Hướng dẫn làm bài văn phân tích đoạn trích tình yêu và thù hận trích tác phẩm Romeo và Juliet lớp 11

Thời đại phục hưng kéo dài từ thế kỉ XV-XVI ở Châu Âu bắt nguồn từ nền văn minh cổ đại. Văn hóa Phục hưng là bước tiến lịch sử văn minh Tây Âu và là bước ngoặt vĩ đại nhất mà xã hội loài người từng có. Nó được tạo lập nhằm mục đích nhân văn, trân trọng ngợi ca , đấu tranh vì con người đồng thời tố cáo thế lực phong kiến, nâng cao khát vọng giải phóng của con người. Trong thời đại này, nhiều tác phẩm ra đời hướng đến giá trị ấy, tác phẩm Romeo và Juliet của Shakespeare cũng nằm trong số đó. Tác phẩm được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thực về hận thù giữa hai nhà, bối cảnh là thàn Vê-ro-ma, Ý từ thời trung cổ. Trong chương trình ngữ văn lớp 11 ta được tiếp cận với tác phẩm này qua đoạn trích Tình yêu và thù hận nằm ở hồi II cảnh 2, kể lại mối tình lãng mạn , nồng nhiệt của Romeo và Juliet. Dưới đây là bài văn hướng dẫn phân tích đoạn trích một cách cụ thể và hàm súc nhất để các bạn tham khảo và có thêm kiến thức về tác phẩm nhé.

BÀI LÀM PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN LỚP 11

Có người từng nói:" đọc tác phẩm của Shakespeare, tôi trở nên lớn hơn, thông minh hơn, trong sạch hơn.. vượt lên những giới hạn của bản thân" . Thật vậy đọc tác phẩm của ông, ta luôn nhận được những thông điệp truyền tải khác nhau mang giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm Romeo và Juliet không ngoại lệ, tấn bi kịch tình yêu được khắc họa rõ nét, Shakespeare qua đó khẳng định và ngợi ca sức mạnh của tình yêu đích thực gắn với khát vọng giải phóng con người và lên án tố cáo xã hội phong kiến xấu xa. Trong đó có đoạn trích Tình yêu và thù hận là một trong những cảnh tiêu biểu được ông dựng lên đầy sinh động.

Đó là trong một đêm hội hóa trang, chàng Romeo đã gặp và say đắm nàng Juliet. Đêm hôm ấy, Romeo quay lại, vượt tường vào nhà Juliet chỉ để gặp lại nàng , bất chấp hiểm nguy cả tính mạng. Đêm ấy là một đêm trăng thanh gió mát, bối cảnh thơ mộng cho cuộc gặp gỡ giữa đôi trẻ. Dường như khi nhìn thấy Juliet xuất hiện bên cửa sổ thì tình yêu của Romeo đã tìm đến với đôi cánh của ngôn ngữ. Chàng so sánh Juliet với vừng dương trong vũ trụ kia chứ không phải mặt trăng bởi dù biết ánh trắng sáng, đẹp nhưng là ánh trăng đồng cốt héo hon, trinh bạch suốt đời còn vừng dương luôn tỏa ánh sáng chói lòa rực rỡ. Những người yêu nhau họ cũng luôn tìm đến những ánh sáng mãnh liệt và rực rỡ như mặt trời vậy. Dưới đôi mắt của Romeo, nàng Juliet hiện lên như ánh dương tươi non chói lòa. Khi Romeo nhìn tới đôi mắt của nàng, đôi mắt biết nói ấy như sự mấp máy của làn môi khi nói. Chàng ví mắt nàng như những vì sao trên trời lấp lánh lung linh, chàng khẳng định rằng khi đó bầu trời sẽ được soi sáng, nhưng khi sao xuống dưới đôi lông mày kia sẽ bị lu mờ bởi vẻ hồng hào của đôi gò má. Quả thật trong mắt người đang yêu, đối phương thật đẹp, qua cách so sánh đặt dưới nhiều góc độ hoặc tương đồng, hoặc trái ngược thì hình ảnh Juliet hiện lên thật đẹp, không khuôn sáo, tán tụng mà xuất phát từ trái tim yêu thương chân thành của Romeo. Dường như chàng luôn có một khao khát được chinh phục và gần gũi đối phương, chàng thần tiên hóa vẻ đẹp của Juliet đó cũng là cảm xúc tất yếu khi đang yêu, một tình yêu chân thành không vụ lợi.

Nếu Romeo là một người con trai bồng bột say đắm vượt hiểm nguy để đến với tình yêu thành thì Juliet cũng là một cô gái hết mình vì tình yêu của mình, luôn khắc khoải mà sáng suốt. Nàng cũng say đắm thốt lên "ôi chao" cảm xúc bị dồn nén không chủ đích nói ra nhưng lại lỡ được nói ra mang theo những tâm sự lo lắng, nàng lo về mối thù giữa hai dòng họ và nàng càng không chắc chắn Romeo có yêu nàng thật lòng. Đó là những băn khoắn của trái tim đang yêu. Qua lời độc thoại của nàng, nàng đã thổ lộ trực tiếp tình cảm của mình với Romeo nhưng nàng đâu hay chàng đang đứng dưới và nghe được tâm tư của nàng. Cái tên "romeo" ông chỉ gắn liền với hạnh phúc mà đó còn là sự lo âu về dòng họ Mông-ta-giu là nguyên nhân dẫn đến mối thù truyền kiếp. Không chỉ nêu là băn khoăn mà Juliet còn tự gỡ rối cho chính mình bằng cái nhìn của người trong cuộc , bằng sự chỉ dẫn của con tim. Giải pháp nàng đưa ra là "khước từ dòng họ của chàng..." trong lời khẩn cầu tha thiết. Nàng đến với tình yêu bằng sự trong sáng, hồn nhiên thuần khiết nhưng lại chín chắn hơn độ tuổi thiếu nữ vừa chớm hé. Phải chăng khi đối diện với tình thế này, Juliet đã có cách nhìn sáng suốt, quyết liệt, yêu chàng theo cách của riêng mình.

Trên đời này, cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm. Cách bộc lộ trực tiếp, rõ ràng tình cảm của hai nhân vật đã vượt lên trên thù hận hiện lên qua những lời độc thoại của Juliet là người ám ảnh về bức tường ngăn cách giữa hai người. Ta nhìn đó là một bức tường đá cao bao quanh vườn nhà Juliet, là nơi mà Romeo phải vượt qua, là lãnh địa cấm , nó không chỉ là hình ảnh thật mà còn là bức tường hận thù truyền kiếp giữa hai dòng họ, bức tường tình cảm khi Juliet chưa biết Romeo có thật lòng, là bức tường lễ giáo phong kiến cao vời vợi. Quả là một không gian chất chứa quá nhiều những ngăn trở, dù chỉ cách nhau một bậc thang thôi nhưng họ cũng không dám tiến tới gần hơn nữa. Có thể vượt lên những ngăn trở ấy là những gì tình yêu có thể làm thì tình yêu dám làm. Nếu rào cản là tên tuổi dòng họ thì cả hai đều tự nguyện từ bỏ, thậm chí là quyết liệt thù ghét tên tuổi của mình. Nếu hai người tồn tại bức tường tình cảm thì Romeo hóa giải ngay lập tức bằng những hành động và lời nói đầy lãng mạn. Trong lời nói của Romeo, từ "tình yêu" được lặp lại bốn lần như cuốn phăng đi lo lắng cưa Juliet. Cả hai đều có sự đồng lòng, quyết tâm của đôi trẻ bảo vệ tình yêu chân chính.

Trong đoạn trích, thù hận không xuất hiện như một trở ngại tình yêu mà chỉ mới thoáng trong ý nghĩ của nhân vật. Cả hai đều ý thức được điều đó nhưng nỗi lo chung thực sự củ hai người là nỗi lo không được yêu. Tình yêu và thù hận là một đoạn trích giàu chất thơ ca ngợi tình yêu lứa đôi đẩy lùi những ân oán thù hận của con người.