Hướng dẫn Phân tích bàithơ Đi đường. “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh là một tác phẩm văn chương vô cùng đặc biệt ngữ văn lớp 8. Bác viết khi đang bị bắt giam bởi chính quyền Tưởng Giới Thạch vì bị tình nghi là Hán gian vào năm Người sang Trung Hoa để tranh thủ sự viện trợ của nước ngoài cho cách mạng Việt Nam. Người vốn không định tạo ra một tác phẩm nghệ thuật, chỉ là cách để “giải khuây” trong những ngày tháng bị kìm kẹp nơi nhà tù ngột ngạt vậy mà “Nhật ký trong tù” lại trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng tinh hoa văn học dân tộc. Trong cuốn nhật kí mỗi bài, mỗi bài đều thấm đượm tinh thần Hồ Chủ tịch và có nhiều bài thơ mang đâm triết lí mà một trong số đó là bài thơ “Tẩu lộ”(Đi đường) mà chúng ta được học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Sau đây là bài làm văn mẫu Phân tích bài Đi đường có tính chất tham khảo. Để làm bài tập này, chúng ta cần giới thiệu xuất xứ, tác giả, tác phẩm và phân tích dấu hiệu nghệ thuật và nội dung của bài thơ.
BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐI ĐƯỜNG
Bị bắt vì bị tình nghi là gián điệp, những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác Hồ đã bị giải đi rất nhiều những nhà lao qua nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc. Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều bài thơ trong tập “Nhât kí trong tù” được lấy cảm hứng từ đề tài đi đường mà “Tẩu lộ” mà một bài thơ như vậy.
Mở đầu bài thơ, Người đưa ra một lời triết lí vô cùng giản dị, tư nhiên mà chân xác:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)
Nhấn để mở rộng...
Đúng là chỉ có đi đường mới biết đường gập ghềnh, khó đi, phải là người trực tiếp đi thì mới biết gian lao của nó. Hơn nữa tuyến đường mà Hồ Chủ Tịch đang bị áp giải không hề dễ đi mà vô cùng lắm ổ voi, ổ chuột, Người lại đi chân đất, đầu trần trong tư thế bị trói, bị canh giữ. Một cung đường không hề dễ đi chút nào. Điệp lại từ “tẩu lộ” ở cũng một dòng thơ khiến cho câu thơ in sâu hơn ấn tượng về sự đi đường với người đọc. Những câu tiếp theo, Người đặc tả về sự khó khăn ấy một cách cụ thể:
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng)
Nhấn để mở rộng...
Đến đây ta hiểu rằng, những con đường mà thi nhân đang phải vượt đâu chỉ là những con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, hết dãy này đến dãy khác, cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác đòi hỏi ta lại phải vượt qua. Nếu ở câu trên, núi được mở ra theo chiều rộng thì câu dưới núi mở ra theo chiều cao. Núi không chỉ nhiều, trùng điệp giăng khắp nơi mà còn cao, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Trong hoàn cảnh của người tù cách mạng bấy giờ thì đúng là nỗi khó khăn tăng lên gấp bội.
Ba câu trên đều nói tới khó khăn vất vả của việc đi đường, có phải ta sẽ lầm hiểu rằng nhà thơ đang mệt mỏi, kiệt sức, thoái chí nản lòng trên con đường gian nan cực khổ ấy nhưng nếu là vậy thì đó đã không phải là phong thái của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Mọi ánh sáng dường như hội tụ hết chính là ở câu thơ cuối bài:
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)
Nhấn để mở rộng...
Tuy rằng ở ba câu thơ trên, ta cảm nhận được biết bao gian nan khó nhọc của việc đi đường, xuống đến câu dưới, hình như mọi gian nan, hiểm trở tan biến đâu hết mà chỉ còn là khung cảnh thiên nhiên đẹp của muôn trùng nước non. Không còn hình bóng của một người tù bị áp giải mà chỉ còn hình ảnh của một du khách đang đứng giữa đất trời, sảng khoái mà tận hưởng thành quả sau khi đã vượt qua tất cả những cung đường khó khăn kia. Ở ba câu thơ đầu, hình ảnh thiên nhiên bao la rợn ngợp đến đâu thì câu thơ cuối con người không còn nhỏ bé bị thiên nhiên làm cho khiếp sợ mà trở nên cao lớn, hào sảng, hiên ngang vô cùng. Và đây cũng là tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên nơi người chiến sĩ cách mạng vĩ đại không bao giờ mất niềm tin vào cuộc đời.
Cả bài thơ đã gợi ra một triết lí sâu sắc đó là đi đường tuy có gian lao nhưng nếu ta có bản lĩnh vượt qua thì ta sẽ gặt hái được vẻ đẹp cuối con đường. Suy rộng ra, đây là con đường cách mạng, con đường đời, con đường nào cũng nhiều gian nan hiểm trở nhưng khi ta đã vượt qua thì ta sẽ đạt được những thành quả như mong đợi.
Chỉ với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng mà gợi ra cả một triết lí sâu sắc, và trên tất cả, ta thấy kính phục biết bao khí chất ngời sáng vĩ đại của Bác Hồ. Chính tinh thần thép ấy đã giúp Bác trở nên rắn rỏi hơn kể cả trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
BÀI VĂN 2 PHÂN TÍCH BÀI ĐI ĐƯỜNG
Hoàng Trung Thông từng nhận xét như sau về thơ Bác:
“Vần thơ của bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”
Nhấn để mở rộng...
Có lẽ cái chất thép ấy được biểu hiện rất rõ trong tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường của bác trong những ngày hành quân, hoặc dù bị địch bắt đi những đoạn đường trường khắc nghiệt. Với tinh thần ấy, bài thơ “đi đường” đã thể hiện rất rõ chất thép trong thơ Bác.
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến muôn trùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Nhấn để mở rộng...
Câu thơ mở đầu như một lời tự bạch chân thành, tự nhiên của người đi đường đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phải trải qua những chặng đường gian lao, khắc nghiệt. Đồng thời cũng hiện lên nỗi vất vả, gian truân của người chiến sĩ cộng sản. nhưng có lẽ đấy không phải là nỗi khó khăn duy nhất và đầu tiên mà ta nhìn thấy trong thơ Bác, trong một bài thơ khác ta cũng từng chứng kiến cảnh tượng ấy:
“Lủng lăng chân treo tựa giảo hình”.
Nhấn để mở rộng...
Nhưng có lẽ, đặt trong tình cảnh hiện tại, thì con đường ấy đâu chri là con đường hành quân vất vả, gian lao mà đó còn là con đường đời đầy những chùng chình, vòng vèo, đầy những chông gai, hay cũng chính là con đường cách mạng còn ghập ghềnh muôn nỗi. Đó là hành trình dài mà không phải bất cứ ai cũng đủ bản lĩnh, ý chí để vượt qua:
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.”
Nhấn để mở rộng...
Điệp từ “núi” được điệp lại hai lần, như những nét vẽ rõ ràng, gân guốc về bức tranh miền rừng núi hoang vu, heo hút, sâu thẳm chót vót đầy rẫy những thâm u và nguy hiểm. ta bỗng nhớ đến hai câu thơ:
“Hình khe thế núi gần xa”
Hay câu thơ chắc nịch này trong thơ Quang Dũng sau này:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Nhấn để mở rộng...
Với câu thơ giản dị, cách sử dụng điệp từ kết hợp với tính từ có thanh bằng càng làm cho nhịp câu thơ thêm trúc trắc, càng như níu lấy bước chân người đi đường giàu nghị lực. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi, thì hẳn ta không thể nhận ra chân dung người chiến sĩ cách mạng cộng sản Hồ Chí Minh, câu thơ tiếp là những nét vẽ chân thực mà qua đó hiện lên chân dung tinh thần của Bác:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Nhấn để mở rộng...
Dường như sau hành trình gian lao và đầy mệt nhọc, sự kiên chì, bền bỉ và ý chí của người đi đường đã được đền đáp. Đến đây. Đã là đỉnh cao của chặng đường, người đi đường đã chinh phục được những thử thách đầy khó khăn. Đó chính là bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản, của một tinh thần thép, một ý chí thép, một nghị lực phi thường bền vững. có người nói: đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, khó vì lòng người ngại núi e sông. Với câu thơ trên, Bác đã chứng minh cho ta thấy sức mạnh của ý chí, sự chịu đựng bền gan vững chí. Dường như đó đã là vẻ đẹp tinh thần rất riêng mà cũng rất truyền thống của tâm hồn người Việt, một dân tộc biết kiên chí, bền lòng. Để rồi, câu thơ cuối là thành quả xứng đáng mà người đi đường nhận được. Khi vượt lên được ranh giới khó khăn giữa từ bỏ và tiếp tục, khi lên đến đỉnh cao kia, cũng là lúc được thưởng ngoạn những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, hùng vĩ. Một tư thế ung dung, tự tại tâm thế chủ động, hiên ngang như của cong người làm chủ núi rừng, làm chủ đại ngàn rộng lớn. Giữa muôn vàn nỗi bất hạnh, gian truân người đi đường tìm được một không gian để nâng tâm hồn mình lên, không bị cùm kẹp và gông kìm trong xiềng xích và bó buộc. Đó chính là vẻ đẹp lạc quan của người chiến sĩ cách mạng cộng sản. Đường như ở câu cuối này, hình ảnh tươi sáng ấy còn là dấu hiệu cho thấy sự vận động trong hình tượng thơ. Nếu trên gian truân bấy nhiêu thì giờ đây lại thanh thản ung dung và hiên ngang bấy nhiêu. Điều ấy là cái nhìn tích cực của người chiến sĩ cách mạng, luôn tin tưởng vào con đường cách mạng dân tộc.
Với ý chí và nghị lực kiên cường, một tinh thần thép bền vững, bài thơ là chiếc gương sáng để chúng ta thôi suy nghĩ hèn nhất, mệt nhọc mỗi khi gặp khó khăn. Đồng thời nổi bật lên trên nề bức tranh ấy là tinh thần người chiến sĩ-thi sĩ Hồ Chí Minh đầy ngưỡng vọng, tự hào.
BÀI LÀM 1 PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐI ĐƯỜNG
Bị bắt vì bị tình nghi là gián điệp, những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác Hồ đã bị giải đi rất nhiều những nhà lao qua nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc. Ra đời trong hoàn cảnh như vậy, rất nhiều bài thơ trong tập “Nhât kí trong tù” được lấy cảm hứng từ đề tài đi đường mà “Tẩu lộ” mà một bài thơ như vậy.
Mở đầu bài thơ, Người đưa ra một lời triết lí vô cùng giản dị, tư nhiên mà chân xác:
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan
(Đi đường mới biết gian lao)
Nhấn để mở rộng...
Đúng là chỉ có đi đường mới biết đường gập ghềnh, khó đi, phải là người trực tiếp đi thì mới biết gian lao của nó. Hơn nữa tuyến đường mà Hồ Chủ Tịch đang bị áp giải không hề dễ đi mà vô cùng lắm ổ voi, ổ chuột, Người lại đi chân đất, đầu trần trong tư thế bị trói, bị canh giữ. Một cung đường không hề dễ đi chút nào. Điệp lại từ “tẩu lộ” ở cũng một dòng thơ khiến cho câu thơ in sâu hơn ấn tượng về sự đi đường với người đọc. Những câu tiếp theo, Người đặc tả về sự khó khăn ấy một cách cụ thể:
Trùng san chi ngoại hựu trùng san
Trùng san đăng đáo cao phong hậu
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng)
Nhấn để mở rộng...
Đến đây ta hiểu rằng, những con đường mà thi nhân đang phải vượt đâu chỉ là những con đường xấu, gồ ghề mà là đường đồi núi cao, hiểm trở trập trùng không chỉ gian nan mà còn là nguy hiểm cận kề. Từ “trùng” được điệp lại nhiều lần gợi cho ta cảm giác về những dãy núi cao trập trùng, hết dãy này đến dãy khác, cứ đi mãi, đi mãi mà cảm giác không sao đi hết được vì cứ vượt qua được dãy núi này thì lại xuất hiện một dãy núi khác đòi hỏi ta lại phải vượt qua. Nếu ở câu trên, núi được mở ra theo chiều rộng thì câu dưới núi mở ra theo chiều cao. Núi không chỉ nhiều, trùng điệp giăng khắp nơi mà còn cao, dựng đứng lên đến tận cùng vô cùng khó để vượt qua. Trong hoàn cảnh của người tù cách mạng bấy giờ thì đúng là nỗi khó khăn tăng lên gấp bội.
Ba câu trên đều nói tới khó khăn vất vả của việc đi đường, có phải ta sẽ lầm hiểu rằng nhà thơ đang mệt mỏi, kiệt sức, thoái chí nản lòng trên con đường gian nan cực khổ ấy nhưng nếu là vậy thì đó đã không phải là phong thái của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Mọi ánh sáng dường như hội tụ hết chính là ở câu thơ cuối bài:
Vạn lý dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non)
Nhấn để mở rộng...
Tuy rằng ở ba câu thơ trên, ta cảm nhận được biết bao gian nan khó nhọc của việc đi đường, xuống đến câu dưới, hình như mọi gian nan, hiểm trở tan biến đâu hết mà chỉ còn là khung cảnh thiên nhiên đẹp của muôn trùng nước non. Không còn hình bóng của một người tù bị áp giải mà chỉ còn hình ảnh của một du khách đang đứng giữa đất trời, sảng khoái mà tận hưởng thành quả sau khi đã vượt qua tất cả những cung đường khó khăn kia. Ở ba câu thơ đầu, hình ảnh thiên nhiên bao la rợn ngợp đến đâu thì câu thơ cuối con người không còn nhỏ bé bị thiên nhiên làm cho khiếp sợ mà trở nên cao lớn, hào sảng, hiên ngang vô cùng. Và đây cũng là tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên nơi người chiến sĩ cách mạng vĩ đại không bao giờ mất niềm tin vào cuộc đời.
Cả bài thơ đã gợi ra một triết lí sâu sắc đó là đi đường tuy có gian lao nhưng nếu ta có bản lĩnh vượt qua thì ta sẽ gặt hái được vẻ đẹp cuối con đường. Suy rộng ra, đây là con đường cách mạng, con đường đời, con đường nào cũng nhiều gian nan hiểm trở nhưng khi ta đã vượt qua thì ta sẽ đạt được những thành quả như mong đợi.
Chỉ với bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cô đọng mà gợi ra cả một triết lí sâu sắc, và trên tất cả, ta thấy kính phục biết bao khí chất ngời sáng vĩ đại của Bác Hồ. Chính tinh thần thép ấy đã giúp Bác trở nên rắn rỏi hơn kể cả trong bất kì hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
BÀI VĂN 2 PHÂN TÍCH BÀI ĐI ĐƯỜNG
Hoàng Trung Thông từng nhận xét như sau về thơ Bác:
“Vần thơ của bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”
Nhấn để mở rộng...
Có lẽ cái chất thép ấy được biểu hiện rất rõ trong tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường của bác trong những ngày hành quân, hoặc dù bị địch bắt đi những đoạn đường trường khắc nghiệt. Với tinh thần ấy, bài thơ “đi đường” đã thể hiện rất rõ chất thép trong thơ Bác.
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng
Núi cao lên đến muôn trùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Nhấn để mở rộng...
Câu thơ mở đầu như một lời tự bạch chân thành, tự nhiên của người đi đường đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phải trải qua những chặng đường gian lao, khắc nghiệt. Đồng thời cũng hiện lên nỗi vất vả, gian truân của người chiến sĩ cộng sản. nhưng có lẽ đấy không phải là nỗi khó khăn duy nhất và đầu tiên mà ta nhìn thấy trong thơ Bác, trong một bài thơ khác ta cũng từng chứng kiến cảnh tượng ấy:
“Lủng lăng chân treo tựa giảo hình”.
Nhấn để mở rộng...
Nhưng có lẽ, đặt trong tình cảnh hiện tại, thì con đường ấy đâu chri là con đường hành quân vất vả, gian lao mà đó còn là con đường đời đầy những chùng chình, vòng vèo, đầy những chông gai, hay cũng chính là con đường cách mạng còn ghập ghềnh muôn nỗi. Đó là hành trình dài mà không phải bất cứ ai cũng đủ bản lĩnh, ý chí để vượt qua:
“Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.”
Nhấn để mở rộng...
Điệp từ “núi” được điệp lại hai lần, như những nét vẽ rõ ràng, gân guốc về bức tranh miền rừng núi hoang vu, heo hút, sâu thẳm chót vót đầy rẫy những thâm u và nguy hiểm. ta bỗng nhớ đến hai câu thơ:
“Hình khe thế núi gần xa”
Hay câu thơ chắc nịch này trong thơ Quang Dũng sau này:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Nhấn để mở rộng...
Với câu thơ giản dị, cách sử dụng điệp từ kết hợp với tính từ có thanh bằng càng làm cho nhịp câu thơ thêm trúc trắc, càng như níu lấy bước chân người đi đường giàu nghị lực. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi, thì hẳn ta không thể nhận ra chân dung người chiến sĩ cách mạng cộng sản Hồ Chí Minh, câu thơ tiếp là những nét vẽ chân thực mà qua đó hiện lên chân dung tinh thần của Bác:
“Núi cao lên đến tận cùng
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.
Nhấn để mở rộng...
Dường như sau hành trình gian lao và đầy mệt nhọc, sự kiên chì, bền bỉ và ý chí của người đi đường đã được đền đáp. Đến đây. Đã là đỉnh cao của chặng đường, người đi đường đã chinh phục được những thử thách đầy khó khăn. Đó chính là bản lĩnh của người chiến sĩ cộng sản, của một tinh thần thép, một ý chí thép, một nghị lực phi thường bền vững. có người nói: đường đi không khó vì ngăn sông cách núi, khó vì lòng người ngại núi e sông. Với câu thơ trên, Bác đã chứng minh cho ta thấy sức mạnh của ý chí, sự chịu đựng bền gan vững chí. Dường như đó đã là vẻ đẹp tinh thần rất riêng mà cũng rất truyền thống của tâm hồn người Việt, một dân tộc biết kiên chí, bền lòng. Để rồi, câu thơ cuối là thành quả xứng đáng mà người đi đường nhận được. Khi vượt lên được ranh giới khó khăn giữa từ bỏ và tiếp tục, khi lên đến đỉnh cao kia, cũng là lúc được thưởng ngoạn những cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng, trữ tình, hùng vĩ. Một tư thế ung dung, tự tại tâm thế chủ động, hiên ngang như của cong người làm chủ núi rừng, làm chủ đại ngàn rộng lớn. Giữa muôn vàn nỗi bất hạnh, gian truân người đi đường tìm được một không gian để nâng tâm hồn mình lên, không bị cùm kẹp và gông kìm trong xiềng xích và bó buộc. Đó chính là vẻ đẹp lạc quan của người chiến sĩ cách mạng cộng sản. Đường như ở câu cuối này, hình ảnh tươi sáng ấy còn là dấu hiệu cho thấy sự vận động trong hình tượng thơ. Nếu trên gian truân bấy nhiêu thì giờ đây lại thanh thản ung dung và hiên ngang bấy nhiêu. Điều ấy là cái nhìn tích cực của người chiến sĩ cách mạng, luôn tin tưởng vào con đường cách mạng dân tộc.
Với ý chí và nghị lực kiên cường, một tinh thần thép bền vững, bài thơ là chiếc gương sáng để chúng ta thôi suy nghĩ hèn nhất, mệt nhọc mỗi khi gặp khó khăn. Đồng thời nổi bật lên trên nề bức tranh ấy là tinh thần người chiến sĩ-thi sĩ Hồ Chí Minh đầy ngưỡng vọng, tự hào.