Hướng dẫn đề bài phân tích nhân vật Đam Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay nhất có dàn ý và bài làm
Người phụ nữ trong xã hội xưa dù có tài năng đến đâu, thông minh, tinh tế đến đâu thì cũng bị người đời coi thường không có chỗ đứng trong xã hội và không được mọi người tôn trọng. Đặc biệt với những ai mang trong mình một phẩm giá tốt đẹp mà lại bị giam cầm trong cung vua thì quả là tiếc nuối. Họ phải trải qua những ngày tháng cô đơn, tủi nhục, đau đớn không ai để giãi bày tâm sự. Họ càn lắm những người hiểu được nỗi lòng mình và những người yêu cái đẹp trọng hiền tài. Người phụ nữ trong xã hội vua quan thối nát mục rũa ấy đã không ngại quên mình vì tri âm tri kỉ, vì người bạn tâm giao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích nhân vật Đam Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích đặc điểm tính cách nhân vật, nghệ thuật khắc họa và tình cảm của tác giả.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐAN THIỀM TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và đặc điểm nhân vật
2.THÂN BÀI
- Danh phận là cung nữ, có danh có phận, sống nơi gác tía lầu hồng, với niềm ao ước, mơ mộng khát khao của bao người.
- Thân phận là một kiếp hồng nhan, là nạn nhân của chế độ đa thê, vua có thể lấy được nhiều thiếp, thân cá chậu chim lồng bị giam nơi lầu cung.
- Đan Thiềm cũng là người con gái có phẩm giá, khác hẳn với các cung nữ dâm vế trong cung Lê Tưởng Dực. Đan Thiềm là một người thông minh, sắc sảo, yêu cái đẹp mến cái tài trở thành tri kỉ của Vũ Như Tô.
- Đan Thiềm như đóa sen trốn bùn lầy nước đọng, là nguồn sáng lẻ loi giữa bến đời ô trọng, tối tăm. Đan Thiềm đã khuyên Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm đẹp quê hương làm rạng danh Tổ quốc.
- Là người tha thiết cái đẹp với nòi giống, là người sắc sảo có tầm nhìn xa trông rộng biết được cái gì khả biến, cái gì bất biến cái gì là mỏng manh cái gì là trường tồn.
- Đan Thiềm luôn nghĩ đến người khác, quan tâm đến mọi người và đặt sự an nguy của tri kỉ là điều quan trọng khuyên Như Tô đi chốn.
- Van xin để thả Như Tô và nguyện chết thay ông.
3.KẾT BÀI
Khẳng định giá trị của tác phẩm và ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐAN THIỀM TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Nguyễn Huy Tưởng một nhà viết kịch tài ba. Ngòi bút của ông không chỉ hướng đến những người tài yêu nước, muốn cống hiến xây dựng quê hương đất nước. Trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Nguyễn Huy Tưởng đã rất thành công khi khắc họa nhân vật Đan Thiềm một cô cung nữ nhưng lạ có một vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ.
Đan Thiềm là một cô cung nữ có danh có phận, sống ở nơi gác tía hầu hồng nhưng lại phải chịu cảnh cô đơn không được vua quan tâm. Sống những ngày tháng chịu nhiều tủi phận, hạnh phúc người con gái trôi qua trong ghẻ lạnh của người đời, không được mọi người quan tâm. Nhưng Đan Thiềm cũng vẫn có những niềm ao ước, mơ mộng khát khao của bao người khác.
Thân phận là một kiếp hồng nhan, là nạn nhân của chế độ đa thê, vua có thể lấy được nhiều thiếp. Tưởng rằng Đan thiềm sẽ có cuộc sống sung sướng, giàu sang hạn phúc những nàng phải chịu cảnh cô đơn một mình, thân cá chậu chim lồng bị giam nơi lầu cung.
Dù hoàn cảnh hay số phận có nghiệt ngã đến đâu thì Đan Thiềm cũng là người con gái có phẩm giá, khác hẳn với các cung nữ dâm vế trong cung Lê Tưởng Dực. Đan Thiềm là một người thông minh, sắc sảo, yêu cái đẹp mến cái tài trở thành tri kỉ của Vũ Như Tô. Đan Thiềm như đóa sen trốn bùn lầy nước đọng, là nguồn sáng lẻ loi giữa bến đời ô trọng, tối tăm. Đan Thiềm đã khuyên Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm đẹp quê hương làm rạng danh Tổ quốc. Đan Thiềm cho rằng ông có tài năng không nên uổng phí, xây tòa đài bền như trăng sao để dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Là con người tha thiết cái đẹp với nòi giống, là người sắc sảo có tầm nhìn xa trông rộng biết được cái gì khả biến, cái gì bất biến cái gì là mỏng manh cái gì là trường tồn.
Đan Thiềm đã khuyên Như Tô đi trốn bởi nàng luôn nghĩ đến người khác, quan tâm đến mọi người và đặt sự an nguy của tri kỉ là điều quan trọng. Khi Như Tô ương bướng không nghe, Đan Thiềm giảng giải cắt nghĩa để ông hiểu “Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông.” Đan Thiềm không chỉ hiểu Như Tô mà còn hiểu lẽ đời râu bể, thế sự chông gai, đường đời hiểm hóc.
Lúc quân lính lôi Như Tô đi thì Đan Thiềm hết lời van xin tha tội cho ông vì ông ấy là ngươi tài giỏi, đất nước cần những người tài, những người nguyện hi sinh cống hiến cho quê hương đất nước như Vũ Như Tô. Không những thế Đan Thiềm còn xin được chết thay Như Tô. Đan Thiềm đau đớn vĩnh biệt “Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh viễn!” Câu văn ngắn câu cảm thán nhịp nhanh tha thiết, giọng văn thống thiết đau đớn. “Cùng” là cùng vĩnh biệt mộng lớn, cùng vĩnh biệt cái đẹp.
Đan Thiềm một người cung nữ bị giam cầm với thân cá chậu chim lồng nhưng lại là một người yêu cái đẹp, trọng người tài, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ người hiền tài. Chính hành động xin được chết thay Vũ Như Tô đã càng làm bật lên đức tính đẹp của người con gái đó nguyện hi sinh mình để đặt sự an nguy của tri kỉ lên trên hết. Đan Thiềm chính là nét đẹp đặc trưng đại diện cho người phụ nữ lúc bấy giờ yêu cái đẹp, quý người tài và nghĩ cho dân cho nước.
Không chỉ có thế Nguyễn Huy Tưởng cũng rất thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Dù Đan Thiềm là người cung nữ, có danh có phận được vua tuyển chọn nhưng cũng không thể tránh khỏi lời nói, ánh nhìn của người đời đến cho nàng một người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận bất hạnh. Nguyễn Huy Tưởng bằng những câu văn ngắn gọn đi sâu vào miêu tả lời nói nhân vật mà đã bộc lộ hết vẻ đẹp của Đan Thiềm. Một người con gái đáng được ngợi ca và tôn trọng.
Xây dựng nhân vật Đan Thiềm Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm lòng yêu cái đẹp, ngợi ca trân trọng cái đẹp, niềm xót xa cho thân phận người cung nữ, cái đẹp và niềm khát khao có tri kỉ tri âm để nghệ sĩ vơi bớt nỗi cô đơn trong hành trình thăm thẳm sáng tác.
Người phụ nữ trong xã hội xưa dù có tài năng đến đâu, thông minh, tinh tế đến đâu thì cũng bị người đời coi thường không có chỗ đứng trong xã hội và không được mọi người tôn trọng. Đặc biệt với những ai mang trong mình một phẩm giá tốt đẹp mà lại bị giam cầm trong cung vua thì quả là tiếc nuối. Họ phải trải qua những ngày tháng cô đơn, tủi nhục, đau đớn không ai để giãi bày tâm sự. Họ càn lắm những người hiểu được nỗi lòng mình và những người yêu cái đẹp trọng hiền tài. Người phụ nữ trong xã hội vua quan thối nát mục rũa ấy đã không ngại quên mình vì tri âm tri kỉ, vì người bạn tâm giao. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích nhân vật Đam Thiềm trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích đặc điểm tính cách nhân vật, nghệ thuật khắc họa và tình cảm của tác giả.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐAN THIỀM TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và đặc điểm nhân vật
2.THÂN BÀI
- Danh phận là cung nữ, có danh có phận, sống nơi gác tía lầu hồng, với niềm ao ước, mơ mộng khát khao của bao người.
- Thân phận là một kiếp hồng nhan, là nạn nhân của chế độ đa thê, vua có thể lấy được nhiều thiếp, thân cá chậu chim lồng bị giam nơi lầu cung.
- Đan Thiềm cũng là người con gái có phẩm giá, khác hẳn với các cung nữ dâm vế trong cung Lê Tưởng Dực. Đan Thiềm là một người thông minh, sắc sảo, yêu cái đẹp mến cái tài trở thành tri kỉ của Vũ Như Tô.
- Đan Thiềm như đóa sen trốn bùn lầy nước đọng, là nguồn sáng lẻ loi giữa bến đời ô trọng, tối tăm. Đan Thiềm đã khuyên Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm đẹp quê hương làm rạng danh Tổ quốc.
- Là người tha thiết cái đẹp với nòi giống, là người sắc sảo có tầm nhìn xa trông rộng biết được cái gì khả biến, cái gì bất biến cái gì là mỏng manh cái gì là trường tồn.
- Đan Thiềm luôn nghĩ đến người khác, quan tâm đến mọi người và đặt sự an nguy của tri kỉ là điều quan trọng khuyên Như Tô đi chốn.
- Van xin để thả Như Tô và nguyện chết thay ông.
3.KẾT BÀI
Khẳng định giá trị của tác phẩm và ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐAN THIỀM TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Nguyễn Huy Tưởng một nhà viết kịch tài ba. Ngòi bút của ông không chỉ hướng đến những người tài yêu nước, muốn cống hiến xây dựng quê hương đất nước. Trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” Nguyễn Huy Tưởng đã rất thành công khi khắc họa nhân vật Đan Thiềm một cô cung nữ nhưng lạ có một vẻ đẹp đáng ngưỡng mộ.
Đan Thiềm là một cô cung nữ có danh có phận, sống ở nơi gác tía hầu hồng nhưng lại phải chịu cảnh cô đơn không được vua quan tâm. Sống những ngày tháng chịu nhiều tủi phận, hạnh phúc người con gái trôi qua trong ghẻ lạnh của người đời, không được mọi người quan tâm. Nhưng Đan Thiềm cũng vẫn có những niềm ao ước, mơ mộng khát khao của bao người khác.
Thân phận là một kiếp hồng nhan, là nạn nhân của chế độ đa thê, vua có thể lấy được nhiều thiếp. Tưởng rằng Đan thiềm sẽ có cuộc sống sung sướng, giàu sang hạn phúc những nàng phải chịu cảnh cô đơn một mình, thân cá chậu chim lồng bị giam nơi lầu cung.
Dù hoàn cảnh hay số phận có nghiệt ngã đến đâu thì Đan Thiềm cũng là người con gái có phẩm giá, khác hẳn với các cung nữ dâm vế trong cung Lê Tưởng Dực. Đan Thiềm là một người thông minh, sắc sảo, yêu cái đẹp mến cái tài trở thành tri kỉ của Vũ Như Tô. Đan Thiềm như đóa sen trốn bùn lầy nước đọng, là nguồn sáng lẻ loi giữa bến đời ô trọng, tối tăm. Đan Thiềm đã khuyên Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm đẹp quê hương làm rạng danh Tổ quốc. Đan Thiềm cho rằng ông có tài năng không nên uổng phí, xây tòa đài bền như trăng sao để dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Là con người tha thiết cái đẹp với nòi giống, là người sắc sảo có tầm nhìn xa trông rộng biết được cái gì khả biến, cái gì bất biến cái gì là mỏng manh cái gì là trường tồn.
Đan Thiềm đã khuyên Như Tô đi trốn bởi nàng luôn nghĩ đến người khác, quan tâm đến mọi người và đặt sự an nguy của tri kỉ là điều quan trọng. Khi Như Tô ương bướng không nghe, Đan Thiềm giảng giải cắt nghĩa để ông hiểu “Vua xa xỉ là vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì ông, man di oán giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông.” Đan Thiềm không chỉ hiểu Như Tô mà còn hiểu lẽ đời râu bể, thế sự chông gai, đường đời hiểm hóc.
Lúc quân lính lôi Như Tô đi thì Đan Thiềm hết lời van xin tha tội cho ông vì ông ấy là ngươi tài giỏi, đất nước cần những người tài, những người nguyện hi sinh cống hiến cho quê hương đất nước như Vũ Như Tô. Không những thế Đan Thiềm còn xin được chết thay Như Tô. Đan Thiềm đau đớn vĩnh biệt “Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh viễn!” Câu văn ngắn câu cảm thán nhịp nhanh tha thiết, giọng văn thống thiết đau đớn. “Cùng” là cùng vĩnh biệt mộng lớn, cùng vĩnh biệt cái đẹp.
Đan Thiềm một người cung nữ bị giam cầm với thân cá chậu chim lồng nhưng lại là một người yêu cái đẹp, trọng người tài, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ người hiền tài. Chính hành động xin được chết thay Vũ Như Tô đã càng làm bật lên đức tính đẹp của người con gái đó nguyện hi sinh mình để đặt sự an nguy của tri kỉ lên trên hết. Đan Thiềm chính là nét đẹp đặc trưng đại diện cho người phụ nữ lúc bấy giờ yêu cái đẹp, quý người tài và nghĩ cho dân cho nước.
Không chỉ có thế Nguyễn Huy Tưởng cũng rất thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật. Dù Đan Thiềm là người cung nữ, có danh có phận được vua tuyển chọn nhưng cũng không thể tránh khỏi lời nói, ánh nhìn của người đời đến cho nàng một người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận bất hạnh. Nguyễn Huy Tưởng bằng những câu văn ngắn gọn đi sâu vào miêu tả lời nói nhân vật mà đã bộc lộ hết vẻ đẹp của Đan Thiềm. Một người con gái đáng được ngợi ca và tôn trọng.
Xây dựng nhân vật Đan Thiềm Nguyễn Huy Tưởng muốn gửi gắm lòng yêu cái đẹp, ngợi ca trân trọng cái đẹp, niềm xót xa cho thân phận người cung nữ, cái đẹp và niềm khát khao có tri kỉ tri âm để nghệ sĩ vơi bớt nỗi cô đơn trong hành trình thăm thẳm sáng tác.