Các nhà khảo cứu lịch sử đánh giá rằng, họ vừa là con đẻ của thực dân phong kiến đồng thời là sản phẩm của kinh đào miền Hậu Giang. Những tên tuổi nổi tiếng khắp Nam kỳ lúc bấy giờ gồm: Người đứng số một là Trần Trinh Trạch, chiếm 110.000 mẫu ruộng (có tài liệu đến 145.000 mẫu) và gần 100.000 mẫu ruộng muối (có tài liệu chỉ 10.000 mẫu); đứng thứ hai là Vưu Tụng, chiếm 75.000 mẫu; thứ ba là Châu Oai, chiếm 40.000 mẫu; thứ tư là Cao Minh Thạnh (Đốc phủ sứ và là thân sinh của nhân sĩ Cao Triều Phát); kế đến là Huỳnh Hữu Phước và hai anh em là Mai Hữu Quì, Mai Hữu Kiến; kế nữa là Quách Ngọc Đống (còn gọi là Chủ Đống). Ngoài ra, còn 8 chủ điền Tây khác. Có một tổng kết cho rằng, thời Pháp thuộc, tỉnh Bạc Liêu là nơi có số lượng địa chủ ít nhất nước (chưa đầy 2%), nhưng cũng là nơi địa chủ chiếm nhiều ruộng đất nhất nước (trên 95%).
Lúc bấy giờ, để được hưởng đặc quyền trong chính sách điền địa của người Pháp, hầu hết các đại điền chủ ở Bạc Liêu đều theo quốc tịch Pháp, người ta gọi là “vô dân Tây”. Và theo quy định của chính quyền thực dân, con của các gia đình này phải vào học các trường do Pháp dạy, để học nói tiếng Pháp, tiếp nhận văn hóa Pháp. Từ đó, xuất hiện phong trào đưa con lên Sài Gòn hoặc qua Pháp quốc học trường Tây. Đó cũng là cái mốt của các nhà quyền quý lúc bấy giờ. Hầu hết các đại điền chủ ở Bạc Liêu đều mua nhà trên Sài Gòn để đưa con cái lên đó ở và học. Lớp con cháu của họ sinh ra là nằm trên nhung lụa, thừa mứa tiền của, đồng tiền làm ra không có mồ hôi và nước mắt nên họ không biết quý đồng tiền. Lại thời buổi thực dụng, thực dân khuếch trương ăn chơi… Thế là họ đua nhau quăng tiền qua cửa sổ để ăn chơi cho sướng tấm thân và tạo danh tiếng. Huỳnh Văn Phước, gọi theo tiếng Hoa là Dù Hột, sau này gọi là Bang biện Hột, là con ông chủ Chá – một đại địa chủ của Bạc Liêu (Phước có người chị ruột cất ngôi chùa mà hiện nay ta gọi là chùa Cô Hai Ngó). Phước mặc bà ba soan trắng, đi giày Tàu, đội nón hồng mao (nón cao su cứng kiểu Anh) dành cho xứ nhiệt đới, làm tại Singapore), cầm gậy Nhật Bổn, hút xì-gà Ma-ní (Philippines). Một lần ngủ ở khách sạn Sài Gòn, sáng bước xuống đường, đám xe kéo lại giành chở ông vì Phước trả tiền không cần thối lại. Phước khó xử rồi bảo: “Thôi thì đi hết”. Thế là một xe chở Phước, một xe chở đôi giày, một xe chở cái nón, xe khác lại chở cù nghéo… Đoàn xe đi vòng chợ Sài Gòn, người ta bu đến coi, có người bảo: “Thằng cha này điên”. Nhưng đám xe kéo nói nhỏ với họ: “Công tử Bạc Liêu đó!”. Thế là từ đó tiếng tăm công tử Bạc Liêu phóng khoáng phong lưu bắt đầu nổi lên (sau này có một số người gán ghép giai thoại trên cho Trần Trinh Huy là không đúng sự thật).Các cậu ấm, cô chiêu đã nhanh chóng học đòi, gia nhập các mốt thời thượng lúc bấy giờ là nhảy đầm, chạy xe hơi, hút á phiện… làm nổi đình nổi đám ở Sài Gòn. Những tên tuổi nổi danh thời đó là: Dù Hội, Hai Lũy, Ba Cân, Hai Đinh… Từ đó thành ngữ Công tử Bạc Liêu ra đời. Nó nổi tiếng và tồn tại để ám chỉ một lối sống phong lưu. Hồi nửa đầu thế kỷ 20, dân Sài Gòn và lục tỉnh gọi là “nhóm công tử Bạc Liêu” chứ không phải chỉ có Công tử Bạc Liêu như bây giờ.Thế nhưng, các tên tuổi trên lập tức bị lu mờ khi Trần Trinh Huy xuất hiện. Lối sống phóng túng, phong lưu của Trần Trinh Huy đã làm nên những giai thoại như đốt tiền nấu chè… Trần Trinh Huy được mệnh danh là người “ngon” nhất Nam bộ, là hiện thân, là linh hồn của Công tử Bạc Liêu. Hễ ai nhắc tới Công tử Bạc Liêu thì người đương thời nghĩ rằng đã chỉ đích danh Trần Trinh Huy. Vậy Trần Trinh Huy là ai, tiền tài, thế lực đến cỡ nào mà ăn chơi đến “danh bất như truyền” như thế?(Baobaclieu)
Lúc bấy giờ, để được hưởng đặc quyền trong chính sách điền địa của người Pháp, hầu hết các đại điền chủ ở Bạc Liêu đều theo quốc tịch Pháp, người ta gọi là “vô dân Tây”. Và theo quy định của chính quyền thực dân, con của các gia đình này phải vào học các trường do Pháp dạy, để học nói tiếng Pháp, tiếp nhận văn hóa Pháp. Từ đó, xuất hiện phong trào đưa con lên Sài Gòn hoặc qua Pháp quốc học trường Tây. Đó cũng là cái mốt của các nhà quyền quý lúc bấy giờ. Hầu hết các đại điền chủ ở Bạc Liêu đều mua nhà trên Sài Gòn để đưa con cái lên đó ở và học. Lớp con cháu của họ sinh ra là nằm trên nhung lụa, thừa mứa tiền của, đồng tiền làm ra không có mồ hôi và nước mắt nên họ không biết quý đồng tiền. Lại thời buổi thực dụng, thực dân khuếch trương ăn chơi… Thế là họ đua nhau quăng tiền qua cửa sổ để ăn chơi cho sướng tấm thân và tạo danh tiếng. Huỳnh Văn Phước, gọi theo tiếng Hoa là Dù Hột, sau này gọi là Bang biện Hột, là con ông chủ Chá – một đại địa chủ của Bạc Liêu (Phước có người chị ruột cất ngôi chùa mà hiện nay ta gọi là chùa Cô Hai Ngó). Phước mặc bà ba soan trắng, đi giày Tàu, đội nón hồng mao (nón cao su cứng kiểu Anh) dành cho xứ nhiệt đới, làm tại Singapore), cầm gậy Nhật Bổn, hút xì-gà Ma-ní (Philippines). Một lần ngủ ở khách sạn Sài Gòn, sáng bước xuống đường, đám xe kéo lại giành chở ông vì Phước trả tiền không cần thối lại. Phước khó xử rồi bảo: “Thôi thì đi hết”. Thế là một xe chở Phước, một xe chở đôi giày, một xe chở cái nón, xe khác lại chở cù nghéo… Đoàn xe đi vòng chợ Sài Gòn, người ta bu đến coi, có người bảo: “Thằng cha này điên”. Nhưng đám xe kéo nói nhỏ với họ: “Công tử Bạc Liêu đó!”. Thế là từ đó tiếng tăm công tử Bạc Liêu phóng khoáng phong lưu bắt đầu nổi lên (sau này có một số người gán ghép giai thoại trên cho Trần Trinh Huy là không đúng sự thật).Các cậu ấm, cô chiêu đã nhanh chóng học đòi, gia nhập các mốt thời thượng lúc bấy giờ là nhảy đầm, chạy xe hơi, hút á phiện… làm nổi đình nổi đám ở Sài Gòn. Những tên tuổi nổi danh thời đó là: Dù Hội, Hai Lũy, Ba Cân, Hai Đinh… Từ đó thành ngữ Công tử Bạc Liêu ra đời. Nó nổi tiếng và tồn tại để ám chỉ một lối sống phong lưu. Hồi nửa đầu thế kỷ 20, dân Sài Gòn và lục tỉnh gọi là “nhóm công tử Bạc Liêu” chứ không phải chỉ có Công tử Bạc Liêu như bây giờ.Thế nhưng, các tên tuổi trên lập tức bị lu mờ khi Trần Trinh Huy xuất hiện. Lối sống phóng túng, phong lưu của Trần Trinh Huy đã làm nên những giai thoại như đốt tiền nấu chè… Trần Trinh Huy được mệnh danh là người “ngon” nhất Nam bộ, là hiện thân, là linh hồn của Công tử Bạc Liêu. Hễ ai nhắc tới Công tử Bạc Liêu thì người đương thời nghĩ rằng đã chỉ đích danh Trần Trinh Huy. Vậy Trần Trinh Huy là ai, tiền tài, thế lực đến cỡ nào mà ăn chơi đến “danh bất như truyền” như thế?(Baobaclieu)