Hướng dẫn đề bài phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài hay nhất có dàn ý và bài làm
Kịch là một thể loại nghệ thuật sân khấu để phản ánh rõ hiện thực xã hội bấy giờ. Đặc điểm của kịch thường là xây dựng mâu thuẫn không thể điều hòa, không giải quyết, mọi giải quyết mâu thuẫn đều diệt vong. Nhân vật bi kịch thường mang hoài bão lớn, không chấp nhận hoàn cảnh mà vùng lên chống lại. Và tác phẩm bi kịch thường đặc độc giả trước những câu hỏi phức tạp,hóc búa của đời sống. Chính vì thế kịch thường rất gần gũi với đời sống con người bởi tính chân thực mà nó đem đến. Đặc biệt những tác phẩm kịch phản ánh chế độ quan lại, xã hội phong kiến trong xã hội cũ được nhân dân nồng nhiệt đón nhận. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích đặc điểm tính cách nhân vật, nghệ thuật khắc họa và tình cảm của tác giả.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NHƯ TÔ TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và đặc điểm nhân vật
2.THÂN BÀI
- Vũ Như Tô là người có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất loạn lạc bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét.
- Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công.
- Nhưng Vũ Như Tô là một người luôn nghĩ cho dân cho nước nên Như Tô không nghĩ nhiều đến thế cứ tưởng hành động của mình là đúng không hiểu điều đó là mơ tưởng thiếu thực tế, chính sự mơ mộng ấy khiến Như Tô đi hết từ lầm than này đến lầm than khác bướng bỉnh chống lại số phận.
- Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ còn phải đấu tranh với số phận Như Tô càng đắm say với nghệ thuật thì càng dời xa cõi thế, càng sâu sắc bao nhiêu lại càng nông nổ bấy nhiêu giữa chốn trông gai trường đời hiểm hóc.
3.KẾT BÀI
Khẳng định giá trị của tác phẩm và ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NHƯ TÔ TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Nguyễn Huy Tưởng một nhà tri thức giàu lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, ông nổi bật với thiên hướng khai thác đề tài lịch sử nổi bật đặc biệt là kịch lịch sử. Là một con người yêu nước, yêu mến trân trọng lịch sử dân tộc nên các tác phẩm của ông được nhân dân đón nhận. Tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là một tác phẩm thành công khi ông khắc họa rõ nhân vật Vũ Như Tô. Vũ Như Tô là một người tài giỏi, yêu nước muốn cống hiến cho quê hương đất nước nhưng lại hơi mù quáng với hoài bão của mình.
Nhân vật Vũ Như Tô là người có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất loạn lạc bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét. Bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa để ngợi ca trân trọng, mơ mộng khát khao của nhà văn về cái đẹp, cái tài. Vũ Như Tô vừa là nhân tài mà vừa là thiên tài khó ai có thể sánh nổi. Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Câu văn dài, nhịp văn ngắn nhanh hơi dồn dập, giọng sôi nổi hùng hồn tràn đầy say mê nhiệt hứng của một người thiết tha cái đẹp. Vũ Như Tô trong hoài bão tìm được sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng cá nhân và cộng đồng. Như Tô sống trọn vẹn với đam mê lại vừa có cơ hội tỏ lòng tận hiếu với dân, tận trung với nước. Trên thực tế, hoài bão của Như Tô không đạt được và chỉ có thể đạt được trong một điều kiện xã hội khác khi được nhân dân được đảm bảo nhu cầu thưởng thức cái đẹp được chú ý đặc biệt mối quan hệ giữa thế lực cầm quyền với nhân dân được tôn trọng, bình đẳng. Nhưng trên thực tế, khát vọng đấy lại là ảo tưởng ảo vọng bởi xây Cửu Trùng Đài mà vua xa xỉ, ngân khố hao hụt, nhân dân lầm than man di oán giận thần linh oán trách. Và vì thế Vũ Như Tô được coi là kẻ thù của mọi người trở thành tội đồ bị oán hơn oán quỷ.
Nhưng là một người luôn nghĩ cho dân cho nước nên Như Tô không nghĩ nhiều đến thế cứ tưởng hành động của mình là đúng không hiểu điều đó là mơ tưởng thiếu thực tế, chính sự mơ mộng ấy khiến Như Tô đi hết từ lầm than này đến lầm than khác bướng bỉnh chống lại số phận. Như Tô đứng trên lập trường cái đẹp mà chứa đựng lập trường cái thiện, mới nhìn quang minh chính đại bản thân mà chứa nhìn lợi ích nhân dân bị thiệt hại. Chính sự ảo tưởng lầm lại ấy đã khiến Vũ Như Tô phải chịu một kết cục đáng thương. Kinh biến, khuyên Như Tô đi chốn nhưng ông lại không đi vì cho rằng việc mình làm là đúng không có gì phải trốn chạy mình quang minh chính đại. Lúc đó kinh thành như một chảo dầu sôi, thợ theo quân đốt Cửu Trùng Đài, vua bị giết, hoàng hậu cung nữ cùng đại thần trong triều đều bị bắt. Vũ Như Tô bị dọa phanh thây Đan Thiềm thúc giục khóc lóc khuyên Như Tô đi trốn nài nỉ nhưng Vũ Như Tô nhất khoát không theo. Ông nhất quyết sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài , đời ta không có gì quý bằng Cửu Trùng Đài. Thợ thuyền quân lính đốt Cửu Trùng Đài vô lí bởi ông với họ không có oán thù gì. Một con người như thế làm ta không khỏi bồi hồi xúc động. là một con người đắm say thiết tha với cái đẹp, nhưng lại có một mơ mộng ảo tưởng.
Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ còn phải đấu tranh với số phận Như Tô càng đắm say với nghệ thuật thì càng dời xa cõi thế, càng sâu sắc bao nhiêu lại càng nông nổ bấy nhiêu giữa chốn trông gai trường đời hiểm hóc. Đan Thiềm bị lôi đi thì Như Tô vẫn hi vọng, phân trần với An hòa hầu kẻ đốt Cửu Trùng Đài tận mắt chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài Như Tô đau đớn kinh hoàng thốt lên “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài” Câu văn ngắn được ngắt ra thành câu cảm than như tiếng nấc như đứt từng đoạn trường.Cho đến phút cuối cùng cuộc đời Như Tô đau đớn vì mộng lớn, vì tri kỉ, vì cái đẹp. Lời than toa sáng phẩm giá người chiến sĩ những cũng nói lên rất nhiều về bi kịch. Vũ Như Tô đại diện cho những người vì cái đẹp vì nước vì dân xây dựng quê hương nhưng vì sai thời điểm cũng như hoàn cảnh mà ông sống mà đã tạo nên một bi kịch đau lòng cho Như Tô mà đáng ra ông không phải nhận. Một con người như thế đáng thương hơn là đáng trách.
Tác phẩm với việc khắc họa thành công nhân vật Vũ Như Tô đã làm bật lên rõ nét những đặc điểm của xã hội bấy giờ vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống người dân khổ cực đất nước ngày càng khó khăn. Vũ Như Tô chính là đại diện cho những người tài với lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho quê hương đất nước.
Kịch là một thể loại nghệ thuật sân khấu để phản ánh rõ hiện thực xã hội bấy giờ. Đặc điểm của kịch thường là xây dựng mâu thuẫn không thể điều hòa, không giải quyết, mọi giải quyết mâu thuẫn đều diệt vong. Nhân vật bi kịch thường mang hoài bão lớn, không chấp nhận hoàn cảnh mà vùng lên chống lại. Và tác phẩm bi kịch thường đặc độc giả trước những câu hỏi phức tạp,hóc búa của đời sống. Chính vì thế kịch thường rất gần gũi với đời sống con người bởi tính chân thực mà nó đem đến. Đặc biệt những tác phẩm kịch phản ánh chế độ quan lại, xã hội phong kiến trong xã hội cũ được nhân dân nồng nhiệt đón nhận. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 chúng ta thường gặp đề phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài. Dưới đây là dàn ý và bài làm chi tiết cho đề bài này mong rằng sẽ giúp các bạn có một định hướng đúng và bài làm tốt nhất. Để làm được đề bài này ta sẽ phân tích đặc điểm tính cách nhân vật, nghệ thuật khắc họa và tình cảm của tác giả.
DÀN Ý: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NHƯ TÔ TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
1.MỞ BÀI
Giới thiệu tác giả, giới thiệu tác phẩm và đặc điểm nhân vật
2.THÂN BÀI
- Vũ Như Tô là người có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất loạn lạc bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét.
- Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công.
- Nhưng Vũ Như Tô là một người luôn nghĩ cho dân cho nước nên Như Tô không nghĩ nhiều đến thế cứ tưởng hành động của mình là đúng không hiểu điều đó là mơ tưởng thiếu thực tế, chính sự mơ mộng ấy khiến Như Tô đi hết từ lầm than này đến lầm than khác bướng bỉnh chống lại số phận.
- Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ còn phải đấu tranh với số phận Như Tô càng đắm say với nghệ thuật thì càng dời xa cõi thế, càng sâu sắc bao nhiêu lại càng nông nổ bấy nhiêu giữa chốn trông gai trường đời hiểm hóc.
3.KẾT BÀI
Khẳng định giá trị của tác phẩm và ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật.
BÀI LÀM: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT VŨ NHƯ TÔ TRONG VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI
Nguyễn Huy Tưởng một nhà tri thức giàu lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, ông nổi bật với thiên hướng khai thác đề tài lịch sử nổi bật đặc biệt là kịch lịch sử. Là một con người yêu nước, yêu mến trân trọng lịch sử dân tộc nên các tác phẩm của ông được nhân dân đón nhận. Tác phẩm “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là một tác phẩm thành công khi ông khắc họa rõ nhân vật Vũ Như Tô. Vũ Như Tô là một người tài giỏi, yêu nước muốn cống hiến cho quê hương đất nước nhưng lại hơi mù quáng với hoài bão của mình.
Nhân vật Vũ Như Tô là người có hoài bão, lí tưởng, nhưng cũng rất loạn lạc bướng bỉnh. Ông là một người có tài được ví như thiên tài nghìn năm, có công xây tòa đài và vảy bút vài nét. Bằng bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa để ngợi ca trân trọng, mơ mộng khát khao của nhà văn về cái đẹp, cái tài. Vũ Như Tô vừa là nhân tài mà vừa là thiên tài khó ai có thể sánh nổi. Ông là người có khát vọng hoài bão xây Cửu Trùng Đài là để tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một tòa đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, tranh tinh xảo với hóa công. Câu văn dài, nhịp văn ngắn nhanh hơi dồn dập, giọng sôi nổi hùng hồn tràn đầy say mê nhiệt hứng của một người thiết tha cái đẹp. Vũ Như Tô trong hoài bão tìm được sự hài hòa giữa cái chung và cái riêng cá nhân và cộng đồng. Như Tô sống trọn vẹn với đam mê lại vừa có cơ hội tỏ lòng tận hiếu với dân, tận trung với nước. Trên thực tế, hoài bão của Như Tô không đạt được và chỉ có thể đạt được trong một điều kiện xã hội khác khi được nhân dân được đảm bảo nhu cầu thưởng thức cái đẹp được chú ý đặc biệt mối quan hệ giữa thế lực cầm quyền với nhân dân được tôn trọng, bình đẳng. Nhưng trên thực tế, khát vọng đấy lại là ảo tưởng ảo vọng bởi xây Cửu Trùng Đài mà vua xa xỉ, ngân khố hao hụt, nhân dân lầm than man di oán giận thần linh oán trách. Và vì thế Vũ Như Tô được coi là kẻ thù của mọi người trở thành tội đồ bị oán hơn oán quỷ.
Nhưng là một người luôn nghĩ cho dân cho nước nên Như Tô không nghĩ nhiều đến thế cứ tưởng hành động của mình là đúng không hiểu điều đó là mơ tưởng thiếu thực tế, chính sự mơ mộng ấy khiến Như Tô đi hết từ lầm than này đến lầm than khác bướng bỉnh chống lại số phận. Như Tô đứng trên lập trường cái đẹp mà chứa đựng lập trường cái thiện, mới nhìn quang minh chính đại bản thân mà chứa nhìn lợi ích nhân dân bị thiệt hại. Chính sự ảo tưởng lầm lại ấy đã khiến Vũ Như Tô phải chịu một kết cục đáng thương. Kinh biến, khuyên Như Tô đi chốn nhưng ông lại không đi vì cho rằng việc mình làm là đúng không có gì phải trốn chạy mình quang minh chính đại. Lúc đó kinh thành như một chảo dầu sôi, thợ theo quân đốt Cửu Trùng Đài, vua bị giết, hoàng hậu cung nữ cùng đại thần trong triều đều bị bắt. Vũ Như Tô bị dọa phanh thây Đan Thiềm thúc giục khóc lóc khuyên Như Tô đi trốn nài nỉ nhưng Vũ Như Tô nhất khoát không theo. Ông nhất quyết sống với Cửu Trùng Đài, chết với Cửu Trùng Đài , đời ta không có gì quý bằng Cửu Trùng Đài. Thợ thuyền quân lính đốt Cửu Trùng Đài vô lí bởi ông với họ không có oán thù gì. Một con người như thế làm ta không khỏi bồi hồi xúc động. là một con người đắm say thiết tha với cái đẹp, nhưng lại có một mơ mộng ảo tưởng.
Vũ Như Tô từng tranh tinh xảo với hóa công, giờ còn phải đấu tranh với số phận Như Tô càng đắm say với nghệ thuật thì càng dời xa cõi thế, càng sâu sắc bao nhiêu lại càng nông nổ bấy nhiêu giữa chốn trông gai trường đời hiểm hóc. Đan Thiềm bị lôi đi thì Như Tô vẫn hi vọng, phân trần với An hòa hầu kẻ đốt Cửu Trùng Đài tận mắt chứng kiến cảnh Cửu Trùng Đài Như Tô đau đớn kinh hoàng thốt lên “Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài” Câu văn ngắn được ngắt ra thành câu cảm than như tiếng nấc như đứt từng đoạn trường.Cho đến phút cuối cùng cuộc đời Như Tô đau đớn vì mộng lớn, vì tri kỉ, vì cái đẹp. Lời than toa sáng phẩm giá người chiến sĩ những cũng nói lên rất nhiều về bi kịch. Vũ Như Tô đại diện cho những người vì cái đẹp vì nước vì dân xây dựng quê hương nhưng vì sai thời điểm cũng như hoàn cảnh mà ông sống mà đã tạo nên một bi kịch đau lòng cho Như Tô mà đáng ra ông không phải nhận. Một con người như thế đáng thương hơn là đáng trách.
Tác phẩm với việc khắc họa thành công nhân vật Vũ Như Tô đã làm bật lên rõ nét những đặc điểm của xã hội bấy giờ vua quan ăn chơi sa đọa, đời sống người dân khổ cực đất nước ngày càng khó khăn. Vũ Như Tô chính là đại diện cho những người tài với lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho quê hương đất nước.