Hướng dẫn phân tích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” có dàn ý và bài viết tham khảo
Chinh phụ ngâm còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc được Đặng Trần Côn sáng tác năm 1741 và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm, một trong những bản dịch nổi tiếng nhất là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm được dịch từ thể loại đoản trường cú ra thể song thất lục bát, từ chữ Hán ra chữ Nôm. Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến dâng lên mạnh mẽ. Những tình cảnh vợ chồng chia lìa, gia đình li tán trở thành ngọn nguồn cảm hứng của Chinh phụ ngâm. Tác phẩm thể hiện sâu sắc nỗi đau buồn của người thiếu phụ, vì chiến tranh mà cuộc sống vợ chồng bị dỡ dang, hạnh phúc lứa đôi bị chia rẽ, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của chiến tranh đối với cuộc sống bình dị của con người. Tác phẩm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất là người chinh phụ có chồng tham gia chiến trận, kể về nỗi khổ và nỗi cô đơn buồn tủi khi phải xa chồng. Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích.
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu tác phẩm
2. THÂN BÀI
- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ
- Người thiếu phụ sống trong cuộc sống tội nghiệp, đáng thương, nỗi cô đơn, khắc khoải
- Người thiếu phụ rơi vào sự thất vọng, tuyệt vọng của nỗi buồn đau, cô lẻ
- Niềm xót thương vô hạn của tác giả, bản cáo trạng đanh thép những tội ác chiến tranh đã gây ra
- 8 câu sau: Khao khát gửi đến chồng nơi biên cương cửa ải và nỗi cô đơn
- Bộc lộ sự tha thiết, khao khát mãnh liệt của người chinh phụ được chia sẻ cùng chồng
- Nỗi nhớ chồng luôn thường trực, tha thiết, khắc khoải
- Đánh giá:
- Nội dung: tâm trạng đau buồn của người chinh phụ, tinh thần phản kháng chiến tranh phi nghĩa
- Nghệ thuật: những láy từ, từ ngữ biểu cảm, nghệ thuật khắc họa nội tâm
3. KẾT BÀI
Khẳng định giá trị đoạn trích và tấm lòng nhân đạo của tác giả
BÀI VĂN PHÂN TÍCH “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
Cảm hứng nhân đạo là mạch nguồn xuyên suốt chiều dài của văn học dân tộc. Đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19, nước ta có nhiều biến động dữ dội về mặt lịch sử, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đòi lật đổ triều đình phong kiến, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa nặng nề. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên, hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong tác phẩm của nhiều tác giả. Nổi bật trong số đó có “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
Người chinh phụ sau buổi tiễn đưa chồng ra trận trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường mà xót xa, lo lắng cho chồng, ái ngại cho tình cảnh của chính mình. Tâm sự ấy đã được thể hiện rất sâu sắc qua đoạn trích:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Nhấn để mở rộng...
Hai câu mở đầu đoạn trích tái hiện hình ảnh của người chinh phụ một mình ở nhà, hết đi ra ngoài hiên lại vào trong phòng, cuốn rèm lên rồi lại rủ rèm xuống. Những động tác, cử chỉ lặp đi được lặp đi lặp lại nhiều lần như không mục đích, diễn ra theo sự chi phối của sự xáo động trong tâm hồn. Thời gian dường như trôi đi một cách nhàm chán, nặng nề, tẻ nhạt, ẩn giấu trong trạng thái tâm lí khắc khoải, bồn chồn, không biết chia sẻ cùng ai. Bước chân của người chinh phụ dường như chung một nhịp với bước chân của người cung nữ cô độc đáng thương trong “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều
“Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”
Nhấn để mở rộng...
Bước chân ấy lại càng đối lập với bước chân nàng Kiều của Nguyễn Du: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Bước chân của Kiều ngập tràn hạnh phúc, yêu thương, còn bước chân của người chinh phụ nặng trĩu tâm tình, thương nhớ và xót xa. Nhìn bên ngoài, đó là cuộc sống an nhàn, thảnh thơi nhưng thực tế, người thiếu phụ đang phải sống trong cuộc sống tội nghiệp, đáng thương: chồng đi biền biệt, tuổi xuân phai tàn. Nỗi cô đơn, lẻ loi, khắc khoải nào ai có thấu?
Trong tâm sự của người chinh phụ có nhắc đến chim thước, tiếng chim đó trong hoàn cảnh này vẫn im bặt khiến người chinh phụ phải lên tiếng trách móc. Lúc đầu nghĩ rằng may ra có đèn biết tâm sự của mình nhưng rồi nghĩ lại đèn có biết cũng bằng không
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Nhấn để mở rộng...
Đèn có biết vì đã thức cùng nàng trong những đêm thâu vời vợi, chứng kiến nàng trằn trọc. Ngọn đèn ấy ta đã gặp trong ca dao, nỗi thương nhớ của người con gái. Đèn chẳng biết vì ngọn đèn vô tri đâu có thể an ủi được nàng. “Chẳng” được lặp lại nhiều lần ngoài ý phủ định sự tồn tại của chim thước còn nhấn mạnh nỗi vô vọng, cô sầu của người chinh phụ. Hỏi là để kiếm tìm sự tri âm, kiếm tìm mối đồng cảm. Nhưng ngọn đèn lại không thể thấu tỏ nỗi cô đơn của nàng. Ba lần từ “chẳng” xuất hiện là 3 lần nhân vật trữ tình rơi vào sự thất vọng, tuyệt vọng, vô vọng của nỗi buồn đau, cô lẻ. Nhưng càng thất vọng, tuyệt vọng, khao khát được sẻ chia lại càng mạnh mẽ. Người chinh phụ đành trở về, thấm thía nỗi vô vọng của mình. Bóng người là hình ảnh người thiếu phụ mà ngọn đèn hắt in lên. Hình ảnh thơ gợi về sự lụi tàn, héo úa, mòn mỏi suốt canh dài. Những hình ảnh thẩm mĩ giúp truyền tải sự lẻ loi, thao thức ngóng trông. Bóng người còn gợi đến chiếc bóng của Vũ Nương, khi xa chồng còn có bé Đản là niềm an ủi. Còn người chinh phụ thì vò võ đêm dài, không người an ủi, còn cách nào khác ngoài trò chuyện với ngọn đèn, trò chuyện với chính mình. Từ hình ảnh chiếc bóng, ta cũng hình dung ra tâm trạng Thúy Kiều khi tiễn Thúc Sinh:
“Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
Nhấn để mở rộng...
Thương cho đèn cũng là thương cho mình, hai đối tượng vừa khác biệt vừa đồng nhất. Do vậy, những uẩn ức trong lòng chỉ mình nàng biết, chỉ mình nàng đau. Những chữ “biết”, “bi thiết”, được láy lại đã cực tả cảm giác cô đơn. Điều đó cũng khẳng định tài của dịch giả trong sự chuyển hóa và hiện thực hóa tâm trạng nhân trữ tình qua lớp ngôn từ giàu tính biểu cảm. Những sáng tạo về hình ảnh thơ của Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn còn thể hiện niềm xót thương vô hạn, bản cáo trạng đanh thép những tội ác mà chiến tranh phi nghĩa gây ra.
Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ xuyên qua cả không gian, thời gian:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Nhấn để mở rộng...
Những câu thơ hướng về ngoại cảnh còn là những câu thơ diễn tả nội tâm. Đêm nghe tiếng gà eo óc là âm thanh của tâm trạng, được lắng qua tâm tư nhức nhối, bức xót của nhân vật trữ tình suốt năm canh. Ngắm nhìn bóng hòe không phải là thời gian nhàn rỗi mà đó là hình ảnh người chinh phụ đang đếm từng thời khắc trôi đi.
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
Nhấn để mở rộng...
Người chinh phụ có những cảm nghĩ về thời gian thật đặc biệt. So với nguyên tác, Đoàn Thị Điểm đã sáng tạo thêm những láy từ biểu cảm, một thời khắc đợi chờ dài tựa cả năm, mối sầu miên man tựa biển khơi được tâm lí hóa. Mối sầu hiện lên nặng trĩu, đằng đẵng, dằng dặc đến khôn nguôi, ôm trùm cả không gian. Trong trạng thái cô đơn sầu muộn, người chinh phụ gắng gượng để thoát khỏi sự co đơn:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Nhấn để mở rộng...
Những gắng gượng để vượt thoát sự cô đơn rốt cuộc cuộc cũng chìm vào bi kịch. Đốt hương để căn phòng thêm ấm áp, xua tan sự giá lạnh. Gượng soi gương để tìm kiếm hình ảnh khác. Tìm đến tiếng đàn để cho lòng khuây khỏa. Thế nhưng, mọi nỗ lực của người chinh phụ dường như không được như mong muốn. Khi đốt hương thì càng chìm vào nỗi sầu miên man. Soi gương lại càng thấm sâu hơn tâm trạng cô đơn. Gắng đánh đàn nhưng ngón đàn không thể vang lên, lo sợ dây đứt phím chùng- dấu hiệu không may mắn trong tình chồng vợ. Người chinh phụ xuất hiện sau khi tiễn chồng ta trận đã thấm thía cảm giác chờ đợi đến mòn mỏi và nỗi cô đơn đến héo úa tâm hồn trong tình cảnh lẻ loi. Sau trạng thái bế tắc đến cao độ, ấm điệu của những câu thơ trở nên nhẹ nhõm, cảm xúc thơ tươi sáng hơn. Tứ thơ, cảm xúc thơ như vùng dậy khỏi căn phòng bé nhỏ đề hòa điệu với thế gian:
“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”
Nhấn để mở rộng...
Lòng này hay nghìn vàng để nói về tấm lòng tha thiết, trân quý đáng giá nghìn vàng. Điệp từ “gửi” bộc lộ sự tha thiết, khát vọng mãnh liệt của người chinh phụ những mong được sẻ chia cùng chồng. Niềm thương nỗi nhớ của người chinh phụ gửi đến núi Yên Nhiên xa xôi thuần túy mang tính ước lệ, không phải nơi người chồng đang chinh chiến mà gợi không gian xa xôi, cách trở, rợn ngợp, heo hút:
“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi”
Nhấn để mở rộng...
Nơi mà người ra chiến trận không biết ngày trở về, để lại nơi quê nhà bao người phụ nữ đã hóa vọng phu. Cái không gian xa vời mà nỗi nhớ phải đi qua tiếp tục được khắc họa. Đó là sự xa cách vô hạn của nỗi nhớ, sự xa cách tình chồng vợ giữa chinh phu và chinh phụ khiến nỗi nhớ nhung chìm vào vô vọng. Nỗi nhớ khi thì thăm thẳm, lúc thì dàn trải được so sánh với đường lên bằng trời. Nỗi nhớ vô hạn, mênh mông, không thể đến đích, không thể đền đáp, không dễ gì đo đếm. Tác giả đã cụ thể hóa và hình tượng hóa nỗi nhớ triền miên, vô tận, choán đầy tâm trí, choán ngợp không gian, vừa da diết, giằng xé, vừa giày vò tâm trí người chinh phụ. Trời đất thì khôn cùng, nỗi nhớ cũng khôn cùng, suy tưởng thì có hạn, người chinh phụ đành trở về để đối mặt với thực tại:
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Nhấn để mở rộng...
Trở về, hướng ra ngoại cảnh nhưng tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, thiên nhiên cũng thấm đẫm nội tâm con người. Những yếu tố ngoại cảnh soi chiếu vào nhau, cái buồn như dâng lên ở mọi phía, người chinh phụ nhỏ bé càng thêm cô độc, thiểu não.
Đoạn trích đã thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của người chinh phụ. Trong chuỗi ngày lẻ bóng cô đơn, nàng lo cho chồng, thương cho mình, đau xót cho tình cảnh dở dang, tương lai mù mịt tăm tối. Nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình, điệp từ, sử dụng nhiều từ ngữ giàu giá trị biểu cảm.
Không chỉ có ý nghĩa về giá trị thẩm mĩ, tác phẩm còn thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả khi lên tiếng tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của con người, đề cao khát vọng về tình yêu chân chính. Cùng với “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều, “Tự tình” của Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn sẽ là viên ngọc tỏa sáng mãi trong nền văn học dân tộc với đề tài về người phụ nữ.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ 2
Khác với giai đoạn đầu của văn học trung đại say sưa trong cảm hứng ca ngợi hùng tâm tráng chí của người anh hùng, ca ngợi những chiến công vĩ đại của cả dân tộc, thì đến những thế kỉ 18, 19 khi mà nhà nước phong kiến bắt đầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng với sự diễn ra liên miên của các cuộc chiến tranh nội bộ, cướp đi sự bình yên của biết bao mái nhà, văn học lên ngôi và phát triển rực rỡ với cảm hứng nhân đạo, thay cho tiếng nói tha thiết về quyền sống của con người. Trong số đó phải kể đến “ Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm dịch lại. Tác phẩm là một trong những tiếng vang lớn của tiếng nói nhân đạo đương thời, tiêu biểu là đoạn trích: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.”
“ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 228 của “ Chinh phụ ngâm”: sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy và chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao lứa đôi phải chia cách, vì sao bao lần hẹn hò với nhau đều không thành. Bấy nhiêu câu hỏi đều không có ai trả lời. Rồi nàng ái ngại cho cảnh “ một thân nuôi già dạy trẻ” và kể tâm sự của mình phải sống lẻ loi. Và đến đoạn trích này, tâm trạng ấy được khắc họa rõ nét và được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết.
16 câu thơ đầu đã trải ra mênh mang nỗi sầu buồn cô đơn triền miên trong vô vọng của người chinh phụ. Tiễn người khuất sau “ngàn dâu xanh ngắt một màu”, người chinh phụ trở về với bốn bức tường nơi khuê phòng chật hẹp, ôm trong lòng nỗi nhớ thương người chinh phu nơi chiến trận đầy nguy hiểm. Nỗi nhớ, nỗi trống trải khiến những bước chân như gieo xuống trong vô định: “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước.”, hết đứng lại ngồi, ra ngẩn vào ngơ. Tấm rèm cũng rủ thác “ đòi phen”, từng động tác lặp đi lặp lại mà không có chủ đích, nó là tiếng gọi của một tâm tư đang bị xáo trộn với biết bao bề bộn, là dư âm của cõi vô thức, làm mà không tự ý thức được việc mình làm. Hành động của vô thức đã tô đậm hoàn cảnh thực tại chinh phụ: tuổi xuân bị khóa chặt trong sự tù túng ngột ngạt, tâm hồn giăng trăm mối bồn chồn lo lắng, khắc khoải không yên khi nghĩ về người ở chiến trận. Người ở nơi xa đầy nguy hiểm gian khó không hẹn ngày trở về, người ở đây vò võ chờ mong, khắc khoải đến mỏi mòn. Vén rèm lên rồi rủ rèm xuống chỉ để trông tin thước báo về, vậy mà “ thước chẳng mách tin”. Câu thơ vang lên như một lời trách móc, trách đã hy vọng trông chờ mà tiếng chim báo vẫn bặt vô âm tín khiến sự chờ đợi khắc khoải biến thành sự vô vọng khôn nguôi. Hết trông chờ vào tiếng chim ngoài rèm, người lại hướng sự hi vọng vào “ đèn” “ trong rèm” đã chứng kiến nàng vò võ bồn chồn khắc khoải bao đêm, đã thấu hiểu những mỗi lo, nhưng tâm sự trăm mối trong lòng nàng. Một câu hỏi gieo ra như gieo hy vọng dẫu chỉ là mong manh: “ Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?” Nhưng ngay lập tức , hy vọng đã bị dập tắt bởi “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết”, đèn là vật vô tri sao có thể ngay lúc này đây trở thành người bạn tâm giao, người tri kỉ, chỉ còn “ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.” Nỗi thất vọng ngập tràn đè nặng lên tâm tưởng của người chinh phụ, mang lại nỗi cô sầu nặng nề, sâu sắc: “ Buồn rầu chẳng nói nên lời”, trong nỗi buồn chỉ còn mình nàng với chiếc bóng lẻ loi và hoa đèn. Lửa đã cháy thành than, nàng đã thức suốt đêm vò võ, khắc khoải trong nỗi nhớ, trong sự tù túng, héo hon. Bóng chinh phụ như bóng nàng Vũ Nương ngày nào chờ chồng suốt mấy mùa qua, nhưng Vũ Nương còn có bé Đản làm niềm vui, niềm hy vọng, còn nàng, nàng lấy gì làm tin?
Trong 8 câu tiếp theo, ta thấy người chinh phụ đang cố vùng vẫy thoát ra khỏi nỗi buồn bao trùm cả không gian, thời gian, cả tâm hồn. Nàng đã tìm đến yếu tố ngoại cảnh làm cứu cánh. Nhưng ngoại cảnh chỉ là tiếng gà “eo óc” gáy, là “hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”, càng gợi sâu hơn vào nỗi lòng nhức nhối, nỗi cô đơn, trơ trọi của nàng trong cảnh “ bẽ nàng mây sớm đèn khuya”. Cuối cùng chỉ còn lại người chinh phụ với nỗi nhớ, nỗi sầu triền miên “ đằng đẵng” theo thời gian, “ dằng dặc theo thời gian’’. Tuy đã “ gượng” đốt hương, “ gượng” soi gương, “ gượng” gảy ngón đàn mà đến nỗi sợ “ hồn đà mê mải”,sợ” lệ lại châu chan”, sợ “ dây đứt phím chùng” mà đành ngậm ngùi trở về với bi kịch với nỗi cô đơn ngự trị trong tâm hồn mình.
Trong đau buồn, cô đơn, nàng người chinh phụ khao khát gửi nỗi nhớ thương da diết trong lòng mình đến nghìn trùng xa xôi, đến nơi có người mình yêu thương.
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn càng xin gửi đến non Yên.”
Nhấn để mở rộng...
Đó là tất cả sự toàn tâm toàn ý, tình cảm thủy chung, tròn đầy và vẹn nguyên nhất được bồi đắp bấy lâu của chinh phụ đều được gửi đến “ Non Yên” , để sẻ chia, cũng là để tâm sự nỗi lòng mình, để thể hiện tình cảm, khao khát của mình đối với tình yêu. Non Yên, là một địa danh, có tên cụ thể nhưng không ai biết nó ở đâu, cách đây bao xa. Phải chăng đó chỉ là một hình ảnh tượng trưng cho sự xa xôi cách trở giữa hai con người, cho sự vô vọng của người chinh phụ, cho sự vô vọng của một tình cảm thủy chung, trọn vẹn được gửi đi mà chẳng thể nhận được hồi đáp.
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.”
Nhấn để mở rộng...
Khoảng cách càng xa xôi, nỗi nhớ càng đậm sâu, da diết, đến trời thăm thẳm xa vời cũng không thể thấu sự cao vời tràn đầy của nó, biển cả mênh mông chẳng thể hiểu được hết độ sâu của nỗi nhớ ấy. Khi suy tưởng đã nguôi ngoai, chinh phụ quay trở về với thực tại, với những cảnh vật gần mình nhất:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi.”
Nhấn để mở rộng...
Đêm sâu , trời lạnh, mọi cảnh vật vốn trơ trọi đến khô khốc giờ lại đứng cạnh nhau, soi chiếu vào nhau khiến cho bức tranh trải ra trước mắt chinh phụ lại trải một màu ảm đạm , thê lương, nhức nhối. “ Cảnh buồn người thiết tha lòng” hay như Nguyễn Du từng nói: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, vậy cảnh ở đây đã nhuốm màu buồn lên hồn người hay chính hồn người đã lan thấm nỗi xót xa vào cảnh vật. Ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh.
Nhưng chính sức mạnh ghê gớm nội tại tâm hồn khiến người chinh phụ lại một lần nữa vươn dậy, vươn tới không gian thoáng đạt ngoài kia để tìm cách giải thoát cho tâm hồn mình. Và nàng thấy:
“ Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng…”
Nhấn để mở rộng...
Khoảnh khắc bắt gặp hình ảnh hoa nguyệt ấy có lẽ cũng là khoảnh khắc người chinh phụ say sưa với quá khứ êm đềm của mình với người mình yêu thương-gắn bó, quấn quít, kề cận bên nhau không rời. Các từ chỉ hành động liên tiếp nhau “lay, xuyên, theo, dãi, in, lồng, thắm” càng tô đậm thêm khát khao được hạnh phúc , được quấn quít bên người mình yêu thương đến cồn cào, cháy bỏng, rạo rực. Nhưng, đau lòng thay, thực tế là:
“Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Nhấn để mở rộng...
Dù cho là hình ảnh hoa nguyệt trùng phùng nhưng chúng vẫn cách xa nhau, là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, không thể hòa nhập. Dù là quấn quít bên nhau nhưng đã lùi vào quá vãng, vào miền sâu thẳm của vô vọng rồi. Cùng với lúc niềm khát khao dâng đến tận cùng, nỗi đau cũng tràn đầy, khôn nguôi như xé lòng, chẳng thể cất thành lời.
Chỉ là một đoạn trích nhỏ trong “ Chinh phụ ngâm” nhưng “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tinh thần chung của cả tác phẩm. Âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn sầu sâu lắng. Trên nền âm hưởng ấy, có đôi khi rạo rực những khát khao cháy bỏng, có đôi khi da diết tình cảm thủy chung, nhớ mong. Nhưng dù là cung bậc nào đều thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình ảnh người chinh phụ. Đặc biệt là tiếng nói tố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa đã gây nên những thương tổn sâu sắc trong tâm hồn con người, những vết thương không bao giờ lành miệng, những trống vắng khó có thể bù đắp được.
Đoạn trích đã thể hiện được đầy đủ tinh thần của cả tác phẩm, tư tưởng của tác giả và cả bóng dáng của thời đại lịch sử, của giai đoạn văn học đương thời.
Chinh phụ ngâm còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc được Đặng Trần Côn sáng tác năm 1741 và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm, một trong những bản dịch nổi tiếng nhất là của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tác phẩm được dịch từ thể loại đoản trường cú ra thể song thất lục bát, từ chữ Hán ra chữ Nôm. Chinh phụ ngâm ra đời trong bối cảnh nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến dâng lên mạnh mẽ. Những tình cảnh vợ chồng chia lìa, gia đình li tán trở thành ngọn nguồn cảm hứng của Chinh phụ ngâm. Tác phẩm thể hiện sâu sắc nỗi đau buồn của người thiếu phụ, vì chiến tranh mà cuộc sống vợ chồng bị dỡ dang, hạnh phúc lứa đôi bị chia rẽ, từ đó khẳng định sự phi nghĩa của chiến tranh đối với cuộc sống bình dị của con người. Tác phẩm có hình thức là một lời độc thoại nội tâm mà vai chính, cũng là vai duy nhất là người chinh phụ có chồng tham gia chiến trận, kể về nỗi khổ và nỗi cô đơn buồn tủi khi phải xa chồng. Dưới đây, mình sẽ cùng các bạn phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích.
DÀN Ý PHÂN TÍCH BÀI “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
1. MỞ BÀI
Giới thiệu tác phẩm
2. THÂN BÀI
- 16 câu đầu: Nỗi cô đơn, sầu muộn của người chinh phụ
- Người thiếu phụ sống trong cuộc sống tội nghiệp, đáng thương, nỗi cô đơn, khắc khoải
- Người thiếu phụ rơi vào sự thất vọng, tuyệt vọng của nỗi buồn đau, cô lẻ
- Niềm xót thương vô hạn của tác giả, bản cáo trạng đanh thép những tội ác chiến tranh đã gây ra
- 8 câu sau: Khao khát gửi đến chồng nơi biên cương cửa ải và nỗi cô đơn
- Bộc lộ sự tha thiết, khao khát mãnh liệt của người chinh phụ được chia sẻ cùng chồng
- Nỗi nhớ chồng luôn thường trực, tha thiết, khắc khoải
- Đánh giá:
- Nội dung: tâm trạng đau buồn của người chinh phụ, tinh thần phản kháng chiến tranh phi nghĩa
- Nghệ thuật: những láy từ, từ ngữ biểu cảm, nghệ thuật khắc họa nội tâm
3. KẾT BÀI
Khẳng định giá trị đoạn trích và tấm lòng nhân đạo của tác giả
BÀI VĂN PHÂN TÍCH “TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ”
Cảm hứng nhân đạo là mạch nguồn xuyên suốt chiều dài của văn học dân tộc. Đặc biệt là trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ 18- đầu thế kỉ 19, nước ta có nhiều biến động dữ dội về mặt lịch sử, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra đòi lật đổ triều đình phong kiến, quyền sống, quyền hạnh phúc của con người bị đe dọa nặng nề. Cũng trong giai đoạn này, lần đầu tiên, hình ảnh người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong tác phẩm của nhiều tác giả. Nổi bật trong số đó có “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm.
Người chinh phụ sau buổi tiễn đưa chồng ra trận trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường mà xót xa, lo lắng cho chồng, ái ngại cho tình cảnh của chính mình. Tâm sự ấy đã được thể hiện rất sâu sắc qua đoạn trích:
“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.”
Nhấn để mở rộng...
Hai câu mở đầu đoạn trích tái hiện hình ảnh của người chinh phụ một mình ở nhà, hết đi ra ngoài hiên lại vào trong phòng, cuốn rèm lên rồi lại rủ rèm xuống. Những động tác, cử chỉ lặp đi được lặp đi lặp lại nhiều lần như không mục đích, diễn ra theo sự chi phối của sự xáo động trong tâm hồn. Thời gian dường như trôi đi một cách nhàm chán, nặng nề, tẻ nhạt, ẩn giấu trong trạng thái tâm lí khắc khoải, bồn chồn, không biết chia sẻ cùng ai. Bước chân của người chinh phụ dường như chung một nhịp với bước chân của người cung nữ cô độc đáng thương trong “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều
“Ngán trăm chiều bước lại ngẩn ngơ”
Nhấn để mở rộng...
Bước chân ấy lại càng đối lập với bước chân nàng Kiều của Nguyễn Du: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”. Bước chân của Kiều ngập tràn hạnh phúc, yêu thương, còn bước chân của người chinh phụ nặng trĩu tâm tình, thương nhớ và xót xa. Nhìn bên ngoài, đó là cuộc sống an nhàn, thảnh thơi nhưng thực tế, người thiếu phụ đang phải sống trong cuộc sống tội nghiệp, đáng thương: chồng đi biền biệt, tuổi xuân phai tàn. Nỗi cô đơn, lẻ loi, khắc khoải nào ai có thấu?
Trong tâm sự của người chinh phụ có nhắc đến chim thước, tiếng chim đó trong hoàn cảnh này vẫn im bặt khiến người chinh phụ phải lên tiếng trách móc. Lúc đầu nghĩ rằng may ra có đèn biết tâm sự của mình nhưng rồi nghĩ lại đèn có biết cũng bằng không
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi
Buồn rầu nói chẳng nên lời
Hoa đèn kia với bóng người khá thương”
Nhấn để mở rộng...
Đèn có biết vì đã thức cùng nàng trong những đêm thâu vời vợi, chứng kiến nàng trằn trọc. Ngọn đèn ấy ta đã gặp trong ca dao, nỗi thương nhớ của người con gái. Đèn chẳng biết vì ngọn đèn vô tri đâu có thể an ủi được nàng. “Chẳng” được lặp lại nhiều lần ngoài ý phủ định sự tồn tại của chim thước còn nhấn mạnh nỗi vô vọng, cô sầu của người chinh phụ. Hỏi là để kiếm tìm sự tri âm, kiếm tìm mối đồng cảm. Nhưng ngọn đèn lại không thể thấu tỏ nỗi cô đơn của nàng. Ba lần từ “chẳng” xuất hiện là 3 lần nhân vật trữ tình rơi vào sự thất vọng, tuyệt vọng, vô vọng của nỗi buồn đau, cô lẻ. Nhưng càng thất vọng, tuyệt vọng, khao khát được sẻ chia lại càng mạnh mẽ. Người chinh phụ đành trở về, thấm thía nỗi vô vọng của mình. Bóng người là hình ảnh người thiếu phụ mà ngọn đèn hắt in lên. Hình ảnh thơ gợi về sự lụi tàn, héo úa, mòn mỏi suốt canh dài. Những hình ảnh thẩm mĩ giúp truyền tải sự lẻ loi, thao thức ngóng trông. Bóng người còn gợi đến chiếc bóng của Vũ Nương, khi xa chồng còn có bé Đản là niềm an ủi. Còn người chinh phụ thì vò võ đêm dài, không người an ủi, còn cách nào khác ngoài trò chuyện với ngọn đèn, trò chuyện với chính mình. Từ hình ảnh chiếc bóng, ta cũng hình dung ra tâm trạng Thúy Kiều khi tiễn Thúc Sinh:
“Người về chiếc bóng năm canh
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi”
Nhấn để mở rộng...
Thương cho đèn cũng là thương cho mình, hai đối tượng vừa khác biệt vừa đồng nhất. Do vậy, những uẩn ức trong lòng chỉ mình nàng biết, chỉ mình nàng đau. Những chữ “biết”, “bi thiết”, được láy lại đã cực tả cảm giác cô đơn. Điều đó cũng khẳng định tài của dịch giả trong sự chuyển hóa và hiện thực hóa tâm trạng nhân trữ tình qua lớp ngôn từ giàu tính biểu cảm. Những sáng tạo về hình ảnh thơ của Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn còn thể hiện niềm xót thương vô hạn, bản cáo trạng đanh thép những tội ác mà chiến tranh phi nghĩa gây ra.
Nỗi sầu muộn triền miên của người chinh phụ xuyên qua cả không gian, thời gian:
“Gà eo óc gáy sương năm trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Nhấn để mở rộng...
Những câu thơ hướng về ngoại cảnh còn là những câu thơ diễn tả nội tâm. Đêm nghe tiếng gà eo óc là âm thanh của tâm trạng, được lắng qua tâm tư nhức nhối, bức xót của nhân vật trữ tình suốt năm canh. Ngắm nhìn bóng hòe không phải là thời gian nhàn rỗi mà đó là hình ảnh người chinh phụ đang đếm từng thời khắc trôi đi.
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
Nhấn để mở rộng...
Người chinh phụ có những cảm nghĩ về thời gian thật đặc biệt. So với nguyên tác, Đoàn Thị Điểm đã sáng tạo thêm những láy từ biểu cảm, một thời khắc đợi chờ dài tựa cả năm, mối sầu miên man tựa biển khơi được tâm lí hóa. Mối sầu hiện lên nặng trĩu, đằng đẵng, dằng dặc đến khôn nguôi, ôm trùm cả không gian. Trong trạng thái cô đơn sầu muộn, người chinh phụ gắng gượng để thoát khỏi sự co đơn:
“Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn
Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng”
Nhấn để mở rộng...
Những gắng gượng để vượt thoát sự cô đơn rốt cuộc cuộc cũng chìm vào bi kịch. Đốt hương để căn phòng thêm ấm áp, xua tan sự giá lạnh. Gượng soi gương để tìm kiếm hình ảnh khác. Tìm đến tiếng đàn để cho lòng khuây khỏa. Thế nhưng, mọi nỗ lực của người chinh phụ dường như không được như mong muốn. Khi đốt hương thì càng chìm vào nỗi sầu miên man. Soi gương lại càng thấm sâu hơn tâm trạng cô đơn. Gắng đánh đàn nhưng ngón đàn không thể vang lên, lo sợ dây đứt phím chùng- dấu hiệu không may mắn trong tình chồng vợ. Người chinh phụ xuất hiện sau khi tiễn chồng ta trận đã thấm thía cảm giác chờ đợi đến mòn mỏi và nỗi cô đơn đến héo úa tâm hồn trong tình cảnh lẻ loi. Sau trạng thái bế tắc đến cao độ, ấm điệu của những câu thơ trở nên nhẹ nhõm, cảm xúc thơ tươi sáng hơn. Tứ thơ, cảm xúc thơ như vùng dậy khỏi căn phòng bé nhỏ đề hòa điệu với thế gian:
“Lòng này gửi gió đông có tiện,
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.”
Nhấn để mở rộng...
Lòng này hay nghìn vàng để nói về tấm lòng tha thiết, trân quý đáng giá nghìn vàng. Điệp từ “gửi” bộc lộ sự tha thiết, khát vọng mãnh liệt của người chinh phụ những mong được sẻ chia cùng chồng. Niềm thương nỗi nhớ của người chinh phụ gửi đến núi Yên Nhiên xa xôi thuần túy mang tính ước lệ, không phải nơi người chồng đang chinh chiến mà gợi không gian xa xôi, cách trở, rợn ngợp, heo hút:
“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi”
Nhấn để mở rộng...
Nơi mà người ra chiến trận không biết ngày trở về, để lại nơi quê nhà bao người phụ nữ đã hóa vọng phu. Cái không gian xa vời mà nỗi nhớ phải đi qua tiếp tục được khắc họa. Đó là sự xa cách vô hạn của nỗi nhớ, sự xa cách tình chồng vợ giữa chinh phu và chinh phụ khiến nỗi nhớ nhung chìm vào vô vọng. Nỗi nhớ khi thì thăm thẳm, lúc thì dàn trải được so sánh với đường lên bằng trời. Nỗi nhớ vô hạn, mênh mông, không thể đến đích, không thể đền đáp, không dễ gì đo đếm. Tác giả đã cụ thể hóa và hình tượng hóa nỗi nhớ triền miên, vô tận, choán đầy tâm trí, choán ngợp không gian, vừa da diết, giằng xé, vừa giày vò tâm trí người chinh phụ. Trời đất thì khôn cùng, nỗi nhớ cũng khôn cùng, suy tưởng thì có hạn, người chinh phụ đành trở về để đối mặt với thực tại:
“Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”
Nhấn để mở rộng...
Trở về, hướng ra ngoại cảnh nhưng tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này. Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, thiên nhiên cũng thấm đẫm nội tâm con người. Những yếu tố ngoại cảnh soi chiếu vào nhau, cái buồn như dâng lên ở mọi phía, người chinh phụ nhỏ bé càng thêm cô độc, thiểu não.
Đoạn trích đã thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc của người chinh phụ. Trong chuỗi ngày lẻ bóng cô đơn, nàng lo cho chồng, thương cho mình, đau xót cho tình cảnh dở dang, tương lai mù mịt tăm tối. Nghệ thuật nổi bật trong bài thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình, điệp từ, sử dụng nhiều từ ngữ giàu giá trị biểu cảm.
Không chỉ có ý nghĩa về giá trị thẩm mĩ, tác phẩm còn thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả khi lên tiếng tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã hủy hoại cuộc sống hạnh phúc của con người, đề cao khát vọng về tình yêu chân chính. Cùng với “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia Thiều, “Tự tình” của Hồ Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn sẽ là viên ngọc tỏa sáng mãi trong nền văn học dân tộc với đề tài về người phụ nữ.
BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH CẢNH LẺ LOI CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ 2
Khác với giai đoạn đầu của văn học trung đại say sưa trong cảm hứng ca ngợi hùng tâm tráng chí của người anh hùng, ca ngợi những chiến công vĩ đại của cả dân tộc, thì đến những thế kỉ 18, 19 khi mà nhà nước phong kiến bắt đầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng với sự diễn ra liên miên của các cuộc chiến tranh nội bộ, cướp đi sự bình yên của biết bao mái nhà, văn học lên ngôi và phát triển rực rỡ với cảm hứng nhân đạo, thay cho tiếng nói tha thiết về quyền sống của con người. Trong số đó phải kể đến “ Chinh phụ ngâm” của tác giả Đặng Trần Côn, được Đoàn Thị Điểm dịch lại. Tác phẩm là một trong những tiếng vang lớn của tiếng nói nhân đạo đương thời, tiêu biểu là đoạn trích: “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.”
“ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” là đoạn trích từ câu 193 đến câu 228 của “ Chinh phụ ngâm”: sau buổi tiễn đưa, người chinh phụ trở về, tưởng tượng cảnh chiến trường đầy hiểm nguy và chết chóc mà xót xa, lo lắng cho chồng. Một lần nữa nàng tự hỏi vì sao lứa đôi phải chia cách, vì sao bao lần hẹn hò với nhau đều không thành. Bấy nhiêu câu hỏi đều không có ai trả lời. Rồi nàng ái ngại cho cảnh “ một thân nuôi già dạy trẻ” và kể tâm sự của mình phải sống lẻ loi. Và đến đoạn trích này, tâm trạng ấy được khắc họa rõ nét và được thể hiện sâu sắc hơn bao giờ hết.
16 câu thơ đầu đã trải ra mênh mang nỗi sầu buồn cô đơn triền miên trong vô vọng của người chinh phụ. Tiễn người khuất sau “ngàn dâu xanh ngắt một màu”, người chinh phụ trở về với bốn bức tường nơi khuê phòng chật hẹp, ôm trong lòng nỗi nhớ thương người chinh phu nơi chiến trận đầy nguy hiểm. Nỗi nhớ, nỗi trống trải khiến những bước chân như gieo xuống trong vô định: “ Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước.”, hết đứng lại ngồi, ra ngẩn vào ngơ. Tấm rèm cũng rủ thác “ đòi phen”, từng động tác lặp đi lặp lại mà không có chủ đích, nó là tiếng gọi của một tâm tư đang bị xáo trộn với biết bao bề bộn, là dư âm của cõi vô thức, làm mà không tự ý thức được việc mình làm. Hành động của vô thức đã tô đậm hoàn cảnh thực tại chinh phụ: tuổi xuân bị khóa chặt trong sự tù túng ngột ngạt, tâm hồn giăng trăm mối bồn chồn lo lắng, khắc khoải không yên khi nghĩ về người ở chiến trận. Người ở nơi xa đầy nguy hiểm gian khó không hẹn ngày trở về, người ở đây vò võ chờ mong, khắc khoải đến mỏi mòn. Vén rèm lên rồi rủ rèm xuống chỉ để trông tin thước báo về, vậy mà “ thước chẳng mách tin”. Câu thơ vang lên như một lời trách móc, trách đã hy vọng trông chờ mà tiếng chim báo vẫn bặt vô âm tín khiến sự chờ đợi khắc khoải biến thành sự vô vọng khôn nguôi. Hết trông chờ vào tiếng chim ngoài rèm, người lại hướng sự hi vọng vào “ đèn” “ trong rèm” đã chứng kiến nàng vò võ bồn chồn khắc khoải bao đêm, đã thấu hiểu những mỗi lo, nhưng tâm sự trăm mối trong lòng nàng. Một câu hỏi gieo ra như gieo hy vọng dẫu chỉ là mong manh: “ Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?” Nhưng ngay lập tức , hy vọng đã bị dập tắt bởi “ Đèn có biết dường bằng chẳng biết”, đèn là vật vô tri sao có thể ngay lúc này đây trở thành người bạn tâm giao, người tri kỉ, chỉ còn “ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.” Nỗi thất vọng ngập tràn đè nặng lên tâm tưởng của người chinh phụ, mang lại nỗi cô sầu nặng nề, sâu sắc: “ Buồn rầu chẳng nói nên lời”, trong nỗi buồn chỉ còn mình nàng với chiếc bóng lẻ loi và hoa đèn. Lửa đã cháy thành than, nàng đã thức suốt đêm vò võ, khắc khoải trong nỗi nhớ, trong sự tù túng, héo hon. Bóng chinh phụ như bóng nàng Vũ Nương ngày nào chờ chồng suốt mấy mùa qua, nhưng Vũ Nương còn có bé Đản làm niềm vui, niềm hy vọng, còn nàng, nàng lấy gì làm tin?
Trong 8 câu tiếp theo, ta thấy người chinh phụ đang cố vùng vẫy thoát ra khỏi nỗi buồn bao trùm cả không gian, thời gian, cả tâm hồn. Nàng đã tìm đến yếu tố ngoại cảnh làm cứu cánh. Nhưng ngoại cảnh chỉ là tiếng gà “eo óc” gáy, là “hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”, càng gợi sâu hơn vào nỗi lòng nhức nhối, nỗi cô đơn, trơ trọi của nàng trong cảnh “ bẽ nàng mây sớm đèn khuya”. Cuối cùng chỉ còn lại người chinh phụ với nỗi nhớ, nỗi sầu triền miên “ đằng đẵng” theo thời gian, “ dằng dặc theo thời gian’’. Tuy đã “ gượng” đốt hương, “ gượng” soi gương, “ gượng” gảy ngón đàn mà đến nỗi sợ “ hồn đà mê mải”,sợ” lệ lại châu chan”, sợ “ dây đứt phím chùng” mà đành ngậm ngùi trở về với bi kịch với nỗi cô đơn ngự trị trong tâm hồn mình.
Trong đau buồn, cô đơn, nàng người chinh phụ khao khát gửi nỗi nhớ thương da diết trong lòng mình đến nghìn trùng xa xôi, đến nơi có người mình yêu thương.
“Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn càng xin gửi đến non Yên.”
Nhấn để mở rộng...
Đó là tất cả sự toàn tâm toàn ý, tình cảm thủy chung, tròn đầy và vẹn nguyên nhất được bồi đắp bấy lâu của chinh phụ đều được gửi đến “ Non Yên” , để sẻ chia, cũng là để tâm sự nỗi lòng mình, để thể hiện tình cảm, khao khát của mình đối với tình yêu. Non Yên, là một địa danh, có tên cụ thể nhưng không ai biết nó ở đâu, cách đây bao xa. Phải chăng đó chỉ là một hình ảnh tượng trưng cho sự xa xôi cách trở giữa hai con người, cho sự vô vọng của người chinh phụ, cho sự vô vọng của một tình cảm thủy chung, trọn vẹn được gửi đi mà chẳng thể nhận được hồi đáp.
“Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời.”
Nhấn để mở rộng...
Khoảng cách càng xa xôi, nỗi nhớ càng đậm sâu, da diết, đến trời thăm thẳm xa vời cũng không thể thấu sự cao vời tràn đầy của nó, biển cả mênh mông chẳng thể hiểu được hết độ sâu của nỗi nhớ ấy. Khi suy tưởng đã nguôi ngoai, chinh phụ quay trở về với thực tại, với những cảnh vật gần mình nhất:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi.”
Nhấn để mở rộng...
Đêm sâu , trời lạnh, mọi cảnh vật vốn trơ trọi đến khô khốc giờ lại đứng cạnh nhau, soi chiếu vào nhau khiến cho bức tranh trải ra trước mắt chinh phụ lại trải một màu ảm đạm , thê lương, nhức nhối. “ Cảnh buồn người thiết tha lòng” hay như Nguyễn Du từng nói: “ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu”, vậy cảnh ở đây đã nhuốm màu buồn lên hồn người hay chính hồn người đã lan thấm nỗi xót xa vào cảnh vật. Ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh.
Nhưng chính sức mạnh ghê gớm nội tại tâm hồn khiến người chinh phụ lại một lần nữa vươn dậy, vươn tới không gian thoáng đạt ngoài kia để tìm cách giải thoát cho tâm hồn mình. Và nàng thấy:
“ Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng…”
Nhấn để mở rộng...
Khoảnh khắc bắt gặp hình ảnh hoa nguyệt ấy có lẽ cũng là khoảnh khắc người chinh phụ say sưa với quá khứ êm đềm của mình với người mình yêu thương-gắn bó, quấn quít, kề cận bên nhau không rời. Các từ chỉ hành động liên tiếp nhau “lay, xuyên, theo, dãi, in, lồng, thắm” càng tô đậm thêm khát khao được hạnh phúc , được quấn quít bên người mình yêu thương đến cồn cào, cháy bỏng, rạo rực. Nhưng, đau lòng thay, thực tế là:
“Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.”
Nhấn để mở rộng...
Dù cho là hình ảnh hoa nguyệt trùng phùng nhưng chúng vẫn cách xa nhau, là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, không thể hòa nhập. Dù là quấn quít bên nhau nhưng đã lùi vào quá vãng, vào miền sâu thẳm của vô vọng rồi. Cùng với lúc niềm khát khao dâng đến tận cùng, nỗi đau cũng tràn đầy, khôn nguôi như xé lòng, chẳng thể cất thành lời.
Chỉ là một đoạn trích nhỏ trong “ Chinh phụ ngâm” nhưng “ Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” đã thể hiện tinh thần chung của cả tác phẩm. Âm hưởng chủ đạo là nỗi buồn sầu sâu lắng. Trên nền âm hưởng ấy, có đôi khi rạo rực những khát khao cháy bỏng, có đôi khi da diết tình cảm thủy chung, nhớ mong. Nhưng dù là cung bậc nào đều thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ qua hình ảnh người chinh phụ. Đặc biệt là tiếng nói tố cáo đanh thép chiến tranh phi nghĩa đã gây nên những thương tổn sâu sắc trong tâm hồn con người, những vết thương không bao giờ lành miệng, những trống vắng khó có thể bù đắp được.
Đoạn trích đã thể hiện được đầy đủ tinh thần của cả tác phẩm, tư tưởng của tác giả và cả bóng dáng của thời đại lịch sử, của giai đoạn văn học đương thời.