Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết về phương pháp sơ cứu vết thương cơ bản và bên mình có một vài dụng cụ sơ cứu vì đôi khi do không may hoặc bất cẩn, mỗi người chúng ta không tránh khỏi những tai nạn có thể xảy ra với bản thân mình hay vô tình trên đường gặp phải người bị tai nạn. Khi đó những kiến thức chúng ta có được có thể giúp cho vết thương trở nên nhẹ nhàng hơn, không ảnh hưởng tới tính mạng.

Cách để sơ cứu vết thương trong 60 giây hoặc ít hơn Vettrayxuoctrenda

Sơ cứu vết thương do bị cắt, vết thương hở

Các vết thương này có thể xảy ra do dao, vỡ đồ (ly, cốc, bát…), do va quyệt hoặc ngã… Khi gặp phải những vết thương này nếu không sơ cứu đúng cách có thể làm cho vết thương nặng hơn. Cách sơ cứu vết thương cơ bản khi bị vết cắt:

Lấy nước sạch rửa sạch vết thương, nếu vết thương chảy máu cần chặn lại bằng miếng gạc hoặc băng sạch để cầm máu vết thương cho tới khi máu ngừng chảy hoặc có thể tham khảo một số loại thuốc cầm máu vết thương từ lá cây dễ kiếm. Khi máu ngừng chảy nên kiểm tra xem có dị vật bên trong hay không. Nếu có, cần xối nước cho dị vật trôi ra hoặc dùng kẹp để lấy dị vật. Sau đó ngâm vết thương trong nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn vết thương. Đặc biệt không được dùng cồn hoặc dung dịch oxi già vì nó sẽ làm vết thương lâu lành.

Đối với vết thương nhỏ nên để vết thương hở, hoặc dùng băng vết thương dạng xịt sẽ giúp cho vết thương được tiếp xúc với không khí sẽ nhanh khỏi hơn. Đối với vết thương lớn hơn sau khi sơ cứu nên dùng băng gạc cá nhân hoặc băng gạc y tế để băng vết thương. Lưu ý băng vết thương vừa phải để không ảnh hưởng tới lưu thông máu.

Sơ cứu vết bỏng

Cách để sơ cứu vết thương trong 60 giây hoặc ít hơn Socuuvetthuongdobong

Bỏng có thể nhẹ, do nước sôi, do khí, do bô xe… bỏng nặng có thể do tai nạn xe, cháy…. Khi bị bỏng thì biện pháp sơ cứu vết thương đầu tiên là làm mát vùng bị bỏng bằng nước sạch, việc làm mát này càng sớm càng tốt và tuyệt đối không dùng đá trực tiếp nên vết bỏng và khi làm mát phải nhẹ nhàng, tránh làm vỡ vết bỏng. Sau đó có thể dùng một số loại thuốc bôi vết thương bỏng để vết thương nhanh khỏi.

Nếu như bỏng nặng sau khi có vài biện pháp sơ cứu cơ bản nên cho nạn nhân uống bù nước, nói chuyện giúp nạn nhân tỉnh táo giúp nạn nhân không bị hoảng loạn và tránh bị sốc. Sau đó đưa nạ nhân tới cơ sở y tế để được điều trị đúng cách nhất.

Sơ cứu gãy xương

Dấu hiệu khi gãy xương là đau ở vùng gãy. Khi gặp người gãy xương việc đầu tiên phải làm là cố định vùng bị gãy tránh gây tổn thương mạch máu, dây thần kinh xung quanh chỗ gãy xương. Nếu như gãy xương hở nên vệ sinh bên trong vết gãy, không được ấn phần xương gãy vào trong.

Sau khi được sơ cứu và cố định chỗ gãy nên đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế để được chăm sóc

Cách để sơ cứu vết thương trong 60 giây hoặc ít hơn Socuuvetthuongbonggan

Sơ cứu khi bị bong gân, trật khớp

Khi bị bong gân, trật khớp, chỗ bị thương thường có dấu hiệu đau, khó cử động, sưng, phù nề, bần tím thậm chí là biến dạng.

Đối với bong gân cần hạn chế cử động vùng tổn thương, băng ép nhẹ và chườm đá. Tuyệt đối không băng quá chặt gây giảm khả năng lưu thông máu tới các chi.

Trật khớp: không được cử động khớp vì thế không cần sơ cứu vết thương như những vết thương hở nêu trên, mà cần cố định khớp đúng vị trí sai lệch. Một số người xoa dầu nóng lên vùng tổn thương, tuy nhiên không nên tra dầu nóng lên vùng tổn thương mà nên chườm lạnh và cố định vị trí trật khớp, sau đó tới cơ sở y tế gần nhất.

Nguồn bài viết : Sơ cứu vết thương