bên" để thể hiện sự gắn kết, gần gũi, khăng khít giữa những đồng chí
- > Cùng chung lý tưởng, khát vọng, đó là giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc
* Cuối cùng, cái cốt lõi của tình đồng chí chính là sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia ngọt bùi:
- Mối tình ấy được biểu hiện qua câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
- "Chung chăn" là một hình ảnh tả thực, khắc họa lại những gian khổ của đời lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và còn là hình ảnh ẩn dụ để chỉ rằng họ có chung cái khắc nghiệt, chung cái khổ cực, chung hơi ấm để vượt qua cái giá lạnh
- Họ là "đôi tri kỉ", gắn bó thành thật với nhau
- > Chung mọi gian lao, thiếu thốn, cùng chung niềm vui, nỗi buồn
* Để kết thúc sáu câu đầu, tác giả viết câu thơ: "Đồng chí!" :
- Đây là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc, kết hợp với dấu chấm than, có tác dụng là để dồn tụ cảm xúc. Đó như là một sự phát hiện bất ngờ và là lời khẳng định rằng hai người đã trở thành đồng chí, đồng đội của nhau
- Câu thơ vừa là đòn gánh gánh hai đầu bài thơ, vừa là bản lề, khép lại đoạn thơ thứ nhất để mở ra đoạn thứ hai
- Và nó giống như nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ
2. Mười câu tiếp của bài thơ là biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí:
* Ba câu đầu nói lên ý chí quyết tâm lên đường đánh giặc của người lính và sự đồng cảm, cảm thông với tâm sự, nỗi lòng của nhau:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
- "Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa" là những thứ thân quen, gần gũi, gắn bó với người nông dân. Người lính ra đi vì quê hương Tổ quốc, họ gửi lại những gì thân thuộc, quý giá nhất cho người thân trông nom, cày cấy
- Từ "mặc kệ" thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn nhưng không hề dửng dưng vô tình, qua đó thể hiện công lao và sự hi sinh thầm lặng của người chiến sĩ
- "Giếng nước gốc đa" là hình ảnh hoán dụ, gợi nhớ đến quê hương, người thân của các anh
- Ông dùng biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "nhớ" để thể hiện những người nơi hậu phương của người lính đang nhớ những người ra mặt trận. Đồng thời thể hiện rằng họ cũng nhớ về người thân của mình. Nỗi nhớ hai chiều càng thêm da diết, như một sợi dây vô hình kết nối bền chặt không thể tách rời
- > Từ đó có thể thấy được sự thân thiết giữa những đồng chí, họ chia sẻ với nhau mọi tâm tư nỗi niềm, chia sẻ những chuyện thầm kín, riêng tư nhất
* Đến sáu câu thơ tiếp, ông đã miêu tả chân thực cuộc sống chiến đấu gian nan, thiếu thốn của người chiến sĩ nhưng họ vẫn lạc quan, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"
- Bằng việc liệt kê những khó khăn từ đời sống chiến trường như "cơn ớn lạnh", "sốt run người", "áo rách", "quần vá", "chân không giày", tác giả đã khắc họa chân thực và mộc mạc sự thiếu thốn, gian truân của đời lính. Các anh cùng chịu đựng từng cơn sốt rét, áo quần phong phanh giữa trời đông. Và chính tình đồng đội đã giúp người lính vượt qua khốn khó và sưởi ấm tấm lòng để họ vẫn mỉm cười trong tiết trời lạnh giá
* Cuối cùng, điều cốt lõi làm nên sức mạnh của tình đồng chí chính là tình thương "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" :
- Đây là một cử chỉ giản dị, cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Hai bàn tay tự tìm đến nhau để trao cho nhau tình yêu thương, sự động viên, truyền hơi ấm để xua đi cái lạnh và tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, ý chí. Đây là những bàn tay biết nói
- Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
3. Ba câu cuối của bài thơ là biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
- Có thể nói mười bảy dòng thơ đầu là sự dọn đường để đi đến ba câu kết. Ba câu kết như một bức tranh vừa tóm gọn cảm xúc, vừa làm nổi bật chủ đề của văn bản
* Hoàn cảnh chiến đấu:
- Mở đầu đoạn thơ là hoàn cảnh chiến đấu của người lính "Đêm nay rừng hoang sương muối" :
+ Về mặt thời gian là "đêm nay", là khoảnh khắc của hiện tại -> Thể hiện rằng toàn bộ hình ảnh mà thi sĩ chia sẻ và khắc họa ở các câu thơ trên giống như 1 dòng hồi ức. Để rồi bây giờ từ trong hồi ức, tác giả quay trở lại hiện tại là "đêm nay"
+ Còn về không gian là "rừng hoang sương muối". Làn sương muối phủ trắng xóa cả nền trời càng tô đậm sự hùng vĩ nhưng hoang vu, lạnh lẽo, khắc nghiệt của cảnh rừng văn bản
- Ông đã lấy cái gian khổ ấy để làm nền cho tư thế của người lính "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" :
+ Bốn tiếng "đứng cạnh bên nhau" đọc lên đã thấy ấm lòng, nó gợi đến hình ảnh những người chiến sĩ đang kề vai sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động, sẵn sàng "chờ giặc tới"
+ Họ đứng sát bên nhau làm mờ đi cái gian khổ, ác liệt của thời tiết cũng như trận chiến, sưởi ấm thêm tình đồng đội, hình thành sức mạnh, sự dũng cảm và tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù
* Và sau đó là một biểu tượng rất cao đẹp của tình đồng chí "Đầu súng trăng treo" :
- Trong hoàn cảnh của hai câu đầu vô cùng tĩnh lặng, thì trong đêm khuya, ngoài đồng đội của mình, các anh còn có khẩu súng trên vai và vầng trăng trên cao làm bạn
- Hình ảnh thơ rất thực mà cũng rất lãng mạn, nó có thực trong cảm giác, được cảm nhận từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc. Trăng treo trên bầu trời, nhìn lên trăng như đang treo trên đầu ngọn súng
- Đây còn là hình ảnh giàu sức liên tưởng:
+ Súng biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh, trăng biểu tượng cho cuộc sống bình yên và hạnh phúc
- > Câu kết vừa bất ngờ vừa đặc sắc dồn nén, hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập với nhau nhưng lại đi vào thơ của Chính Hữu một cách vô cùng phù hợp và hài hòa. Nó đã nhấn mạnh ý nghĩa cao cả của cuộc chiến: Người lính cầm súng là để bảo vệ cho hòa bình, cho độc lập của dân tộc
+ Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chiến sĩ và thi sĩ, là cứng rắn và dịu êm, là chất thép và chất trữ tình. Tâm hồn người lính trong chiến tranh khốc liệt nơi núi rừng tưởng như khô khan chai sạn, vậy mà các anh vẫn lãng mạn tìm thấy ở ánh trăng niềm thư thái lạc quan hiếm có
1. Bảy dòng thơ đầu, nhà thơ đã lý giải cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính:
* Cơ sở đầu tiên hình thành tình đồng chí bắt nguồn từ sự giống nhau về cảnh ngộ xuất thân:
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
- Mở đầu bài thơ là hai câu thơ sóng đôi đối xứng "quê hương anh"... "
Làng tôi" kết hợp với thành ngữ "nước mặn đồng chua", "đất cày lên sỏi đá" gợi lên những vùng đất nhiễm mặn ở ven biển và vùng đất phèn có độ chua cao, là vùng đất xấu khó trồng trọt hay nơi đồi núi trung du, đất đai bị ong hóa, khô cằn khó canh tác
- > Tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó và cũng chính sự tương đồng ấy mà những người lính dễ đồng cảm với nhau hơn. "Anh với tôi" đều là những người nông dân mặc áo lính
* Cơ sở tiếp theo là cùng chung lý tưởng, cùng sát cánh bên nhau:
"Anh với tôi đôi ng xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu"
- "Đôi" là danh từ chỉ đơn vị, chỉ hai người, hai đối tượng không thể tách rời nhau, kết hợp với từ "xa lạ" làm cho ý thơ càng được nhấn mạnh
- Tuy mỗi người một phương và cũng "chẳng hẹn quen nhau" nhưng vì chung chí hướng, mục tiêu đấu tranh nên họ đã tụ hội lại và sát cánh bên nhau trong hàng ngũ quân đội
- "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu
- "Đầu" biểu tượng cho lý tưởng cách mạng
- Tác giả dùng nghệ thuật hoán dụ, điệp ngữ "súng, đầu, bên" để thể hiện sự gắn kết, gần gũi, khăng khít giữa những đồng chí
- > Cùng chung lý tưởng, khát vọng, đó là giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc
* Cuối cùng, cái cốt lõi của tình đồng chí chính là sự đồng cam cộng khổ, sẻ chia ngọt bùi:
- Mối tình ấy được biểu hiện qua câu thơ "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ"
- "Chung chăn" là một hình ảnh tả thực, khắc họa lại những gian khổ của đời lính trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và còn là hình ảnh ẩn dụ để chỉ rằng họ có chung cái khắc nghiệt, chung cái khổ cực, chung hơi ấm để vượt qua cái giá lạnh
- Họ là "đôi tri kỉ", gắn bó thành thật với nhau
- > Chung mọi gian lao, thiếu thốn, cùng chung niềm vui, nỗi buồn
* Để kết thúc sáu câu đầu, tác giả viết câu thơ: "Đồng chí!" :
- Đây là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc, kết hợp với dấu chấm than, có tác dụng là để dồn tụ cảm xúc. Đó như là một sự phát hiện bất ngờ và là lời khẳng định rằng hai người đã trở thành đồng chí, đồng đội của nhau
- Câu thơ vừa là đòn gánh gánh hai đầu bài thơ, vừa là bản lề, khép lại đoạn thơ thứ nhất để mở ra đoạn thứ hai
- Và nó giống như nốt nhạc làm bừng sáng cả bài thơ
2. Mười câu tiếp của bài thơ là biểu hiện, sức mạnh của tình đồng chí:
* Ba câu đầu nói lên ý chí quyết tâm lên đường đánh giặc của người lính và sự đồng cảm, cảm thông với tâm sự, nỗi lòng của nhau:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính"
- "Ruộng nương, gian nhà, giếng nước, gốc đa" là những thứ thân quen, gần gũi, gắn bó với người nông dân. Người lính ra đi vì quê hương Tổ quốc, họ gửi lại những gì thân thuộc, quý giá nhất cho người thân trông nom, cày cấy
- Từ "mặc kệ" thể hiện sự quyết tâm, dứt khoát ra đi vì nghĩa lớn nhưng không hề dửng dưng vô tình, qua đó thể hiện công lao và sự hi sinh thầm lặng của người chiến sĩ
- "Giếng nước gốc đa" là hình ảnh hoán dụ, gợi nhớ đến quê hương, người thân của các anh
- Ông dùng biện pháp tu từ nhân hóa qua từ "nhớ" để thể hiện những người nơi hậu phương của người lính đang nhớ những người ra mặt trận. Đồng thời thể hiện rằng họ cũng nhớ về người thân của mình. Nỗi nhớ hai chiều càng thêm da diết, như một sợi dây vô hình kết nối bền chặt không thể tách rời
- > Từ đó có thể thấy được sự thân thiết giữa những đồng chí, họ chia sẻ với nhau mọi tâm tư nỗi niềm, chia sẻ những chuyện thầm kín, riêng tư nhất
* Đến sáu câu thơ tiếp, ông đã miêu tả chân thực cuộc sống chiến đấu gian nan, thiếu thốn của người chiến sĩ nhưng họ vẫn lạc quan, sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua:
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày"
- Bằng việc liệt kê những khó khăn từ đời sống chiến trường như "cơn ớn lạnh", "sốt run người", "áo rách", "quần vá", "chân không giày", tác giả đã khắc họa chân thực và mộc mạc sự thiếu thốn, gian truân của đời lính. Các anh cùng chịu đựng từng cơn sốt rét, áo quần phong phanh giữa trời đông. Và chính tình đồng đội đã giúp người lính vượt qua khốn khó và sưởi ấm tấm lòng để họ vẫn mỉm cười trong tiết trời lạnh giá
* Cuối cùng, điều cốt lõi làm nên sức mạnh của tình đồng chí chính là tình thương "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay" :
- Đây là một cử chỉ giản dị, cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Hai bàn tay tự tìm đến nhau để trao cho nhau tình yêu thương, sự động viên, truyền hơi ấm để xua đi cái lạnh và tiếp thêm niềm tin, sức mạnh, ý chí. Đây là những bàn tay biết nói
- Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy
3. Ba câu cuối của bài thơ là biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
- Có thể nói mười bảy dòng thơ đầu là sự dọn đường để đi đến ba câu kết. Ba câu kết như một bức tranh vừa tóm gọn cảm xúc, vừa làm nổi bật chủ đề của văn bản
* Hoàn cảnh chiến đấu:
- Mở đầu đoạn thơ là hoàn cảnh chiến đấu của người lính "Đêm nay rừng hoang sương muối" :
+ Về mặt thời gian là "đêm nay", là khoảnh khắc của hiện tại -> Thể hiện rằng toàn bộ hình ảnh mà thi sĩ chia sẻ và khắc họa ở các câu thơ trên giống như 1 dòng hồi ức. Để rồi bây giờ từ trong hồi ức, tác giả quay trở lại hiện tại là "đêm nay"
+ Còn về không gian là "rừng hoang sương muối". Làn sương muối phủ trắng xóa cả nền trời càng tô đậm sự hùng vĩ nhưng hoang vu, lạnh lẽo, khắc nghiệt của cảnh rừng văn bản
- Ông đã lấy cái gian khổ ấy để làm nền cho tư thế của người lính "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" :
+ Bốn tiếng "đứng cạnh bên nhau" đọc lên đã thấy ấm lòng, nó gợi đến hình ảnh những người chiến sĩ đang kề vai sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động, sẵn sàng "chờ giặc tới"
+ Họ đứng sát bên nhau làm mờ đi cái gian khổ, ác liệt của thời tiết cũng như trận chiến, sưởi ấm thêm tình đồng đội, hình thành sức mạnh, sự dũng cảm và tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù
* Và sau đó là một biểu tượng rất cao đẹp của tình đồng chí "Đầu súng trăng treo" :
- Trong hoàn cảnh của hai câu đầu vô cùng tĩnh lặng, thì trong đêm khuya, ngoài đồng đội của mình, các anh còn có khẩu súng trên vai và vầng trăng trên cao làm bạn
- Hình ảnh thơ rất thực mà cũng rất lãng mạn, nó có thực trong cảm giác, được cảm nhận từ những đêm hành quân phục kích chờ giặc. Trăng treo trên bầu trời, nhìn lên trăng như đang treo trên đầu ngọn súng
- Đây còn là hình ảnh giàu sức liên tưởng:
+ Súng biểu tượng cho khói lửa, chiến tranh, trăng biểu tượng cho cuộc sống bình yên và hạnh phúc
- > Câu kết vừa bất ngờ vừa đặc sắc dồn nén, hai hình ảnh tưởng chừng như đối lập với nhau nhưng lại đi vào thơ của Chính Hữu một cách vô cùng phù hợp và hài hòa. Nó đã nhấn mạnh ý nghĩa cao cả của cuộc chiến: Người lính cầm súng là để bảo vệ cho hòa bình, cho độc lập của dân tộc
+ Súng và trăng là gần và xa, là thực tại và mơ mộng, là chiến sĩ và thi sĩ, là cứng rắn và dịu êm, là chất thép và chất trữ tình. Tâm hồn người lính trong chiến tranh khốc liệt nơi núi rừng tưởng như khô khan chai sạn, vậy mà các anh vẫn lãng mạn tìm thấy ở ánh trăng niềm thư thái lạc quan hiếm có