CÁCH GỌI/ XƯNG HÔ CỔ ĐẠI THỜI NHÀ TỐNG
I. Tống triều xưng hô ở các chức vị:
Nhất, Hoàng đế:
Hoàng đế tự xưng "Trẫm" nhưng không phải lúc nào cũng phải tự xưng như vậy. "Trẫm" đa số được dùng trong lúc thiết triều, thương nghị cùng các quan viên hoặc những trường hợp nghiêm trang, xử lý công vụ.
Bình thường khi nói chuyện cùng gia quyến, Hoàng đế vẫn tự xưng "Ta".
Trừ Hoàng tử, Hoàng nữ thì những người còn lại bất kể là Thái hậu, Hoàng hậu, phi tần, đại thần, hoạn quan, cung nữ hay là bình dân đều gọi Hoàng đế là "Quan gia", cũng có thể gọi "Đại gia". Hạ nhân bên dưới bàn tán với nhau cũng gọi Hoàng đế là "Quan lí". Nhưng tại triều đường, lúc xử lí tấu chương chủ yếu gọi Hoàng đế là "Bệ hạ".
Hoàng hậu bình thường gọi Hoàng đế là "Quan gia" nhưng trong những trường hợp quan trọng hoặc bàn bạc chuyện nghiêm túc thì cũng gọi là "Bệ hạ".
Tóm lại, so với "Quan gia" thì "Bệ hạ" là một kiểu gọi chính thức, trịnh trọng hơn.
Nhị, Hoàng hậu:
Hoàng hậu có thể tự xưng "Dư", gặp quần thần tự xưng "Ngô".
Nhưng đa phần vẫn dùng kiểu tự xưng "Ta".
Tam, Thái Hậu:
Hoàng Thái hậu, Thái Hoàng Thái hậu tự xưng "Lão thân".
Bình thường, mọi người vẫn dùng cách gọi tôn kính là "Đại nương nương" đối với Thái hậu và Thái Hoàng Thái hậu.
Tứ, tự xưng của tần phi:
Tần phi đối với Hoàng đế, Hoàng hậu tự xưng là "Thần thiếp" hoặc "Thiếp"; cũng có thể tự xưng "Nô gia".
Có thể tự xưng "Bổn vị" nhưng không phải "Bổn cung". Bởi vì tại Tống đại, nơi ở của tần phi không gọi là cung, mà gọi là các hoặc các phân.
Ngũ, Hoàng Thái tử và các vương, Hoàng tử:
Đa số xưng "Ta" hoặc "Ngô".
Khi gặp Hoàng đế thì dùng "Nhi thần", đối hạ nhân tự xưng "Tiểu vương".
Các Vương đều được gọi chung là "Vương gia".
Lục, tổ phụ:
Tằng tổ phụ gọi là "Công công" [公公] .
Tổ phụ gọi là "Ông ông" [翁翁] hoặc "Đại đa đa" [大爹爹] .
Thất, tổ mẫu:
Tằng tổ mẫu gọi là "Đại ma ma" [大妈妈] .
Tổ mẫu gọi là "Nương nương" [娘娘] .
Bát, phụ thân:
Hoàng tử, Hoàng nữ gọi phụ thân không phải "Phụ hoàng"; mà cách gọi giống như lão bách tính, gọi là "Cha" [爹爹: Đa đa] .
Cửu, mẫu thân:
Trong lúc nói chuyện bình thường, Hoàng tử và Hoàng nữ gọi đích mẫu (Hoàng hậu) là "Nương nương"; còn với thân mẫu thì gọi là "Tỷ tỷ".
Thập, huynh đệ tỷ muội:
Giữa các Hoàng tử, khi xưng hô luôn dùng "Ca" không phân biệt lớn nhỏ. Xưng hô theo thứ tự như "Đại ca", "Tam ca", "Cửu ca".
Thần Tông Triệu Húc lớn hơn Ngô vương Triệu Hạo rất nhiều; nhưng hắn không gọi Ngô vương Triệu Hạo là "Nhị đệ", mà gọi là "Nhị ca".
Hoàng đế cũng gọi Hoàng tử như vậy, như Triệu Cát (cha) gọi Triệu Cấu (con) là "Cửu ca", Triệu Cấu gọi Triệu Viện là "Đại ca".
Giữa các Công chúa, khi xưng hô luôn dùng "Tỷ", cũng gọi theo thứ tự chứ không phân biệt lớn nhỏ.
Thập nhất, tự xưng của tử nữ đối với phụ bối (chú bác) :
Hoàng đế và Tông thất khi gặp phụ mẫu của mình thì tự xưng là "Thần", không phải "Nhi thần".
Công chúa vốn không bị hạn chế quá nhiều, bình thường có thể xưng "Ta". Nhưng chính thức dùng trong biểu chương thì là "Thiếp".
Thập nhị, bách tính:
Nữ tử được gọi là "Nương tử", hoặc nếu tuổi còn nhỏ thì gọi là "Tiểu nương tử".
"Nương tử" của Tống triều là một cách gọi nữ tử, không mang hàm ý chỉ thê tử.
Đáng chú ý là ở Tống triều, không nên tuỳ tiện dùng "Tiểu thư" để gọi nữ tử. Bởi vì Tống nhân dùng "Tiểu thư" để nhắc đến "Kỹ nữ" chứ không phải để chỉ con gái của gia đình phú quý.
"Tướng công" là một từ không nên tuỳ tiện sử dụng. Ý nghĩa của từ này tại Tống triều là để tôn xưng những đại thần như Tể tướng, hoặc có thể dùng theo một cách kính trọng cho các vị danh tướng như Nhạc Phi.
"Hán tử", "Lão hán" cũng là một cách gọi nam tử; nhưng có vẻ khá khinh miệt hoặc tự hạ thấp bản thân mình (khiêm tốn).
"Ái khanh" cũng là một loại từ chỉ kỹ nữ của Tống triều. Bởi vậy ở Tống triều, Hoàng đế gọi quan viên thì không gọi là "Ái khanh".
Thập tam, phu thê:
1. Lương nhân: Là cách thê tử gọi trượng phu hoặc ngược lại.
2. Lang – Lang quân, nương tử:
Về sau, người ta căn cứ theo 《Thuyết văn giải tự》:
"Lương" [良], bên trái thêm "Phụ" [阝] sẽ biến thành "Lang" [郎] ;
"Lương" [良], bên phải thêm "Phụ" [阝] sẽ biến thành "Nương" [娘] .
Lang chỉ trượng phu như "Lang kỵ trúc mã lai nhiễu sàng lộng thanh mai" (Lý Bạch).
Nhiều lương gia phụ nữ cảm thấy ngại khi gọi như vậy trước mặt đối phương; bèn thêm một từ "Quân" sau từ "Lang", thêm một từ "Tử" sau từ "Nương" (nương tử vốn là từ chỉ một cô gái trẻ xinh đẹp, nhưng đến Đường triều thì biến thành cách gọi thê tử). Từ đó hình thành cách xưng hô thân mật của phu thê.
"Lang quân" là nhã xưng của trượng phu;
"Nương tử" là ái xưng của thê tử.
3. Quan nhân:
Đại Tống là triều đại văn hóa Nam Bắc giao nhau, giữa phu thê với nhau cũng tồn tại nhiều cách xưng hô. Như cách gọi "Quan gia" thay cho "Hoàng đế" biểu thị sự thân thiết; dân gian cũng xuất hiện cách gọi trượng phu là "Quan nhân", gọi thê tử là "Tức phụ".
4. Lão gia:
Đa số xuất hiện cách gọi này ở một số gia đình quan viên. Thê tử gọi trượng phu, thể hiện địa vị tôn quý của vị quan viên này.
II. Một số từ ngữ đặc biệt ở Tống triều:
• Nội mệnh phụ: Cung phi nhà Tống, các cấp tần phi đều là "Nội mệnh phụ".
• Ngoại mệnh phụ: Nữ quyến (sinh mẫu/đích mẫu, thê tử) của quan viên theo quan vị của trượng phu/nhi tử mà được sắc phong Cáo mệnh (Quốc phu nhân, Quận phu nhân).
• Quan gia: Hoàng đế.
• Thánh nhân: Hoàng hậu.
• Nương nương/Đại nương nương: Thái hậu.
• Nương tử: Phi tần.
• Các, các phân: Nơi ở của phi tần.
• Thạch thán: Môi.
• Đoàn luyện: Giản xưng của Đoàn luyện sứ.
• Nữ sử: Tì nữ.
• Tiểu thư: Kỹ nữ.
• Tế tác: Gian tế.
• An bạc: An trụ.
• Câu trừu: Trừu điều (điều động).
• Chất khố: Đương phô (hiệu cầm đồ).
• Hộ quán: Tịch quán (quê quán).
Tổng hợp và soạn dịch: Lan Dĩnh Quyên.
Biên tập: Lan Nhiên.
I. Tống triều xưng hô ở các chức vị:
Nhất, Hoàng đế:
Hoàng đế tự xưng "Trẫm" nhưng không phải lúc nào cũng phải tự xưng như vậy. "Trẫm" đa số được dùng trong lúc thiết triều, thương nghị cùng các quan viên hoặc những trường hợp nghiêm trang, xử lý công vụ.
Bình thường khi nói chuyện cùng gia quyến, Hoàng đế vẫn tự xưng "Ta".
Trừ Hoàng tử, Hoàng nữ thì những người còn lại bất kể là Thái hậu, Hoàng hậu, phi tần, đại thần, hoạn quan, cung nữ hay là bình dân đều gọi Hoàng đế là "Quan gia", cũng có thể gọi "Đại gia". Hạ nhân bên dưới bàn tán với nhau cũng gọi Hoàng đế là "Quan lí". Nhưng tại triều đường, lúc xử lí tấu chương chủ yếu gọi Hoàng đế là "Bệ hạ".
Hoàng hậu bình thường gọi Hoàng đế là "Quan gia" nhưng trong những trường hợp quan trọng hoặc bàn bạc chuyện nghiêm túc thì cũng gọi là "Bệ hạ".
Tóm lại, so với "Quan gia" thì "Bệ hạ" là một kiểu gọi chính thức, trịnh trọng hơn.
Nhị, Hoàng hậu:
Hoàng hậu có thể tự xưng "Dư", gặp quần thần tự xưng "Ngô".
Nhưng đa phần vẫn dùng kiểu tự xưng "Ta".
Tam, Thái Hậu:
Hoàng Thái hậu, Thái Hoàng Thái hậu tự xưng "Lão thân".
Bình thường, mọi người vẫn dùng cách gọi tôn kính là "Đại nương nương" đối với Thái hậu và Thái Hoàng Thái hậu.
Tứ, tự xưng của tần phi:
Tần phi đối với Hoàng đế, Hoàng hậu tự xưng là "Thần thiếp" hoặc "Thiếp"; cũng có thể tự xưng "Nô gia".
Có thể tự xưng "Bổn vị" nhưng không phải "Bổn cung". Bởi vì tại Tống đại, nơi ở của tần phi không gọi là cung, mà gọi là các hoặc các phân.
Ngũ, Hoàng Thái tử và các vương, Hoàng tử:
Đa số xưng "Ta" hoặc "Ngô".
Khi gặp Hoàng đế thì dùng "Nhi thần", đối hạ nhân tự xưng "Tiểu vương".
Các Vương đều được gọi chung là "Vương gia".
Lục, tổ phụ:
Tằng tổ phụ gọi là "Công công" [公公] .
Tổ phụ gọi là "Ông ông" [翁翁] hoặc "Đại đa đa" [大爹爹] .
Thất, tổ mẫu:
Tằng tổ mẫu gọi là "Đại ma ma" [大妈妈] .
Tổ mẫu gọi là "Nương nương" [娘娘] .
Bát, phụ thân:
Hoàng tử, Hoàng nữ gọi phụ thân không phải "Phụ hoàng"; mà cách gọi giống như lão bách tính, gọi là "Cha" [爹爹: Đa đa] .
Cửu, mẫu thân:
Trong lúc nói chuyện bình thường, Hoàng tử và Hoàng nữ gọi đích mẫu (Hoàng hậu) là "Nương nương"; còn với thân mẫu thì gọi là "Tỷ tỷ".
Thập, huynh đệ tỷ muội:
Giữa các Hoàng tử, khi xưng hô luôn dùng "Ca" không phân biệt lớn nhỏ. Xưng hô theo thứ tự như "Đại ca", "Tam ca", "Cửu ca".
Thần Tông Triệu Húc lớn hơn Ngô vương Triệu Hạo rất nhiều; nhưng hắn không gọi Ngô vương Triệu Hạo là "Nhị đệ", mà gọi là "Nhị ca".
Hoàng đế cũng gọi Hoàng tử như vậy, như Triệu Cát (cha) gọi Triệu Cấu (con) là "Cửu ca", Triệu Cấu gọi Triệu Viện là "Đại ca".
Giữa các Công chúa, khi xưng hô luôn dùng "Tỷ", cũng gọi theo thứ tự chứ không phân biệt lớn nhỏ.
Thập nhất, tự xưng của tử nữ đối với phụ bối (chú bác) :
Hoàng đế và Tông thất khi gặp phụ mẫu của mình thì tự xưng là "Thần", không phải "Nhi thần".
Công chúa vốn không bị hạn chế quá nhiều, bình thường có thể xưng "Ta". Nhưng chính thức dùng trong biểu chương thì là "Thiếp".
Thập nhị, bách tính:
Nữ tử được gọi là "Nương tử", hoặc nếu tuổi còn nhỏ thì gọi là "Tiểu nương tử".
"Nương tử" của Tống triều là một cách gọi nữ tử, không mang hàm ý chỉ thê tử.
Đáng chú ý là ở Tống triều, không nên tuỳ tiện dùng "Tiểu thư" để gọi nữ tử. Bởi vì Tống nhân dùng "Tiểu thư" để nhắc đến "Kỹ nữ" chứ không phải để chỉ con gái của gia đình phú quý.
"Tướng công" là một từ không nên tuỳ tiện sử dụng. Ý nghĩa của từ này tại Tống triều là để tôn xưng những đại thần như Tể tướng, hoặc có thể dùng theo một cách kính trọng cho các vị danh tướng như Nhạc Phi.
"Hán tử", "Lão hán" cũng là một cách gọi nam tử; nhưng có vẻ khá khinh miệt hoặc tự hạ thấp bản thân mình (khiêm tốn).
"Ái khanh" cũng là một loại từ chỉ kỹ nữ của Tống triều. Bởi vậy ở Tống triều, Hoàng đế gọi quan viên thì không gọi là "Ái khanh".
Thập tam, phu thê:
1. Lương nhân: Là cách thê tử gọi trượng phu hoặc ngược lại.
2. Lang – Lang quân, nương tử:
Về sau, người ta căn cứ theo 《Thuyết văn giải tự》:
"Lương" [良], bên trái thêm "Phụ" [阝] sẽ biến thành "Lang" [郎] ;
"Lương" [良], bên phải thêm "Phụ" [阝] sẽ biến thành "Nương" [娘] .
Lang chỉ trượng phu như "Lang kỵ trúc mã lai nhiễu sàng lộng thanh mai" (Lý Bạch).
Nhiều lương gia phụ nữ cảm thấy ngại khi gọi như vậy trước mặt đối phương; bèn thêm một từ "Quân" sau từ "Lang", thêm một từ "Tử" sau từ "Nương" (nương tử vốn là từ chỉ một cô gái trẻ xinh đẹp, nhưng đến Đường triều thì biến thành cách gọi thê tử). Từ đó hình thành cách xưng hô thân mật của phu thê.
"Lang quân" là nhã xưng của trượng phu;
"Nương tử" là ái xưng của thê tử.
3. Quan nhân:
Đại Tống là triều đại văn hóa Nam Bắc giao nhau, giữa phu thê với nhau cũng tồn tại nhiều cách xưng hô. Như cách gọi "Quan gia" thay cho "Hoàng đế" biểu thị sự thân thiết; dân gian cũng xuất hiện cách gọi trượng phu là "Quan nhân", gọi thê tử là "Tức phụ".
4. Lão gia:
Đa số xuất hiện cách gọi này ở một số gia đình quan viên. Thê tử gọi trượng phu, thể hiện địa vị tôn quý của vị quan viên này.
II. Một số từ ngữ đặc biệt ở Tống triều:
• Nội mệnh phụ: Cung phi nhà Tống, các cấp tần phi đều là "Nội mệnh phụ".
• Ngoại mệnh phụ: Nữ quyến (sinh mẫu/đích mẫu, thê tử) của quan viên theo quan vị của trượng phu/nhi tử mà được sắc phong Cáo mệnh (Quốc phu nhân, Quận phu nhân).
• Quan gia: Hoàng đế.
• Thánh nhân: Hoàng hậu.
• Nương nương/Đại nương nương: Thái hậu.
• Nương tử: Phi tần.
• Các, các phân: Nơi ở của phi tần.
• Thạch thán: Môi.
• Đoàn luyện: Giản xưng của Đoàn luyện sứ.
• Nữ sử: Tì nữ.
• Tiểu thư: Kỹ nữ.
• Tế tác: Gian tế.
• An bạc: An trụ.
• Câu trừu: Trừu điều (điều động).
• Chất khố: Đương phô (hiệu cầm đồ).
• Hộ quán: Tịch quán (quê quán).
Tổng hợp và soạn dịch: Lan Dĩnh Quyên.
Biên tập: Lan Nhiên.