[h=1]Trường Sa ký ức tháng ba[/h]
Thanh Niên Online
Gặp mặt chiến sĩ Trường Sa vào ngày 24.2 vừa qua tại Nha Trang, khi được hỏi nhớ gì nhất về Trường Sa thì tất cả cùng đáp: nhớ ngày 14.3.1988. Những bà mẹ ở Khánh Hòa, Phú Yên hay Đà Nẵng, Quảng Bình… có con nằm lại với Trường Sa, tất cả cũng đều nói nhớ cái ngày ấy nhất.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ buổi sáng ngày 14.3.1988, 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại nơi bãi đá Gạc Ma. Tất cả những người lính Trường Sa dù trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến trận hải chiến chỉ “nổ súng từ một phía” ấy đều coi đó như một vết thương luôn rỉ máu giữa lòng mình. Xem những thước phim do chính Trung Quốc ghi lại cuộc cướp giật để chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma năm ấy, không một ai trong chúng ta có thể cầm lòng. Những người lính của chúng ta đã chấp nhận hy sinh để biến mình thành những cột mốc của Tổ quốc giữa trùng khơi. Để đất nước có thêm một dải san hô, máu các anh đã đổ xuống.
Thanh Niên Online
Gặp mặt chiến sĩ Trường Sa vào ngày 24.2 vừa qua tại Nha Trang, khi được hỏi nhớ gì nhất về Trường Sa thì tất cả cùng đáp: nhớ ngày 14.3.1988. Những bà mẹ ở Khánh Hòa, Phú Yên hay Đà Nẵng, Quảng Bình… có con nằm lại với Trường Sa, tất cả cũng đều nói nhớ cái ngày ấy nhất.
Gần một phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ buổi sáng ngày 14.3.1988, 64 chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại nơi bãi đá Gạc Ma. Tất cả những người lính Trường Sa dù trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến trận hải chiến chỉ “nổ súng từ một phía” ấy đều coi đó như một vết thương luôn rỉ máu giữa lòng mình. Xem những thước phim do chính Trung Quốc ghi lại cuộc cướp giật để chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma năm ấy, không một ai trong chúng ta có thể cầm lòng. Những người lính của chúng ta đã chấp nhận hy sinh để biến mình thành những cột mốc của Tổ quốc giữa trùng khơi. Để đất nước có thêm một dải san hô, máu các anh đã đổ xuống.