Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu phân tích tình huống truyện trong “Chữ người tử tù”. Nguyễn Tuân là một trong những cây bút độc đáo và sáng tạo với phong cách riêng trong thi đàn văn học, đặc viết là những sáng tác trên cả phương diện truyện ngắn lãng mạn và tùy bút,kí. “Cái râu, cái tóc ông chẳng giống ai”. Cả sự nghiệp của mình ông không giống ai cũng không để ai giống mình. Chính vì mất, nhà văn Nguyễn Tuân mất đi như mang theo một khoảng trời rộng lớn của văn học. Trong số ấy, truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một trong những truyện ngắn làm nên tên tuổi của ông trong giai đoạn truyện vang bóng một thời. Và với mỗi truyện ngắn, rõ ràng thì thành công trong mỗi yếu tố nhỏ nhất mới làm nên thành cong cho tác phẩm, trong đó phải kể đến tình huống truyện. Vậy thì tình huống truyện trong truyện ngắn này là gì, có ý nghĩa như thế nào? Hôm nay mình sẽ giúp các bạn bài văn phân tích tình huống truyện “Chữ người tử tù nhé”. Với đề bài này các bạn cần nên tình huống ấy là gì, ý nghĩa như nào và khẳng định tài năng xây dựng của nhà văn nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN ChỮ NGƯỜI TỬ TÙ
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Vai trò của tình huống.
2.THÂN BÀI:
Giải thích:
Tình huống truyện là gì.
Ý nghĩa.
Tình huống truyện Chữ người tử tù:
- Xoay quanh cuộc kì ngộ giữa quản ngục, Huấn Cao và thơ lại.
- Nhờ đó tính cách nhân vật đươc bộc lộ:
- Huấn cao là một bậc anh hùng có tài viết chữ thư pháp, có khí phách và thiên lương.
- Quản ngục là người yêu cái đẹp và biết trọng người tài nhưng lại bị đầy ải vào chốn cạn bạ.
- Quản ngục là người đáng tin cậy, biết yêu cái đẹp, trọng người tài.
Tài năng:
- Nghệ thuật xây dựng và khắc họa vẻ đẹp hình tượng.
- Hình tượng độc đáo rất đúng với quan niệm của Nguyễn Tuân:
- Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định vai trò và tài năng Nguyễn Tuân.
BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là nơi mà sự sống hiện lên đậm đặc nhất và cũng là điểm thấy được sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ. Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã tạo ra một tình huống độc đáo, hấp dẫn đầy kịch tích: đó là cuộc kì ngộ giữa ba nhân vật quản ngục, Huấn Cao và thầy Thơ lại.
“Chữ Người tử tù” là một trong rất nhiều những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tâm. Truyện xoay quanh ba nhân vật quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao trong đó nhân vật chính là Huấn Cao và Quản Ngục, bằng tài hoa và sự tinh tế của mình, Nguyễn Tuân đã tạc dựng nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn và nhất là một tình huống truyện giàu kịch tính. Tình huống truyện là một sự kiện có tính chất nổi bật mà qua đó bản chất đời sống được bộc lộ. Đối với truyện ngắn, tình huống truyện có ý nghĩa then chốt vì nó góp phần giúp cho cốt truyện phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ và tư tưởng nhà văn được sáng rõ. Vì thế đã có người ví, tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc toàn bộ truyện ngắn. Chính vì thế, chỉ khi là một bàn tay tài hoa và có sự hiểu đời, hiểu người thì nhà văn mới có thể chọn được một tình huống đặc sắc trong cuộc sống phong phú, muôn màu ngoài kia.
Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn.
Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tìa, yêu cái đẹp. Đòng thời tính cách nhân vật cũng được bộc lộ: Huấn Cao là người tài hoa uyên bác, anh hùng có khí phách có thiên lương; quản ngục đúng alf quản ngục của Nguyễn Tuân dù sống trong chốn cạn bã, quay quắt nhưng tấm lòng yêu cái đẹp biết trọng người tài của ông giống như một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc xô bồ, hỗn loạn. Hoàn cảnh không thể nào thay đổi bản chất lương thiện và tốt đẹp trong tâm hồn con người. Cũng qua tình huống ấy, tư tưởng nhà văn được bộc lộ: Nguyễn Tuân một cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp bị ẩn dấu và khuất lấp, thậm chí là cái đẹp độc đáo, mãnh liệt và ấn tượng ông đã qua tình huống này ca ngợi cái đẹp, cái đẹp của tâm hồn và nhân cách con người, cái đpẹ của tài năng. Đồng thời việc ca ngợi và tìm ra cái đẹp kín đáo bị ẩn lấp ấy cũng chính là một biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước khi ca ngợi những con người dân tộc.
Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.
LẬP DÀN Ý BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN ChỮ NGƯỜI TỬ TÙ
1.MỞ BÀI:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Vai trò của tình huống.
2.THÂN BÀI:
Giải thích:
Tình huống truyện là gì.
Ý nghĩa.
Tình huống truyện Chữ người tử tù:
- Xoay quanh cuộc kì ngộ giữa quản ngục, Huấn Cao và thơ lại.
- Nhờ đó tính cách nhân vật đươc bộc lộ:
- Huấn cao là một bậc anh hùng có tài viết chữ thư pháp, có khí phách và thiên lương.
- Quản ngục là người yêu cái đẹp và biết trọng người tài nhưng lại bị đầy ải vào chốn cạn bạ.
- Quản ngục là người đáng tin cậy, biết yêu cái đẹp, trọng người tài.
Tài năng:
- Nghệ thuật xây dựng và khắc họa vẻ đẹp hình tượng.
- Hình tượng độc đáo rất đúng với quan niệm của Nguyễn Tuân:
- Luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
3.KẾT BÀI:
Khẳng định vai trò và tài năng Nguyễn Tuân.
BÀI LÀM BÀI VĂN PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
Tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là nơi mà sự sống hiện lên đậm đặc nhất và cũng là điểm thấy được sáng tạo và tài năng người nghệ sĩ. Với bàn tay tài hoa của mình, Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” đã tạo ra một tình huống độc đáo, hấp dẫn đầy kịch tích: đó là cuộc kì ngộ giữa ba nhân vật quản ngục, Huấn Cao và thầy Thơ lại.
“Chữ Người tử tù” là một trong rất nhiều những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Tâm. Truyện xoay quanh ba nhân vật quản ngục, thầy thơ lại và Huấn Cao trong đó nhân vật chính là Huấn Cao và Quản Ngục, bằng tài hoa và sự tinh tế của mình, Nguyễn Tuân đã tạc dựng nên những hình tượng nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn và nhất là một tình huống truyện giàu kịch tính. Tình huống truyện là một sự kiện có tính chất nổi bật mà qua đó bản chất đời sống được bộc lộ. Đối với truyện ngắn, tình huống truyện có ý nghĩa then chốt vì nó góp phần giúp cho cốt truyện phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ và tư tưởng nhà văn được sáng rõ. Vì thế đã có người ví, tình huống giống như một lát cắt trên thân cây mà qua đó thấy được trăm năm đời thảo mộc, là thứ nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc toàn bộ truyện ngắn. Chính vì thế, chỉ khi là một bàn tay tài hoa và có sự hiểu đời, hiểu người thì nhà văn mới có thể chọn được một tình huống đặc sắc trong cuộc sống phong phú, muôn màu ngoài kia.
Trong “Chữ người tử tù” tình huống truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ kì ngộ giữa Huấn Cao và quản ngục. Đó là một tình huống có tính chất éo le, kịch tính và ngang trái, bởi Huấn Cao là tử tù cò quản ngục là quản tù; Huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn triều đình còn quản ngục lại là công cụ bảo vệ triều đình, đại diện cho triều đình. Huấn Cao là một anh hùng có chí khí, khí phách hiên ngang và có tài viết chữ thư pháp được ví như người tài lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa còn quản ngục mặc dù sống trong chốn cặn bã, lừa lọc, tàn nhẫn nhưng lại yêu cái đẹp, trọng người tài. Huấn Cao bị cầm tù về nhân thân nhưng tự do về thân cách còn quản ngục tự do về nhân thân nhưng lại bị cầm tù bởi nhân cách. Trên bình diện xã hội, họ ở hai chiến tuyến đối lập nhau, chính vì thế tình huống truyện càng gay gắt và kịch tính hơn.
Tình huống truyện giúp cho cốt truyện phát triển từ cuộc gặp gỡ đến sự biệt đại của quản ngục cho Huấn Cao rồi đến sự hiểu nhầm của Huấn Cao trước tấm lòng của quản ngục để rồi sự trân trọng và quý mến khi nhận ra tấm lòng chân thành và sự biệt đãi của quản ngục, một người biết quý trọng người tìa, yêu cái đẹp. Đòng thời tính cách nhân vật cũng được bộc lộ: Huấn Cao là người tài hoa uyên bác, anh hùng có khí phách có thiên lương; quản ngục đúng alf quản ngục của Nguyễn Tuân dù sống trong chốn cạn bã, quay quắt nhưng tấm lòng yêu cái đẹp biết trọng người tài của ông giống như một thanh âm trong trẻo trong bản nhạc xô bồ, hỗn loạn. Hoàn cảnh không thể nào thay đổi bản chất lương thiện và tốt đẹp trong tâm hồn con người. Cũng qua tình huống ấy, tư tưởng nhà văn được bộc lộ: Nguyễn Tuân một cây bút suốt đời đi tìm cái đẹp bị ẩn dấu và khuất lấp, thậm chí là cái đẹp độc đáo, mãnh liệt và ấn tượng ông đã qua tình huống này ca ngợi cái đẹp, cái đẹp của tâm hồn và nhân cách con người, cái đpẹ của tài năng. Đồng thời việc ca ngợi và tìm ra cái đẹp kín đáo bị ẩn lấp ấy cũng chính là một biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước khi ca ngợi những con người dân tộc.
Bằng tài năng và tấm lòng yêu con người, yêu cái đẹp. Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra được tình huống truyện đặc sắc và hấp dẫn, chỉ có thể là một cây bút tài năng mới thành công như vậy. Chữ người tử tù luôn là một truyện ngắn hấp dẫn bởi giọng riêng của Nguyễn Tuân.