Tên tác phẩm: "Mẹ Ơi!"
Tên tác giả: Triệu Hân
Thể loại: Truyện ngắn
Vào dịp lễ Quốc khánh, trường tôi cho sinh viên nghỉ bảy ngày. Bạn gái tôi đề nghị về nhà thăm bố mẹ tôi. Tôi đồng ý chiều theo ý nàng nhưng trong lòng lại đầy bất an, lo lắng.
Từ lúc đáp tàu, tôi đã hạ quyết tâm là sẽ nói thật cho nàng biết tất cả về hoàn cảnh gia đình tôi. Thế nhưng, nhìn bộ dạng của một cô gái thành thị lần đầu tiên được đi chơi xa, tôi thấy không nỡ làm cho nàng bị mất hứng. Sau một đêm ngồi trên đoàn tàu lắc lư như tra tấn, chúng tôi dừng lại ở ga tàu tại một khu phố cổ, sau đó lại chuyển sang một chiếc xe khách. Phải mất sáu tiếng nữa chúng tôi mới về đến quê - một thôn nhỏ ở vùng núi xa xôi hẻo lánh.
Bạn gái tôi mặt mũi đầu tóc đầy bụi, nàng mệt mỏi tựa người vào tôi hỏi: "Chúng ta đến nơi rồi à?". Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt nàng, chỉ lúng túng trả lời: "Chưa. Vẫn phải đi thêm một chuyến xe nữa cơ".
Nàng lấy làm lạ hỏi: "Không phải bố mẹ anh làm việc ở huyện à?".
Mặt tôi nóng ran: "Nhưng.. Nhưng mà.. Họ đều sống ở quê..".
"Như thế thì đi làm sẽ không tiện lắm." Nàng đáp một cách ngây thơ rồi lại hồn nhiên nói thêm: "Nhưng mà ở quê cũng hay, không khí trong lành. Em chưa được về quê bao giờ cả".
Tôi hít một hơi thật dài rồi dắt nàng bước lên một chiếc xe khách cũ. Trên xe đã chật ních người nhưng tài xế vẫn chùng mình chưa muốn chạy ngay mà còn vòng đi vòng lại ở bến xe để bắt thêm khách. Bạn gái tôi tỏ ra hết sức mệt mỏi và chán nản, nàng không ngừng ngó trước ngó sau. Đột nhiên, giọng một người phụ nữ vang lên làm nàng chú ý:
"Báo đây.. Báo đây.. Ai mua báo không?"
"Có cuốn Thanh niên hiện đạ i không?"
"Có! Có!"
Người phụ nữ trung niên vội vàng chạy lại. Mồ hôi đầm đìa trên mặt bà, làn da rám nắng. Bộ quần áo trên người bà nhuốm đầy bụi đến nỗi khó có thể nhận ra màu sắc thật của nó.
Khi người phụ nữ đó chạy lại gần, tôi sững người rồi buột miệng "Ơ..". Sau đó tôi cúi người xuống, lấy tay che mặt rồi đứng nép vào sau lưng bạn gái tôi. Nàng đang cầm cuốn Thanh niên hiện đại rồi đưa tiền trả qua cửa kính xe. Thế nhưng khi nàng đưa tiền thì người phụ nữ đó không nhận, bà cười một cách nhăn nhó khổ sở: "Năm ngàn cô ạ".
"Nhưng giá bìa ghi là bốn ngàn rưỡi mà".
"Cô ơi, chúng tôi bán sách báo ở đây còn phải chịu phí quản lí nữa. Mong cô thông cảm cho". Giọng bà vừa to vừa khàn khàn, đối với một cô gái con nhà gia giáo như bạn gái tôi thì cách nói kiểu như vậy quả là không thể chấp nhận được.
Người phụ nữ vừa cầm tiền thì bị hai thanh niên mặc đồng phục từ đâu chạy lại vừa luôn miệng chửi mắng vừa đẩy bà đi: "Tháng này bà chưa đóng phí quản lí. Ai cho phép bà đến đây?".
Tôi khẽ ngẩng đầu lên nhìn theo, chỉ thấy nụ cười trên khuôn mặt người phụ nữ càng khổ sở và tội nghiệp hơn, bà van vỉ: "Cuối tháng tôi nhất định sẽ trả. Các anh thông cảm cho, con trai tôi đang học đại học, học phí đóng cao quá mà sắp tới nó lại dẫn bạn gái về nhà chơi nữa.. Nói ra thì có lẽ các anh không tin. Nhìn tôi thế này thôi nhưng con dâu tương lai của tôi cũng là sinh viên đại học đấy".
"Thế cơ à! Đã có con trai học đại học lại còn có con dâu học đại học cơ à?" Hai thanh niên vừa cười ha hả vừa thuận tay đẩy dúi bà một cái. Người phụ nữ mất thăng bằng, loạng choạng rồi ngã xuống đất. Đầu bà đập vào bậc thềm xi măng, máu chảy lênh láng. Tuy vậy hai thanh niên kia vẫn không thèm để ý mà nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ giễu cợt. Chúng thậm chí định lôi bà sang một bên để tránh đường cho mọi người đi lại.
"Dừng lại!"
Tôi đột ngột thét lên thật to, tiếng thét làm tất cả mọi người có mặt ở đó đều ngạc nhiên. Họ đổ dồn mắt nhìn về phía tôi và bạn gái.
Tôi lao ra khỏi xe, xông thẳng tới đẩy hai gã thanh niên ra rồi nâng đầu mẹ tôi lên và nói: "Đúng thế! Bà ấy dù chỉ là một bà nhà quê nhưng cũng có lòng tự trọng như tất cả những người bình thường khác. Bà ấy mặc dù tên mình cũng không biết viết nhưng đã nuôi dạy một người con vào học đại học danh tiếng..".
Nói đến đây, mắt tôi cay xè. Tôi lay mẹ và gọi một tiếng thật to:
"Mẹ ơi!"
Chúng ta thấy có nhiều người luôn xấu hổ với người khác chỉ vì nhà mình nghèo hay cha mẹ mình có công việc thấp hèn. Đó là những người chỉ biết chuộng hư danh, sĩ diện hão. Dù cho cha mẹ chúng ta có làm công việc gì thì họ vẫn là những người đáng được chúng ta kính trọng nhất trên đời.
- End -
Tên tác giả: Triệu Hân
Thể loại: Truyện ngắn
Vào dịp lễ Quốc khánh, trường tôi cho sinh viên nghỉ bảy ngày. Bạn gái tôi đề nghị về nhà thăm bố mẹ tôi. Tôi đồng ý chiều theo ý nàng nhưng trong lòng lại đầy bất an, lo lắng.
Từ lúc đáp tàu, tôi đã hạ quyết tâm là sẽ nói thật cho nàng biết tất cả về hoàn cảnh gia đình tôi. Thế nhưng, nhìn bộ dạng của một cô gái thành thị lần đầu tiên được đi chơi xa, tôi thấy không nỡ làm cho nàng bị mất hứng. Sau một đêm ngồi trên đoàn tàu lắc lư như tra tấn, chúng tôi dừng lại ở ga tàu tại một khu phố cổ, sau đó lại chuyển sang một chiếc xe khách. Phải mất sáu tiếng nữa chúng tôi mới về đến quê - một thôn nhỏ ở vùng núi xa xôi hẻo lánh.
Bạn gái tôi mặt mũi đầu tóc đầy bụi, nàng mệt mỏi tựa người vào tôi hỏi: "Chúng ta đến nơi rồi à?". Tôi không dám nhìn thẳng vào mắt nàng, chỉ lúng túng trả lời: "Chưa. Vẫn phải đi thêm một chuyến xe nữa cơ".
Nàng lấy làm lạ hỏi: "Không phải bố mẹ anh làm việc ở huyện à?".
Mặt tôi nóng ran: "Nhưng.. Nhưng mà.. Họ đều sống ở quê..".
"Như thế thì đi làm sẽ không tiện lắm." Nàng đáp một cách ngây thơ rồi lại hồn nhiên nói thêm: "Nhưng mà ở quê cũng hay, không khí trong lành. Em chưa được về quê bao giờ cả".
Tôi hít một hơi thật dài rồi dắt nàng bước lên một chiếc xe khách cũ. Trên xe đã chật ních người nhưng tài xế vẫn chùng mình chưa muốn chạy ngay mà còn vòng đi vòng lại ở bến xe để bắt thêm khách. Bạn gái tôi tỏ ra hết sức mệt mỏi và chán nản, nàng không ngừng ngó trước ngó sau. Đột nhiên, giọng một người phụ nữ vang lên làm nàng chú ý:
"Báo đây.. Báo đây.. Ai mua báo không?"
"Có cuốn Thanh niên hiện đạ i không?"
"Có! Có!"
Người phụ nữ trung niên vội vàng chạy lại. Mồ hôi đầm đìa trên mặt bà, làn da rám nắng. Bộ quần áo trên người bà nhuốm đầy bụi đến nỗi khó có thể nhận ra màu sắc thật của nó.
Khi người phụ nữ đó chạy lại gần, tôi sững người rồi buột miệng "Ơ..". Sau đó tôi cúi người xuống, lấy tay che mặt rồi đứng nép vào sau lưng bạn gái tôi. Nàng đang cầm cuốn Thanh niên hiện đại rồi đưa tiền trả qua cửa kính xe. Thế nhưng khi nàng đưa tiền thì người phụ nữ đó không nhận, bà cười một cách nhăn nhó khổ sở: "Năm ngàn cô ạ".
"Nhưng giá bìa ghi là bốn ngàn rưỡi mà".
"Cô ơi, chúng tôi bán sách báo ở đây còn phải chịu phí quản lí nữa. Mong cô thông cảm cho". Giọng bà vừa to vừa khàn khàn, đối với một cô gái con nhà gia giáo như bạn gái tôi thì cách nói kiểu như vậy quả là không thể chấp nhận được.
Người phụ nữ vừa cầm tiền thì bị hai thanh niên mặc đồng phục từ đâu chạy lại vừa luôn miệng chửi mắng vừa đẩy bà đi: "Tháng này bà chưa đóng phí quản lí. Ai cho phép bà đến đây?".
Tôi khẽ ngẩng đầu lên nhìn theo, chỉ thấy nụ cười trên khuôn mặt người phụ nữ càng khổ sở và tội nghiệp hơn, bà van vỉ: "Cuối tháng tôi nhất định sẽ trả. Các anh thông cảm cho, con trai tôi đang học đại học, học phí đóng cao quá mà sắp tới nó lại dẫn bạn gái về nhà chơi nữa.. Nói ra thì có lẽ các anh không tin. Nhìn tôi thế này thôi nhưng con dâu tương lai của tôi cũng là sinh viên đại học đấy".
"Thế cơ à! Đã có con trai học đại học lại còn có con dâu học đại học cơ à?" Hai thanh niên vừa cười ha hả vừa thuận tay đẩy dúi bà một cái. Người phụ nữ mất thăng bằng, loạng choạng rồi ngã xuống đất. Đầu bà đập vào bậc thềm xi măng, máu chảy lênh láng. Tuy vậy hai thanh niên kia vẫn không thèm để ý mà nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ giễu cợt. Chúng thậm chí định lôi bà sang một bên để tránh đường cho mọi người đi lại.
"Dừng lại!"
Tôi đột ngột thét lên thật to, tiếng thét làm tất cả mọi người có mặt ở đó đều ngạc nhiên. Họ đổ dồn mắt nhìn về phía tôi và bạn gái.
Tôi lao ra khỏi xe, xông thẳng tới đẩy hai gã thanh niên ra rồi nâng đầu mẹ tôi lên và nói: "Đúng thế! Bà ấy dù chỉ là một bà nhà quê nhưng cũng có lòng tự trọng như tất cả những người bình thường khác. Bà ấy mặc dù tên mình cũng không biết viết nhưng đã nuôi dạy một người con vào học đại học danh tiếng..".
Nói đến đây, mắt tôi cay xè. Tôi lay mẹ và gọi một tiếng thật to:
"Mẹ ơi!"
Chúng ta thấy có nhiều người luôn xấu hổ với người khác chỉ vì nhà mình nghèo hay cha mẹ mình có công việc thấp hèn. Đó là những người chỉ biết chuộng hư danh, sĩ diện hão. Dù cho cha mẹ chúng ta có làm công việc gì thì họ vẫn là những người đáng được chúng ta kính trọng nhất trên đời.
- End -