[url=attachments/upload_2023-4-19_11-32-40-png.5978/][/url]
* * *
- Bông ơi mẹ bảo này, cái này ngon lắm, ăn thử đi.
- Ngon thật á mẹ? (Ánh mắt nghi hoặc sau khi đã ngửi món ăn)
- Thật chứ con!
- Thế sao mùi đắng thế mẹ?
- Mùi thôi con, xào với trứng là hết vị đắng rồi.
Bé gái vẻ chừng vẫn lăn tăn lắn tắn phân vân lắm. Thế rồi con bé làm liều, quyết một cái, rồi bỏ miếng mướp đắng xào trứng vào miệng. Mà con bé cũng tinh lắm, ngờ ngờ vực vực thế nên nó chẳng ăn miếng xanh lè trên đĩa đâu, nó xúc lấy miếng trứng trắng bồng bềnh những đã hơi lờ lờ đi theo màu xanh của mướp trước.
Rồi xong, bữa cơm hôm đấy cả nhà được con bé chu chu cái miệng lên mà mếu máo.
Trẻ con mà, có mấy đứa lại không thích ăn ngọt đâu, mà thế thì có khác nào những thứ cay thứ đắng nghiễm nhiên trở thành tội đồ thế kỷ chứ.
Ông cha ta nói cấm có sai đâu bao giờ, rắn cắn một lần ba năm sợ cỏ, người lớn đã vậy thì trẻ con đến mức nào nữa. Từ lần đó trở đi, con bé nhìn thấy mướp đắng là nhăn mặt nhăn mũi rồi, có dám động đũa vô lần nào nữa đâu.
Thời gian thấm thoát qua đi, bé con ngày nào còn thò lò mũi xanh, chân nọ xỏ vào ống quần chân kia nay lớn rồi. Mà con bé cũng ra dáng đáo để lắm, đòi đi tranh đua, tự lập từ sớm cơ. Rồi mười tám tuổi năm ấy, con bé dọn ra khỏi nhà, cảm giác cả thế giới xung quanh rộng lớn lắm, tốt đẹp lắm, và bé gái ngày nào ấy vẫn giữ một trái tim cháy bỏng nhiệt huyết hướng về thế giới ngoài kia, chẳng muốn níu chân tại một nơi đâu, muốn thả hồn mình bềnh bồng theo gió, vi vu giữa đất trời thênh thang bạt ngàn cơ.
Rồi ra ngoài ở, lần đầu tiên trong cuộc đời, nó phải ngồi tính toán cặn kẽ đến từng nghìn lẻ thu vào chi ra, chi li đến cả bữa ăn tiền tiêu hạn mức hôm nay ngày mai và cả tuần sau. Mà con bé cũng quật cường, lắm khi thiếu quá nó mới rụt rè về nhà, xin bố mẹ. Nhiều lúc nó nghĩ, khổ quá, hay về nhà nhỉ? Thế rồi nó kiên quyết phủ nhận ngay, về nhà sao, cuối cùng rồi mình cũng sẽ phải dọn ra thôi, mình có ở được với bố mẹ cả đời đâu, mà bố mẹ cũng chẳng thể nuôi mình được bao lâu nữa, năm nay đã mười tám rồi, còn bao lâu nữa đâu. Giờ mình mà vẫn chẳng còn làm được tích sự gì cho đời thì mai sau bố mẹ già rồi, không có chỗ dựa mà chẳng lẽ mình còn ăn bám chắc. Không thể thế được!
Trái tim thiếu nữ của nó, đã từng bé bỏng, dễ vỡ lắm. Mà nó cũng biết tính mình mềm, dễ nản, nên cứ mỗi đêm, lúc nó một mình, nước mắt như muốn ứa ra, nó lại tự nhủ, ám thị tâm lý chính mình. Nó từng đọc ở đâu đấy rằng, khi có niềm tin mãnh liệt vào điều gì đó, cố gắng hết sức làm nó thì cả vũ trụ sẽ trợ lực cho mình. Xong nó lại tự tưởng tượng đến viễn cảnh bản thân nó tương lai, nếu hiện tại mà chiều chuộng thì mai sau liệu nó có gánh vác nổi không? Đương nhiên là không rồi, nó nghĩ đến cảnh đó đã thấy sợ rồi.
Nghĩ là vậy, thực tế con bé tuổi đời đã nhiêu đâu, liệu nó có thể làm được cái gì chứ, cũng chỉ là mấy công việc bán thời gian ở cửa hàng tiện lợi, rồi hay sắp xếp hàng, giao hàng online, vừa mệt vừa tốn thời gian mà tiền lương lại chẳng được bao nhiêu. Thu xếp để ăn mặc đầy đủ đã là tốt, vậy mà nó còn dè xỉn để mà tích tiền đóng học phí.
Bố mẹ con bé nhìn thấy thế cũng thương lắm, mà nó cũng ngang, nó quyết không đến lúc khó khăn không nhận của bố mẹ một đồng.
Vào năm học được vài tháng, đến lúc thi học kỳ. Lúc nào mọi việc như xô bồ, tràn kín lịch biểu của nó, như muốn nó luôn vắt chân lên cổ mà chạy không ngơi không nghỉ để có thể mà đuổi kịp ấy. Lắm hôm, chạy bên ngoài cả buổi 9-10 giờ nó mới lê về được khu trọ, may vẫn còn quán cơm mở cửa.
- Cô ơi cô, có còn cơm không ạ?
Bác bán cớm tay cầm khay sắt toan mang ra sau bếp, thấy con bé hỏi bác cũng ngừng lại.
- Còn nhé bé. Thùng cơm ngoài kia hết cơm rồi, đợi cô tý, cô lấy cho. Bé ăn nhiều hay ăn ít.
- Cho cháu vừa vừa thôi ạ. Cháu cảm ơn ạ!
Con bé vui lắm, lâu lắm rồi nó mới được người khác xới cơm cho mà ăn. Mà tính ra, cũng tại hôm nay sắp đóng của nên con bé mới có cơ ấy, nhưng mà thôi, không sao.
Nó tính đưa tay ra xin hộp cơm, rồi nghe thấy bác bảo.
- Ngoài kia hết thức ăn rồi, trong này còn một ít. Cháu lấy không?
Đôi mắt nó sáng lên lấp lánh. Lúc đầu nó còn nghĩ mình chắc sẽ phải mua cơm về chan với nước mì tôm mà ăn, may quá.
- Có ạ! Cháu cảm ơn cô nhiều ạ!
Bác nghe nó nói vậy, tâm trạng cũng phơi phới theo. Mệt mỏi cả một ngày, nghe tiếng cảm ơn xong mà thấy đã gì đâu. Tay bác nhanh nhẹn lắm, gắp gắp đã đầy hộp rồi, đưa cho nó.
- 20k nhé bé.
- 20k ạ? Giọng nó hơi hơi nghi hoặc, nhưng vừa nói nó cũng vừa đưa tay vào túi lấy tiền ra.
- Ừ, còn có một ít nên cô cho hết vào luôn.
Nó đưa tiền cho cô, nói câu cảm ơn rồi vui vẻ đi. Cầm trong tay hộp cơm nặng hơn hẳn mọi hôm, nó tung tăng về xóm trọ, miệng lẩm bẩm câu hát, rõ là tâm tình đang rất vui sướng.
- Về rồi. Ấy, giờ này vẫn còn quán cơm mở cơ à?
- Ừ, chạy về vừa kịp lúc cô chuẩn bị đóng hàng.
- May đấy. Tao còn đã đun nước sôi đợi mày về rồi này.
- Tao không biết nên cảm ơn mày hay nên kêu mày gì nữa. Ai nha, người ta bận bịu cả ngày bên ngoài, về không có cơm nóng rượu ngon đợi chờ, được có đúng siêu nước sôi. Nghe có thương tao không cơ chứ!
- Thương thương cái gì? Mày tự đòi tự chuốc lấy còn kêu ai. Rồi rồi đừng mếu, ngồi xuống ăn đi, tao có mua hai hộp sữa chua đây này. Với lại lần sau ấy, bận thì bận không lẽ không dành ra được 15 phút, kiếm cái gì mà ăn, ăn muộn thế này hại dạ dày lắm. Khéo người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh không chừng đấy. Này, mày nghe tao nói đi chứ, giờ mày chưa thấy gì chứ vài ba năm nữa đố ai chịu được đấy.
- Em xin lỗi ạ! Lần sau em sẽ không thế nữa, giờ em ăn đây chị ạ. Mà cô ấy tốt thật ấy, gắp tao cả đống.
- Cô ấy thì- Này lại sao đấy? Hay, lúc cô ấy gắp mày không nhìn đúng không?
- Đây là lần đầu tao ăn quán cô lúc muộn thế..
- Mướp đắng xào trứng, món tủ của cô đấy. Ăn thử đi, không tệ như mày nghĩ đâu. Mùi hơi hắc tý thôi, đắng thì ăn với cơm ấy, đừng ăn riêng.
Giờ con bé phải đấu tranh dữ dội dữ lắm. Nó phân vân, đồ ăn vẫn là hai mặn một chay, nó mà không ăn mướp đắng là không có chất xơ. Mặc dù chỉ là một buổi nhưng cảm giác không thích tý nào. Mà ăn thì đắng quá.
- Tin tưởng tao đi chứ, tao có nói sai bao giờ chưa. Ăn mát lắm, một miếng mướp một miếng cơm, ăn không đắng tý nào luôn, còn thấy được vị ngọt nữa đấy.
Nghe con bạn cùng phòng lải nhải liên hồi không dứt, con bé dường như gom đủ can đảm rồi, làm theo lời bạn nó nói. Nó ăn một miếng.
Nhai giòn rồm rộp, ăn kỹ thì mới thấy hơi đắng, có vị ngọt, mùi trứng béo ngậy át đi cái đắng cái chát của mướp đắng, giờ nó lan ra cả khoang miệng. Lát mướp mỏng bay, chưa nhai được mấy cái đã trôi tuột xuống dạ dày. Hình như, hình như ngon hơn mình nghĩ thì phải.
- Ngon đúng không. Giờ thử ăn miếng mướp đắng vậy đi.
Ma xui quỷ khiến, con bé nghe theo. Rồi, lần này thì vị đắng như bom hẹn giờ nổ ra trong miệng con bé.
Con bé vội vàng gắp thêm miếng trứng, và miếng cơm cho trung hòa lại.
- Ha ha, vui không.
- Đắng chết đi được, mày lừa tao.
- Xin lỗi, tại nhìn mày ăn có miếng mướp thôi mà như lâm đại địch trông hài quá. Rồi giờ đỡ mệt hơn chưa.
-?
Ừ, hình như, lòng mình nó bớt đi một chút, một cái gì đó, trĩu nặng, đè nén mình từ lâu. Một cảm giác gì đó mới lạ, lạ lẫm, nhưng khá dễ chịu.
- Tao thấy nhiều người thích ăn mướp đắng lắm. Xong có bữa tao hỏi mẹ tại sao nhiều người thích ăn vậy. Mày biết không, mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, ý y như mặt chữ, ăn vào cho cái khổ nó qua. Mà người Việt Nam mình tao thấy có cái này lạ lắm, cảm giác người ta sẵn sàng chịu khổ, làm lụng vất vả vì người ta cảm thấy chỉ khi mình chịu đựng đủ rồi, thì mình mới có thể kiên cường đứng lên, vững vàng đối mặt với con đường phía trước ấy. Đừng nhìn tao ngạc nhiên thế, mày còn không phải nhân chứng sống đây còn gì. Ăn vào cho cái khổ nó qua, làm đi cho tương lai không phải khổ. Nghe hay thật ấy, cơ mà tao không thế. Tao không thích chịu khổ, tao không thích khổ trước sướng sau, tao thích những gì bình bình lặng lặng, bằng phẳng thôi. Cần gì phải cố quá, quá cố có phải đẹp mặt không cơ chứ.
Con bé lúc này đang nhai ngấu nhai nghiến, vừa nghe vừa cho được vài cái gật gù. Dù chuyện liên quan trực tiếp đến mình, nhưng con bé chẳng quan tâm đâu. Lúc này nó chỉ nghĩ: Mướp đắng hóa ra là khổ qua, nên ăn cho cái khổ nó qua. Đúng thật ấy chứ, đắng quá, đắng đến mức nó chỉ còn tập trung duy nhất vào đầu lưỡi của mình. Trong một lúc, nó có còn suy nghĩ quan tâm gì đến những điều nó đang trải qua đâu, nó quên hết tất cả thảy luôn. Ngộ thật ấy chứ. Cơ mà công nhận nói đúng thật.
- Ăn xong thu dọn đi, mai có kiểm tra đầu tiết đấy.
- Ừa. Xin hộp sữa chua.
- Vẫn còn nhớ? Này.
Nó đón lấy, nói câu cảm ơn. Hộp sữa chua mát lạnh, khiến nó cảm thấy tinh thần mình cũng sảng khoái theo. Xúc một miếng thật to ăn-
- Sữa chua không đường!
- Mày biết tao thích ăn gì mà.
- Biết thế tao nhìn bao bì hộp, tao thấy mày tự nhiên ân cần lạ thường là nghi nghi rồi. Ai ngờ mày ác thế.
- Ha hả, đắng với chua, combo hoàn hảo, vui không?
- Vui, vui, bạn là nhất, bạn cực kỳ biết cách khiến người khác vui.
- Ha ha.
Rồi hai đứa nói qua lại vài câu, ai về chỗ người nấy, ôn bài.
Hết.
* * *
- Bông ơi mẹ bảo này, cái này ngon lắm, ăn thử đi.
- Ngon thật á mẹ? (Ánh mắt nghi hoặc sau khi đã ngửi món ăn)
- Thật chứ con!
- Thế sao mùi đắng thế mẹ?
- Mùi thôi con, xào với trứng là hết vị đắng rồi.
Bé gái vẻ chừng vẫn lăn tăn lắn tắn phân vân lắm. Thế rồi con bé làm liều, quyết một cái, rồi bỏ miếng mướp đắng xào trứng vào miệng. Mà con bé cũng tinh lắm, ngờ ngờ vực vực thế nên nó chẳng ăn miếng xanh lè trên đĩa đâu, nó xúc lấy miếng trứng trắng bồng bềnh những đã hơi lờ lờ đi theo màu xanh của mướp trước.
Rồi xong, bữa cơm hôm đấy cả nhà được con bé chu chu cái miệng lên mà mếu máo.
Trẻ con mà, có mấy đứa lại không thích ăn ngọt đâu, mà thế thì có khác nào những thứ cay thứ đắng nghiễm nhiên trở thành tội đồ thế kỷ chứ.
Ông cha ta nói cấm có sai đâu bao giờ, rắn cắn một lần ba năm sợ cỏ, người lớn đã vậy thì trẻ con đến mức nào nữa. Từ lần đó trở đi, con bé nhìn thấy mướp đắng là nhăn mặt nhăn mũi rồi, có dám động đũa vô lần nào nữa đâu.
Thời gian thấm thoát qua đi, bé con ngày nào còn thò lò mũi xanh, chân nọ xỏ vào ống quần chân kia nay lớn rồi. Mà con bé cũng ra dáng đáo để lắm, đòi đi tranh đua, tự lập từ sớm cơ. Rồi mười tám tuổi năm ấy, con bé dọn ra khỏi nhà, cảm giác cả thế giới xung quanh rộng lớn lắm, tốt đẹp lắm, và bé gái ngày nào ấy vẫn giữ một trái tim cháy bỏng nhiệt huyết hướng về thế giới ngoài kia, chẳng muốn níu chân tại một nơi đâu, muốn thả hồn mình bềnh bồng theo gió, vi vu giữa đất trời thênh thang bạt ngàn cơ.
Rồi ra ngoài ở, lần đầu tiên trong cuộc đời, nó phải ngồi tính toán cặn kẽ đến từng nghìn lẻ thu vào chi ra, chi li đến cả bữa ăn tiền tiêu hạn mức hôm nay ngày mai và cả tuần sau. Mà con bé cũng quật cường, lắm khi thiếu quá nó mới rụt rè về nhà, xin bố mẹ. Nhiều lúc nó nghĩ, khổ quá, hay về nhà nhỉ? Thế rồi nó kiên quyết phủ nhận ngay, về nhà sao, cuối cùng rồi mình cũng sẽ phải dọn ra thôi, mình có ở được với bố mẹ cả đời đâu, mà bố mẹ cũng chẳng thể nuôi mình được bao lâu nữa, năm nay đã mười tám rồi, còn bao lâu nữa đâu. Giờ mình mà vẫn chẳng còn làm được tích sự gì cho đời thì mai sau bố mẹ già rồi, không có chỗ dựa mà chẳng lẽ mình còn ăn bám chắc. Không thể thế được!
Trái tim thiếu nữ của nó, đã từng bé bỏng, dễ vỡ lắm. Mà nó cũng biết tính mình mềm, dễ nản, nên cứ mỗi đêm, lúc nó một mình, nước mắt như muốn ứa ra, nó lại tự nhủ, ám thị tâm lý chính mình. Nó từng đọc ở đâu đấy rằng, khi có niềm tin mãnh liệt vào điều gì đó, cố gắng hết sức làm nó thì cả vũ trụ sẽ trợ lực cho mình. Xong nó lại tự tưởng tượng đến viễn cảnh bản thân nó tương lai, nếu hiện tại mà chiều chuộng thì mai sau liệu nó có gánh vác nổi không? Đương nhiên là không rồi, nó nghĩ đến cảnh đó đã thấy sợ rồi.
Nghĩ là vậy, thực tế con bé tuổi đời đã nhiêu đâu, liệu nó có thể làm được cái gì chứ, cũng chỉ là mấy công việc bán thời gian ở cửa hàng tiện lợi, rồi hay sắp xếp hàng, giao hàng online, vừa mệt vừa tốn thời gian mà tiền lương lại chẳng được bao nhiêu. Thu xếp để ăn mặc đầy đủ đã là tốt, vậy mà nó còn dè xỉn để mà tích tiền đóng học phí.
Bố mẹ con bé nhìn thấy thế cũng thương lắm, mà nó cũng ngang, nó quyết không đến lúc khó khăn không nhận của bố mẹ một đồng.
Vào năm học được vài tháng, đến lúc thi học kỳ. Lúc nào mọi việc như xô bồ, tràn kín lịch biểu của nó, như muốn nó luôn vắt chân lên cổ mà chạy không ngơi không nghỉ để có thể mà đuổi kịp ấy. Lắm hôm, chạy bên ngoài cả buổi 9-10 giờ nó mới lê về được khu trọ, may vẫn còn quán cơm mở cửa.
- Cô ơi cô, có còn cơm không ạ?
Bác bán cớm tay cầm khay sắt toan mang ra sau bếp, thấy con bé hỏi bác cũng ngừng lại.
- Còn nhé bé. Thùng cơm ngoài kia hết cơm rồi, đợi cô tý, cô lấy cho. Bé ăn nhiều hay ăn ít.
- Cho cháu vừa vừa thôi ạ. Cháu cảm ơn ạ!
Con bé vui lắm, lâu lắm rồi nó mới được người khác xới cơm cho mà ăn. Mà tính ra, cũng tại hôm nay sắp đóng của nên con bé mới có cơ ấy, nhưng mà thôi, không sao.
Nó tính đưa tay ra xin hộp cơm, rồi nghe thấy bác bảo.
- Ngoài kia hết thức ăn rồi, trong này còn một ít. Cháu lấy không?
Đôi mắt nó sáng lên lấp lánh. Lúc đầu nó còn nghĩ mình chắc sẽ phải mua cơm về chan với nước mì tôm mà ăn, may quá.
- Có ạ! Cháu cảm ơn cô nhiều ạ!
Bác nghe nó nói vậy, tâm trạng cũng phơi phới theo. Mệt mỏi cả một ngày, nghe tiếng cảm ơn xong mà thấy đã gì đâu. Tay bác nhanh nhẹn lắm, gắp gắp đã đầy hộp rồi, đưa cho nó.
- 20k nhé bé.
- 20k ạ? Giọng nó hơi hơi nghi hoặc, nhưng vừa nói nó cũng vừa đưa tay vào túi lấy tiền ra.
- Ừ, còn có một ít nên cô cho hết vào luôn.
Nó đưa tiền cho cô, nói câu cảm ơn rồi vui vẻ đi. Cầm trong tay hộp cơm nặng hơn hẳn mọi hôm, nó tung tăng về xóm trọ, miệng lẩm bẩm câu hát, rõ là tâm tình đang rất vui sướng.
- Về rồi. Ấy, giờ này vẫn còn quán cơm mở cơ à?
- Ừ, chạy về vừa kịp lúc cô chuẩn bị đóng hàng.
- May đấy. Tao còn đã đun nước sôi đợi mày về rồi này.
- Tao không biết nên cảm ơn mày hay nên kêu mày gì nữa. Ai nha, người ta bận bịu cả ngày bên ngoài, về không có cơm nóng rượu ngon đợi chờ, được có đúng siêu nước sôi. Nghe có thương tao không cơ chứ!
- Thương thương cái gì? Mày tự đòi tự chuốc lấy còn kêu ai. Rồi rồi đừng mếu, ngồi xuống ăn đi, tao có mua hai hộp sữa chua đây này. Với lại lần sau ấy, bận thì bận không lẽ không dành ra được 15 phút, kiếm cái gì mà ăn, ăn muộn thế này hại dạ dày lắm. Khéo người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh không chừng đấy. Này, mày nghe tao nói đi chứ, giờ mày chưa thấy gì chứ vài ba năm nữa đố ai chịu được đấy.
- Em xin lỗi ạ! Lần sau em sẽ không thế nữa, giờ em ăn đây chị ạ. Mà cô ấy tốt thật ấy, gắp tao cả đống.
- Cô ấy thì- Này lại sao đấy? Hay, lúc cô ấy gắp mày không nhìn đúng không?
- Đây là lần đầu tao ăn quán cô lúc muộn thế..
- Mướp đắng xào trứng, món tủ của cô đấy. Ăn thử đi, không tệ như mày nghĩ đâu. Mùi hơi hắc tý thôi, đắng thì ăn với cơm ấy, đừng ăn riêng.
Giờ con bé phải đấu tranh dữ dội dữ lắm. Nó phân vân, đồ ăn vẫn là hai mặn một chay, nó mà không ăn mướp đắng là không có chất xơ. Mặc dù chỉ là một buổi nhưng cảm giác không thích tý nào. Mà ăn thì đắng quá.
- Tin tưởng tao đi chứ, tao có nói sai bao giờ chưa. Ăn mát lắm, một miếng mướp một miếng cơm, ăn không đắng tý nào luôn, còn thấy được vị ngọt nữa đấy.
Nghe con bạn cùng phòng lải nhải liên hồi không dứt, con bé dường như gom đủ can đảm rồi, làm theo lời bạn nó nói. Nó ăn một miếng.
Nhai giòn rồm rộp, ăn kỹ thì mới thấy hơi đắng, có vị ngọt, mùi trứng béo ngậy át đi cái đắng cái chát của mướp đắng, giờ nó lan ra cả khoang miệng. Lát mướp mỏng bay, chưa nhai được mấy cái đã trôi tuột xuống dạ dày. Hình như, hình như ngon hơn mình nghĩ thì phải.
- Ngon đúng không. Giờ thử ăn miếng mướp đắng vậy đi.
Ma xui quỷ khiến, con bé nghe theo. Rồi, lần này thì vị đắng như bom hẹn giờ nổ ra trong miệng con bé.
Con bé vội vàng gắp thêm miếng trứng, và miếng cơm cho trung hòa lại.
- Ha ha, vui không.
- Đắng chết đi được, mày lừa tao.
- Xin lỗi, tại nhìn mày ăn có miếng mướp thôi mà như lâm đại địch trông hài quá. Rồi giờ đỡ mệt hơn chưa.
-?
Ừ, hình như, lòng mình nó bớt đi một chút, một cái gì đó, trĩu nặng, đè nén mình từ lâu. Một cảm giác gì đó mới lạ, lạ lẫm, nhưng khá dễ chịu.
- Tao thấy nhiều người thích ăn mướp đắng lắm. Xong có bữa tao hỏi mẹ tại sao nhiều người thích ăn vậy. Mày biết không, mướp đắng còn có tên gọi khác là khổ qua, ý y như mặt chữ, ăn vào cho cái khổ nó qua. Mà người Việt Nam mình tao thấy có cái này lạ lắm, cảm giác người ta sẵn sàng chịu khổ, làm lụng vất vả vì người ta cảm thấy chỉ khi mình chịu đựng đủ rồi, thì mình mới có thể kiên cường đứng lên, vững vàng đối mặt với con đường phía trước ấy. Đừng nhìn tao ngạc nhiên thế, mày còn không phải nhân chứng sống đây còn gì. Ăn vào cho cái khổ nó qua, làm đi cho tương lai không phải khổ. Nghe hay thật ấy, cơ mà tao không thế. Tao không thích chịu khổ, tao không thích khổ trước sướng sau, tao thích những gì bình bình lặng lặng, bằng phẳng thôi. Cần gì phải cố quá, quá cố có phải đẹp mặt không cơ chứ.
Con bé lúc này đang nhai ngấu nhai nghiến, vừa nghe vừa cho được vài cái gật gù. Dù chuyện liên quan trực tiếp đến mình, nhưng con bé chẳng quan tâm đâu. Lúc này nó chỉ nghĩ: Mướp đắng hóa ra là khổ qua, nên ăn cho cái khổ nó qua. Đúng thật ấy chứ, đắng quá, đắng đến mức nó chỉ còn tập trung duy nhất vào đầu lưỡi của mình. Trong một lúc, nó có còn suy nghĩ quan tâm gì đến những điều nó đang trải qua đâu, nó quên hết tất cả thảy luôn. Ngộ thật ấy chứ. Cơ mà công nhận nói đúng thật.
- Ăn xong thu dọn đi, mai có kiểm tra đầu tiết đấy.
- Ừa. Xin hộp sữa chua.
- Vẫn còn nhớ? Này.
Nó đón lấy, nói câu cảm ơn. Hộp sữa chua mát lạnh, khiến nó cảm thấy tinh thần mình cũng sảng khoái theo. Xúc một miếng thật to ăn-
- Sữa chua không đường!
- Mày biết tao thích ăn gì mà.
- Biết thế tao nhìn bao bì hộp, tao thấy mày tự nhiên ân cần lạ thường là nghi nghi rồi. Ai ngờ mày ác thế.
- Ha hả, đắng với chua, combo hoàn hảo, vui không?
- Vui, vui, bạn là nhất, bạn cực kỳ biết cách khiến người khác vui.
- Ha ha.
Rồi hai đứa nói qua lại vài câu, ai về chỗ người nấy, ôn bài.
Hết.