Hướng dẫn Phân tích ý nghĩa nhan đề người cầm quyền khôi phục uy quyền hay nhất có dàn ý và bài làm tham khảo.
Vich- to Huy- gô là một trong những nhà văn vĩ đại và được yêu nhiều đọc giả yêu quý nhất trên thế giới. Những tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tinh thần đấu tranh và bảo vệ những con người khổ sở bần cùng nhất của xã hội. Trong đó, “Những người khốn khổ” là cuốn tiểu thuyết đã sống cùng năm tháng và giống như một viên ngọc càng mài càng sáng trong kho tàng văn học thế giới. Cuốn tiểu thuyết không chỉ vạch trần, phê phán những sự thật bất công ở xã hội Pháp thế kỉ XIX mà còn lên tiếng đồng cảm, xót thương, trân trọng và đặt niềm tin tưởng vào sự chiến thắng của những con người bị xã hội đẩy vào khốn khổ. Trong chương trình lớp 11, chúng ta sẽ được học một đoạn trích rất hay trong tiểu thuyết đó là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Không chỉ đoạn trích mà ngay ở nhan đề đã gây cho chúng ta những ấn tượng mạnh, đây thực sự là một nhan đề hay và rất ý nghĩa. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề Phân tích ý nghĩa nhan đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ nói qua về nội dung đoạn trích và giải thishc ý nghĩa nhan đề ở hai lớp nghĩa tiêu biểu.
DÀN Ý PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
1. MỞ BÀI
Giới thiệu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
2. THÂN BÀI
- Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích
- Giải thích lớp nghĩa thứ nhất của nhan đề: Gia- ve khôi phục uy quyền của một người nhà nước bắt kẻ phạm tội là Giăng Van- giăng trong khi trước đó không lâu, Giăng Van- giăng đã trong thân phận thị trưởng bắt hắn khuất phục.
- Giải thích lớp nghĩa thứ hai: Giăng Van- giăng khôi phục uy quyền là một người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Phăng- tin đột ngột qua đời, Giăng Van- giăng không còn chịu đựng như trước, ông trở nên đnah thép và sáng chói trong tinh thần của cái thiện khiến cho chính Gia- ve không dám bắt ép ông và hắn trở nên nhu nhược không dám làm trái ý của ông tuy hắn mới là người có quyền.
- Phân tích hình ảnh đối nghịch của hai nhân vật để làm nôi bật sự khác biệt giữa thiện và ác.
3. KẾT BÀI
Khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trong mọi trận đấu
Khẳng định tài năng và nhân đạo của Huy- gô
BÀI LÀM PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Trong thành công của một tác phẩm văn học, bao gồm nhiều yếu tố nhưng yếu tố để gây cho độc giả ngay những giây phút tiếp xúc đầu tiên đó là nhan đề. Có những nhan đề mà khi người đọc chỉ mới thoáng nhận thấy đã khiến cho họ không kìm chế được mà cần khám phá ngay tác phẩm để hiểu được toàn bộ hàm súc của ấn tượng nhan đề ấy. Đó là những nhan đề không chỉ hay mà còn có giá trị tạo ấn tượng và truyền cảm hứng. Đọc đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” chính là một trong những đạn trích có nhan đề gây nhiều ấn tượng như vậy. Phải thấm nhuần đoạn trích mới thực sự hiểu được ý nghĩa của nhan đề này.
Cụm từ “người cầm quyền khôi phục uy quyền” đầu tiên là để chỉ Gia- ve. Trước đây khi làm chuyện xấu, ức hiếp Phăng- tin hắn đã bị Giăng Van- giăng khi đó là thị trưởng Ma- đơ- len trừng trị mà không dám có bất cứ hành động nào. Nhưng sau khi biết được ngày thị trưởng quyền uy ấy thực chất là Giăng Van- giăng, một tên tù bị tuy nã, Gia- ve không còn cớ gì để phải sợ một con người như thế trong khi hắn là đại diện cho chính quyền và thực sự có quyền nếu muốn bắt giữ Giăng Van- giăng. Vậy là hắn tới chỗ Giăng Van- giăng để thể hiện quyền uy và bắt giữ ông sau những lời quát nạt, vạch trần. Hắn là người có quyền và đã được khôi phục lại chức quyền chính thống của mình để trừng trị lại một tên tội đồ, không còn là kẻ lép vế trước quyền Giăng Van- giăng.
Nhưng đó mới chỉ là bề ngoài bởi, ở đoạn trích, có tận hai lần chức quyền được khôi phục. Giăng Van- giăng trước đó vì tự thú để cứu người mà bị Gia- ve đem người đến bắt giữ, ông biết mình không còn như trước nên vô cùng bình tĩnh, nhỏ nhẹ, không có ý kháng cự, mặc kệ cho tên Gia- ve hống hách ngang tàn. Cảnh tượng ấy đã khiến Phăng- tin chết một cách đột ngột trong đau đớn. Tuy là do bệnh tình lâu ngày nhưng nguyên nhân trực tiếp đó chính là do sự bất nhân tàn nhẫn của Gia- ve không chỉ từ trước mà ngay lúc này. Uất hận trước cái chết của Phăng- tin, Giăng Van- giăng muốn đến bên người đàn bà khốn khổ ấy một chút nhưng Gia- ve không thôi tính tàn bạo, hung hăng. Giăng Van- giăng đi tới giật gãy chiếc giường cũ nát rồi cầm thanh sắt trừng mắt nhìn Gia- ve khiến cho bản tính hèn nhát trong con người hắn trỗi dậy, tuy bản thân là người quyền thế nhưng đứng trước uy thế của Giăng Van- giăng lại không dám làm gì, không khác trước kia là mấy. Lúc bấy giờ, chính Giăng Van- giăng mới là người chủ động, người được khôi phục lại chức vị, chức vị của kẻ bề trên khiến cho kẻ dưới như Gia- ve không dám hành động lỗ mãn. Giăng Van- giăng dường như không còn là phạm nhân mà trở nên cao thượng biết mấy, trở thành người có uy quyền, có thể ra lệnh cho cả tên có quyền áp giải mình. Hình ảnh của Giăng Van- giăng thật uy phong đối nghịch hẳn với vẻ hèn nhát, thô bỉ của Gia- ve.
Một đoạn trích mà có tới hai lần hoán đổi vị trí của hai nhân vật nhưng đến cuối cùng, người cầm quyền vẫn là Giăng Van- giăng là sự khôi phục uy quyền của cái thiện, còn cái ác thì không bao giờ có thể tước quyền làm chủ của cái thiện.
Viết cho những năm đầu thế kỉ XIX nhưng cả thế kỉ nay, “Những người khốn khổ” của Vích- to Huy- gô đến nay vẫn nguyên giá trị bởi tài năng, nhân đạo và đặc biệt là vấn đề không bao giờ cũ mà ông đặt ra cho tác phẩm của mình. Đó là về những con người khốn khổ và một xã hội cần được thay đổi, đặc biệt là chiến thắng cuối cùng của cái thiện trên mọi mặt trận. Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” điều này đã được thể hiện rất rõ khi dù ở bất cứ hoàn cảnh, địa vị nào, dù cái ác có thắng thế thì đến cuối cùng vẫn phải khuất phục trước hào quang của cái thiện.
Vich- to Huy- gô là một trong những nhà văn vĩ đại và được yêu nhiều đọc giả yêu quý nhất trên thế giới. Những tác phẩm của ông thấm đẫm tinh thần nhân đạo, tinh thần đấu tranh và bảo vệ những con người khổ sở bần cùng nhất của xã hội. Trong đó, “Những người khốn khổ” là cuốn tiểu thuyết đã sống cùng năm tháng và giống như một viên ngọc càng mài càng sáng trong kho tàng văn học thế giới. Cuốn tiểu thuyết không chỉ vạch trần, phê phán những sự thật bất công ở xã hội Pháp thế kỉ XIX mà còn lên tiếng đồng cảm, xót thương, trân trọng và đặt niềm tin tưởng vào sự chiến thắng của những con người bị xã hội đẩy vào khốn khổ. Trong chương trình lớp 11, chúng ta sẽ được học một đoạn trích rất hay trong tiểu thuyết đó là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Không chỉ đoạn trích mà ngay ở nhan đề đã gây cho chúng ta những ấn tượng mạnh, đây thực sự là một nhan đề hay và rất ý nghĩa. Dưới đây là dàn ý và bài làm cho đề Phân tích ý nghĩa nhan đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”. Để làm bài tập này, chúng ta sẽ nói qua về nội dung đoạn trích và giải thishc ý nghĩa nhan đề ở hai lớp nghĩa tiêu biểu.
DÀN Ý PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
1. MỞ BÀI
Giới thiệu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
2. THÂN BÀI
- Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích
- Giải thích lớp nghĩa thứ nhất của nhan đề: Gia- ve khôi phục uy quyền của một người nhà nước bắt kẻ phạm tội là Giăng Van- giăng trong khi trước đó không lâu, Giăng Van- giăng đã trong thân phận thị trưởng bắt hắn khuất phục.
- Giải thích lớp nghĩa thứ hai: Giăng Van- giăng khôi phục uy quyền là một người nắm quyền chủ động trong tư thế hiên ngang. Phăng- tin đột ngột qua đời, Giăng Van- giăng không còn chịu đựng như trước, ông trở nên đnah thép và sáng chói trong tinh thần của cái thiện khiến cho chính Gia- ve không dám bắt ép ông và hắn trở nên nhu nhược không dám làm trái ý của ông tuy hắn mới là người có quyền.
- Phân tích hình ảnh đối nghịch của hai nhân vật để làm nôi bật sự khác biệt giữa thiện và ác.
3. KẾT BÀI
Khẳng định sự chiến thắng của cái thiện trong mọi trận đấu
Khẳng định tài năng và nhân đạo của Huy- gô
BÀI LÀM PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
Trong thành công của một tác phẩm văn học, bao gồm nhiều yếu tố nhưng yếu tố để gây cho độc giả ngay những giây phút tiếp xúc đầu tiên đó là nhan đề. Có những nhan đề mà khi người đọc chỉ mới thoáng nhận thấy đã khiến cho họ không kìm chế được mà cần khám phá ngay tác phẩm để hiểu được toàn bộ hàm súc của ấn tượng nhan đề ấy. Đó là những nhan đề không chỉ hay mà còn có giá trị tạo ấn tượng và truyền cảm hứng. Đọc đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” chính là một trong những đạn trích có nhan đề gây nhiều ấn tượng như vậy. Phải thấm nhuần đoạn trích mới thực sự hiểu được ý nghĩa của nhan đề này.
Cụm từ “người cầm quyền khôi phục uy quyền” đầu tiên là để chỉ Gia- ve. Trước đây khi làm chuyện xấu, ức hiếp Phăng- tin hắn đã bị Giăng Van- giăng khi đó là thị trưởng Ma- đơ- len trừng trị mà không dám có bất cứ hành động nào. Nhưng sau khi biết được ngày thị trưởng quyền uy ấy thực chất là Giăng Van- giăng, một tên tù bị tuy nã, Gia- ve không còn cớ gì để phải sợ một con người như thế trong khi hắn là đại diện cho chính quyền và thực sự có quyền nếu muốn bắt giữ Giăng Van- giăng. Vậy là hắn tới chỗ Giăng Van- giăng để thể hiện quyền uy và bắt giữ ông sau những lời quát nạt, vạch trần. Hắn là người có quyền và đã được khôi phục lại chức quyền chính thống của mình để trừng trị lại một tên tội đồ, không còn là kẻ lép vế trước quyền Giăng Van- giăng.
Nhưng đó mới chỉ là bề ngoài bởi, ở đoạn trích, có tận hai lần chức quyền được khôi phục. Giăng Van- giăng trước đó vì tự thú để cứu người mà bị Gia- ve đem người đến bắt giữ, ông biết mình không còn như trước nên vô cùng bình tĩnh, nhỏ nhẹ, không có ý kháng cự, mặc kệ cho tên Gia- ve hống hách ngang tàn. Cảnh tượng ấy đã khiến Phăng- tin chết một cách đột ngột trong đau đớn. Tuy là do bệnh tình lâu ngày nhưng nguyên nhân trực tiếp đó chính là do sự bất nhân tàn nhẫn của Gia- ve không chỉ từ trước mà ngay lúc này. Uất hận trước cái chết của Phăng- tin, Giăng Van- giăng muốn đến bên người đàn bà khốn khổ ấy một chút nhưng Gia- ve không thôi tính tàn bạo, hung hăng. Giăng Van- giăng đi tới giật gãy chiếc giường cũ nát rồi cầm thanh sắt trừng mắt nhìn Gia- ve khiến cho bản tính hèn nhát trong con người hắn trỗi dậy, tuy bản thân là người quyền thế nhưng đứng trước uy thế của Giăng Van- giăng lại không dám làm gì, không khác trước kia là mấy. Lúc bấy giờ, chính Giăng Van- giăng mới là người chủ động, người được khôi phục lại chức vị, chức vị của kẻ bề trên khiến cho kẻ dưới như Gia- ve không dám hành động lỗ mãn. Giăng Van- giăng dường như không còn là phạm nhân mà trở nên cao thượng biết mấy, trở thành người có uy quyền, có thể ra lệnh cho cả tên có quyền áp giải mình. Hình ảnh của Giăng Van- giăng thật uy phong đối nghịch hẳn với vẻ hèn nhát, thô bỉ của Gia- ve.
Một đoạn trích mà có tới hai lần hoán đổi vị trí của hai nhân vật nhưng đến cuối cùng, người cầm quyền vẫn là Giăng Van- giăng là sự khôi phục uy quyền của cái thiện, còn cái ác thì không bao giờ có thể tước quyền làm chủ của cái thiện.
Viết cho những năm đầu thế kỉ XIX nhưng cả thế kỉ nay, “Những người khốn khổ” của Vích- to Huy- gô đến nay vẫn nguyên giá trị bởi tài năng, nhân đạo và đặc biệt là vấn đề không bao giờ cũ mà ông đặt ra cho tác phẩm của mình. Đó là về những con người khốn khổ và một xã hội cần được thay đổi, đặc biệt là chiến thắng cuối cùng của cái thiện trên mọi mặt trận. Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” điều này đã được thể hiện rất rõ khi dù ở bất cứ hoàn cảnh, địa vị nào, dù cái ác có thắng thế thì đến cuối cùng vẫn phải khuất phục trước hào quang của cái thiện.