Lịch sử Halloween
Tháng 10 thắm thoát đã qua. Ngoài việc phải điều chỉnh lại giờ, lui lại 1 tiếng, ngủ thêm đuợc 1 tí, không có sự kiện nào đáng kể trừ lễ Halloween. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 31 tháng 10 lại phải loay hoay khoét trái bí rạ, thắp nến làm ma. Cho tới bây giờ, ta cũng tự hỏi, tại sao có cái lễ quỉ quái này, cả con nít lẫn người lớn cứ xôn xao như lễ hội. Người thì giả ma, hóa trang đủ hình hài, trông cũng khá vui nhộn....
Cứ vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, thì hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ và Châu Âu đổ ra đường trong những trang phục truyền thống, chơi các trò lừa nhau, đục khoét quả bí ngô, đớp táo. Vậy thì phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâủ Giữa năm 1000 và 100 sau công nguyên, Người Kentơ tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Driud. Chính vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần chết và thần Samhain.
Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp – Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu của mùa đông "đầy bóng tối và lạnh giá". Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain – “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã mất xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween.
Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celtic dâng cúng lễ vật để cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ và cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Vào lễ Samhain người ta thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để chứng tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Người dân thường lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó để mang về nhà. Hòn than đó được giữ trong củ cải hay quả bầu bí.
Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, người ta hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị trên những đèn lồng bằng quả bí ngô hoặc củ cải, tục này còn lưu truyền đến hôm nay vào ngày lễ Halloween. Trẻ em ở Ailen và Bắc Mỹ thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và quả bí đao trong lễ hội Halloween.
Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, số vị thánh nhiều đến nỗi không có đủ ngày trong năm để làm lễ tôn kính cho mỗi vị thánh. Chính vì vậy, người ta đã lập ra ngày lễ các thánh (All Saints'Day), để làm lễ dành cho các vị thánh mà các Giáo hội không biết hết được. Lúc đầu ngày này được tổ chức vào 13/5, nhưng sau đó đã được chuyển vào ngày 1/11 trước ngày lễ các linh hồn (All Soul's Day - 2/11).
Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh" và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day
Thành ra đối với Bắc Mỹ và Châu Âu, phong tục này bắt nguồn từ các tập quán xa xưa hơn hơn cả đạo Thiên Chúa, vốn là gốc từ các ông đạo sĩ (druids) bên Anh quốc. Rất lâu về trước, đây là dịp tạm giã biệt mùa hè vừa chấm dứt, để ăn mừng, họ nhóm lửa và đốt rác lên cho vui. Mãi sau này, theo dương lich của người celtik (celtics), đây là lễ giao thừa trước khi bước qua thềm năm mới.
Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày nay vẫn còn một số người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm ngày này. Một số người theo các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm lễ hội này nhưng coi đó là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức kỷ niệm lễ hội tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội này mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi rất bổ ích và lý thú.
Có tất cả ba yếu tố chính trong những ngày đại lễ này : họ ăn mừng mùa thu hoạch đã chấm dứt (end of harvest) , đón chào mùa đông và ... nghỉ ngơi (Sabbath)!!! Yếu tố cuối cùng, có lẽ là yếu tố quan trọng, đã tạo ra truyền thống lễ Halloween cho tới ngày hôm nay. Đó là ngày giỗ, họ khấn vái và cầu nguyện cho người đã khuất.
Đúng theo giáo phái thiên chúa nhà thờ La Mã, những linh hồn được cầu siêu trong dip này là những người đã qua đời mà chưa được rửa hết tội (venial sins) trước khi chết, tội nói đây là những tội phạm không cố ý hoặc không vô tình vạ lây mà không biết (not committed with both deliberate and complete consent), những tội không nặng lắm, có thể dung thứ được. Nếu các tội này không đuợc rửa, các linh hồn này sẽ không được khoan dung của đáng toàn năng...
Còn những linh hồn còn lại? Phải hiểu đây là dịp cho họ quậy một phen vì họ biết biết bản thân đã bị bỏ rơi, và không được tha thứ, sống làm tội chết làm quỉ - Đây mới thật là khía cạnh đen tối của Halloween. Tất cả họ từng đàn từng đàn một, trồi lên từ cõi hỏa ngục tăm tối để đi phá phách và giết hại kẻ thần kinh suy nhược, yếu bóng vía...
Tại Việt Nam, không có Halloween như các xứ bắc mỹ, nhưng trong truyền thống của người Việt và dân Á châu nói chung, có cái lễ cũng tương tựa như Halloween, đó là lễ cúng cô hồn : tuy không rầm rộ, và mang đậm tính thương mại, giải trí như Halloween, nhưng khi còn bé, có lẽ không ai không một lần đi chờ trực một buổi lễ cúng cô hồn. Thông lệ khi cây nhang cuối cùng vừa tắt, người chủ lễ bưng khay đồ ăn ra sân hoặc truớc nhà, và cứ thế mà liệng vào đám đông. Một mặt khác, tiền cắc cũng đuợc bố thí vào dịp này, làm tăng thêm phần hào hứng. Già trẻ cứ chen nhau chờ lúc người chủ hộ ném tiền vào đám đông, là xô đẩy nhau để nhặt tiền bố thí, gọi là tiền cô hồn....
Nói đến ma quỉ ai cũng sợ và đề phòng. Đề phòng họ cũng như đề phòng kẻ gian. Họ chỉ thích hại những người yếu bóng vía, lợi dụng tình cảm và tiền bạc và thường nấp trong bóng tối. Họ chìm đắm trong tội lỗi và oán hận, quyết không đầu thai khi chưa trả được ân oán thâm thù, và cứ thế sống vất vưởng, cầu nguyện cho họ là nhằm giúp cho họ tìm được con đường siêu thoát. Nhưng nói đến ma quỉ ai cũng thích xem một lần, hoặc chứng kiến những diễn chứng không phủ nhận được: có 3 thành phố ở bắc mỹ có sự xuất hiện của ma.
Ở Canada, Montreal, Ile Sainte-Helene, có bảo tàng viện STEWART, xưa kia là một cái đồn nơi xây ra 1 cuộc đẫm chiến làm thiệt mạng 800 người lính thuộc Hoàng Gia Anh Quốc trong lúc đánh đuổi lính xâm lăng từ Mỹ. Sau khi đồn Stewart đuợc cải biến thành bảo tàng viện, ông quản lý, sau khi qua đời thường đuợc thấy xuất hiện, trong bảo tàng viện. Đôi khi khách du lịch la hoảng vì thấy ông ta xuất hiện, với mấy người lính, họcứ chực chờ xuất hiện trong viện bảo tàng cứ như ta đang lạc về một thời gian rất là xa xăm trong lịch sử...
Ở Canada, Niagara Falls, có 1 đường hầm, nổi tiếng gọi là "Screaming Tunnel". Bạn nào tò mò, chỉ việc bước sâu vào đường hầm, bật một diêm quẹt lên là nghe tiếng hồn ma la hét trong đau đớn. Tiếng gào thét đầy đau đớn, oán hận, buồn bã, và cô độc trong đêm tối sâu thẵm. Đó chính là tiếng hét thê lương của một cô bé đáng thương bị người cha mất hết nhân tính, tẩm xăng vào cô và thiêu sống. Câu chuyện bắt nguồn từ một sự bực tức sau một tranh chấp ly dị, gã đàn ông mất quyền trông nom của cô con gái. Thất vọng, hắn ta hóa điên và đã thực hiện tội ác tàn ác hơn cả loài ma quỷ thấp hèn nhất.
Còn bên Mỹ, ôi thôi ở đâu cũng có ma hết... Nhưng đặc biệt ở tiểu bang Massachussets, thành phố Salem nổi tiếng thế giới là thành phố Halloween, chuyên trị về phù thủy và bói toán. Nổi tiếng đến nổi, địa điểm đó đã trở thành 1 thắng cảnh du lịch, nhất là vào dịp Halloween. Riêng về khía cạnh bói toán, có nhiều vụ án giết người chỉ giải quyết đuợc nhờ các thầy bói thanh phố Salem. Cho đến nay, cảnh sát trung ương thường nhờ vả vào những lực lượng thần bí của thành phố Salem để truy lùng và tìm kiếm những tên hung thủ gây ra nhiều vụ án, mà manh mối điều tra đã rơi vào tình trạng vô vọng...
Tháng 10 thắm thoát đã qua. Ngoài việc phải điều chỉnh lại giờ, lui lại 1 tiếng, ngủ thêm đuợc 1 tí, không có sự kiện nào đáng kể trừ lễ Halloween. Năm nào cũng thế, cứ đến ngày 31 tháng 10 lại phải loay hoay khoét trái bí rạ, thắp nến làm ma. Cho tới bây giờ, ta cũng tự hỏi, tại sao có cái lễ quỉ quái này, cả con nít lẫn người lớn cứ xôn xao như lễ hội. Người thì giả ma, hóa trang đủ hình hài, trông cũng khá vui nhộn....
Cứ vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, thì hàng nghìn trẻ em Bắc Mỹ và Châu Âu đổ ra đường trong những trang phục truyền thống, chơi các trò lừa nhau, đục khoét quả bí ngô, đớp táo. Vậy thì phong tục độc đáo này bắt nguồn từ đâủ Giữa năm 1000 và 100 sau công nguyên, Người Kentơ tổ chức kỷ niệm năm mới với lễ hội Driud. Chính vào thời gian này vị thần của mùa xuân và mùa hè không còn ngự trị và nhường chỗ cho thần chết và thần Samhain.
Vào khoảng 800 năm trước Công nguyên người Tây Âu coi mặt trời là vị thần tối thượng tạo ra công việc, giúp mùa màng sinh sôi và làm trái đất trở nên tươi đẹp. Vì vậy, vào mùng 1 tháng 11 hàng năm người Celtic (thuộc vùng Bắc nước Pháp – Anh bây giờ) tổ chức ngày lễ đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và bắt đầu của mùa đông "đầy bóng tối và lạnh giá". Họ cho rằng trong mùa đông thần mặt trời bị Samhain – “chúa tể của cái chết và hoàng tử của bóng đêm” giam cầm. Vào thời gian này, linh hồn những người đã mất xuất hiện dưới hình hài của con mèo đen để tìm cách quay trở lại cuộc sống. Chính vì vậy, mèo đen trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween.
Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celtic dâng cúng lễ vật để cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ và cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Vào lễ Samhain người ta thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để chứng tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma. Người dân thường lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó để mang về nhà. Hòn than đó được giữ trong củ cải hay quả bầu bí.
Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, người ta hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị trên những đèn lồng bằng quả bí ngô hoặc củ cải, tục này còn lưu truyền đến hôm nay vào ngày lễ Halloween. Trẻ em ở Ailen và Bắc Mỹ thường chơi trò đục khoét củ khoai tây và quả bí đao trong lễ hội Halloween.
Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, số vị thánh nhiều đến nỗi không có đủ ngày trong năm để làm lễ tôn kính cho mỗi vị thánh. Chính vì vậy, người ta đã lập ra ngày lễ các thánh (All Saints'Day), để làm lễ dành cho các vị thánh mà các Giáo hội không biết hết được. Lúc đầu ngày này được tổ chức vào 13/5, nhưng sau đó đã được chuyển vào ngày 1/11 trước ngày lễ các linh hồn (All Soul's Day - 2/11).
Halloween có tên gốc là All Hallows'Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh" và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Như vậy lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo của lễ hội Pomona, con mèo đen của lễ hội Sanhaim và những con ma, bộ xương của ngày lễ các thánh và các linh hồn, All Saint's Day và All Soul's Day
Thành ra đối với Bắc Mỹ và Châu Âu, phong tục này bắt nguồn từ các tập quán xa xưa hơn hơn cả đạo Thiên Chúa, vốn là gốc từ các ông đạo sĩ (druids) bên Anh quốc. Rất lâu về trước, đây là dịp tạm giã biệt mùa hè vừa chấm dứt, để ăn mừng, họ nhóm lửa và đốt rác lên cho vui. Mãi sau này, theo dương lich của người celtik (celtics), đây là lễ giao thừa trước khi bước qua thềm năm mới.
Do truyền thống Halloween được coi là bắt nguồn từ những người ngoại đạo, nên ngày nay vẫn còn một số người theo đạo Thiên chúa giáo không tổ chức lễ kỷ niệm ngày này. Một số người theo các giáo phái khác tổ chức kỷ niệm lễ hội này nhưng coi đó là lễ hội mùa màng, lễ hội xá tội hay đêm thánh Halleluja và họ tổ chức kỷ niệm lễ hội tại nhà thờ của giáo phái mình. Lễ hội này mang đến cho trẻ em nhiều trò chơi rất bổ ích và lý thú.
Có tất cả ba yếu tố chính trong những ngày đại lễ này : họ ăn mừng mùa thu hoạch đã chấm dứt (end of harvest) , đón chào mùa đông và ... nghỉ ngơi (Sabbath)!!! Yếu tố cuối cùng, có lẽ là yếu tố quan trọng, đã tạo ra truyền thống lễ Halloween cho tới ngày hôm nay. Đó là ngày giỗ, họ khấn vái và cầu nguyện cho người đã khuất.
Đúng theo giáo phái thiên chúa nhà thờ La Mã, những linh hồn được cầu siêu trong dip này là những người đã qua đời mà chưa được rửa hết tội (venial sins) trước khi chết, tội nói đây là những tội phạm không cố ý hoặc không vô tình vạ lây mà không biết (not committed with both deliberate and complete consent), những tội không nặng lắm, có thể dung thứ được. Nếu các tội này không đuợc rửa, các linh hồn này sẽ không được khoan dung của đáng toàn năng...
Còn những linh hồn còn lại? Phải hiểu đây là dịp cho họ quậy một phen vì họ biết biết bản thân đã bị bỏ rơi, và không được tha thứ, sống làm tội chết làm quỉ - Đây mới thật là khía cạnh đen tối của Halloween. Tất cả họ từng đàn từng đàn một, trồi lên từ cõi hỏa ngục tăm tối để đi phá phách và giết hại kẻ thần kinh suy nhược, yếu bóng vía...
Tại Việt Nam, không có Halloween như các xứ bắc mỹ, nhưng trong truyền thống của người Việt và dân Á châu nói chung, có cái lễ cũng tương tựa như Halloween, đó là lễ cúng cô hồn : tuy không rầm rộ, và mang đậm tính thương mại, giải trí như Halloween, nhưng khi còn bé, có lẽ không ai không một lần đi chờ trực một buổi lễ cúng cô hồn. Thông lệ khi cây nhang cuối cùng vừa tắt, người chủ lễ bưng khay đồ ăn ra sân hoặc truớc nhà, và cứ thế mà liệng vào đám đông. Một mặt khác, tiền cắc cũng đuợc bố thí vào dịp này, làm tăng thêm phần hào hứng. Già trẻ cứ chen nhau chờ lúc người chủ hộ ném tiền vào đám đông, là xô đẩy nhau để nhặt tiền bố thí, gọi là tiền cô hồn....
Nói đến ma quỉ ai cũng sợ và đề phòng. Đề phòng họ cũng như đề phòng kẻ gian. Họ chỉ thích hại những người yếu bóng vía, lợi dụng tình cảm và tiền bạc và thường nấp trong bóng tối. Họ chìm đắm trong tội lỗi và oán hận, quyết không đầu thai khi chưa trả được ân oán thâm thù, và cứ thế sống vất vưởng, cầu nguyện cho họ là nhằm giúp cho họ tìm được con đường siêu thoát. Nhưng nói đến ma quỉ ai cũng thích xem một lần, hoặc chứng kiến những diễn chứng không phủ nhận được: có 3 thành phố ở bắc mỹ có sự xuất hiện của ma.
Ở Canada, Montreal, Ile Sainte-Helene, có bảo tàng viện STEWART, xưa kia là một cái đồn nơi xây ra 1 cuộc đẫm chiến làm thiệt mạng 800 người lính thuộc Hoàng Gia Anh Quốc trong lúc đánh đuổi lính xâm lăng từ Mỹ. Sau khi đồn Stewart đuợc cải biến thành bảo tàng viện, ông quản lý, sau khi qua đời thường đuợc thấy xuất hiện, trong bảo tàng viện. Đôi khi khách du lịch la hoảng vì thấy ông ta xuất hiện, với mấy người lính, họcứ chực chờ xuất hiện trong viện bảo tàng cứ như ta đang lạc về một thời gian rất là xa xăm trong lịch sử...
Ở Canada, Niagara Falls, có 1 đường hầm, nổi tiếng gọi là "Screaming Tunnel". Bạn nào tò mò, chỉ việc bước sâu vào đường hầm, bật một diêm quẹt lên là nghe tiếng hồn ma la hét trong đau đớn. Tiếng gào thét đầy đau đớn, oán hận, buồn bã, và cô độc trong đêm tối sâu thẵm. Đó chính là tiếng hét thê lương của một cô bé đáng thương bị người cha mất hết nhân tính, tẩm xăng vào cô và thiêu sống. Câu chuyện bắt nguồn từ một sự bực tức sau một tranh chấp ly dị, gã đàn ông mất quyền trông nom của cô con gái. Thất vọng, hắn ta hóa điên và đã thực hiện tội ác tàn ác hơn cả loài ma quỷ thấp hèn nhất.
Còn bên Mỹ, ôi thôi ở đâu cũng có ma hết... Nhưng đặc biệt ở tiểu bang Massachussets, thành phố Salem nổi tiếng thế giới là thành phố Halloween, chuyên trị về phù thủy và bói toán. Nổi tiếng đến nổi, địa điểm đó đã trở thành 1 thắng cảnh du lịch, nhất là vào dịp Halloween. Riêng về khía cạnh bói toán, có nhiều vụ án giết người chỉ giải quyết đuợc nhờ các thầy bói thanh phố Salem. Cho đến nay, cảnh sát trung ương thường nhờ vả vào những lực lượng thần bí của thành phố Salem để truy lùng và tìm kiếm những tên hung thủ gây ra nhiều vụ án, mà manh mối điều tra đã rơi vào tình trạng vô vọng...