Các ứng viên có khuynh hướng dựa trên chức danh đăng tuyển để quyết định nộp hồ sơ. Thậm chí trong buổi phỏng vấn, họ cũng ít quan tâm hỏi rõ công việc phụ nếu có. Không cẩn thận, đây sẽ là màn khởi đầu cho những rắc rối sau khi bạn trúng tuyển. “Ngã ngửa” khi nhận việc
Yêu thích mảng kinh doanh và đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng bán hàng, Trang khấp khởi vui mừng khi được nhận vào vị trí nhân viên kinh doanh cho một công ty hàng hàng tiêu dùng. Thế nhưng, thực tế công việc lại khiến cô thất vọng khi hằng ngày vây quanh cô không phải là khách hàng và đơn hàng, mà là toàn là những công việc giấy tờ, lưu trữ, sắp xếp cuộc họp. Trang giật mình nhớ lại trong buổi phỏng vấn khi chị trưởng phòng đề cập “Em sẽ phụ trách thêm một ít công việc giấy tờ liên quan nhé.” Sau hơn ba tháng làm việc, cô nhận thấy nó không “ít” tí nào, thậm chí ngày càng nhiều thêm, khiến cô như một thư ký của phòng không hơn không kém. Sau này, cô mới biết công ty không có chính sách tuyển dụng thư ký đại trà cho từng phòng ban, nhưng cả phòng đã “ưu ái” trao cho cô tất cả những việc này dưới mác nhân viên kinh doanh để “lách luật” với bộ phận nhân sự. Trang cảm thấy như mình lỡ chọn phải công việc “mồi nhử” để rồi bị tráo đổi.
Với Phong lại là một trường hợp khác. Vì thông báo đăng tuyển vị trí điều phối viên cho chương trình MBA không có phần mô tả công việc mà chỉ ghi “sẽ đề cập trong buổi phỏng vấn”. Khi gặp gỡ nhà tuyển dụng, Phong cũng không tập trung hỏi rõ phần này, vì anh ỷ y cho rằng công việc cũng sẽ giống như ở công ty cũ khi anh đảm đương cùng một chức danh. Thế nhưng, thay vì chỉ phụ trách điều phối về chương trình, sắp xếp lịch giảng dạy, cơ sở vật chất và phần marketing, anh còn phải nhận luôn phần tư vấn cho học viên và biên dịch tất tần tật các tài liệu liên quan. Trước đây công việc tư vấn do một nhân viên khác phụ trách và việc biên dịch thường giao ra ngoài làm. Phong tưởng mình chỉ tạm hỗ trợ khi nhân viên nọ từ chức ngay lúc anh vào làm việc. Nhưng đợi đã hơn 6 tháng mà vẫn chưa thấy nhân viên mới vào trong khi Phong lại đang quá tải với công việc của hai người. Mãi đến khi anh làm căng đến mức đòi nghỉ việc thì việc “tận dụng” Phong quá mức mới kết thúc.
Làm sao để xử trí?
Những trường hợp như Trang hoặc Phong là không hiếm khi nhà tuyển dụng thường “vô tình” khai thác quá triệt để tiềm năng của nhân viên hoặc vì một lý do nào đó “tráo đổi” công việc thực tế. Một số lời khuyên sau sẽ có thể giúp bạn có quyết định đúng đắn nếu gặp phải những tình huống này:
1. Đánh giá “độ chênh lệch”
Một khi nhận ra công việc thực tế khác với những gì bạn đã trao đổi với người phỏng vấn, bạn cần xem xét và quyết định xem công việc có thật sự bị “chênh”. Nếu bạn phỏng vấn cho vị trí thư ký, nhưng cuối cùng phải đảm nhận công việc của nhân viên marketing thì độ chênh quá lớn và bạn cần đánh giá khả năng của mình có phù hợp để đi tiếp hay không. Nhưng nếu bạn dự tuyển vào chức danh nhân viên phụ trách khách hàng và sếp yêu cầu bạn đảm nhận thêm việc bán hàng thì đòi hỏi này không có gì là quá đáng và bạn hoàn toàn có thể làm tốt.
2. Công việc có đúng với định hướng nghề nghiệp của bạn?
Mặc dù đó không phải là vị trí bạn mong muốn nhưng nếu công việc này vẫn giúp bạn tiến tới theo định hướng nghề nghiệp của mình thì bạn nên cân nhắc đảm nhận. Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thể thu thập thêm kinh nghiệm cần thiết thông qua vị trí này hay không, hoặc vị trí mới có mở rộng đường cho các cơ hội nghề nghiệp sau này hay không? Chẳng hạn như trường hợp của Linh: cô xin vào bộ phận PR của một công ty quảng cáo nhưng do luân chuyển nội bộ ngay thời điểm Linh nhận việc, sếp muốn cô chuyển qua hỗ trợ bộ phận Event (sự kiện) và Linh đã đồng ý vì đây cũng là một trong những mảng về quảng cáo – truyền thông mà Linh hằng mong muốn.
3. Nồi tròn không úp được vung méo
Đừng cố buộc mình phải đảm nhận công việc mà mình không thích trừ khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Nếu bạn dự tuyển công việc A mà kết cục phải làm công việc Z thì cứ thẳng thắn trao đổi với nhà tuyển dụng. Nếu không thể tìm được cách giải quyết thỏa đáng thì cứ mạnh dạn tìm công việc khác. Đừng cố úp vung méo nếu không muốn mọi việc phản tác dụng, ảnh hưởng đến mình và các đồng nghiệp.
Hoàng Vy Ân Theo MSN
Yêu thích mảng kinh doanh và đặt mục tiêu nâng cao kỹ năng bán hàng, Trang khấp khởi vui mừng khi được nhận vào vị trí nhân viên kinh doanh cho một công ty hàng hàng tiêu dùng. Thế nhưng, thực tế công việc lại khiến cô thất vọng khi hằng ngày vây quanh cô không phải là khách hàng và đơn hàng, mà là toàn là những công việc giấy tờ, lưu trữ, sắp xếp cuộc họp. Trang giật mình nhớ lại trong buổi phỏng vấn khi chị trưởng phòng đề cập “Em sẽ phụ trách thêm một ít công việc giấy tờ liên quan nhé.” Sau hơn ba tháng làm việc, cô nhận thấy nó không “ít” tí nào, thậm chí ngày càng nhiều thêm, khiến cô như một thư ký của phòng không hơn không kém. Sau này, cô mới biết công ty không có chính sách tuyển dụng thư ký đại trà cho từng phòng ban, nhưng cả phòng đã “ưu ái” trao cho cô tất cả những việc này dưới mác nhân viên kinh doanh để “lách luật” với bộ phận nhân sự. Trang cảm thấy như mình lỡ chọn phải công việc “mồi nhử” để rồi bị tráo đổi.
Với Phong lại là một trường hợp khác. Vì thông báo đăng tuyển vị trí điều phối viên cho chương trình MBA không có phần mô tả công việc mà chỉ ghi “sẽ đề cập trong buổi phỏng vấn”. Khi gặp gỡ nhà tuyển dụng, Phong cũng không tập trung hỏi rõ phần này, vì anh ỷ y cho rằng công việc cũng sẽ giống như ở công ty cũ khi anh đảm đương cùng một chức danh. Thế nhưng, thay vì chỉ phụ trách điều phối về chương trình, sắp xếp lịch giảng dạy, cơ sở vật chất và phần marketing, anh còn phải nhận luôn phần tư vấn cho học viên và biên dịch tất tần tật các tài liệu liên quan. Trước đây công việc tư vấn do một nhân viên khác phụ trách và việc biên dịch thường giao ra ngoài làm. Phong tưởng mình chỉ tạm hỗ trợ khi nhân viên nọ từ chức ngay lúc anh vào làm việc. Nhưng đợi đã hơn 6 tháng mà vẫn chưa thấy nhân viên mới vào trong khi Phong lại đang quá tải với công việc của hai người. Mãi đến khi anh làm căng đến mức đòi nghỉ việc thì việc “tận dụng” Phong quá mức mới kết thúc.
Làm sao để xử trí?
Những trường hợp như Trang hoặc Phong là không hiếm khi nhà tuyển dụng thường “vô tình” khai thác quá triệt để tiềm năng của nhân viên hoặc vì một lý do nào đó “tráo đổi” công việc thực tế. Một số lời khuyên sau sẽ có thể giúp bạn có quyết định đúng đắn nếu gặp phải những tình huống này:
1. Đánh giá “độ chênh lệch”
Một khi nhận ra công việc thực tế khác với những gì bạn đã trao đổi với người phỏng vấn, bạn cần xem xét và quyết định xem công việc có thật sự bị “chênh”. Nếu bạn phỏng vấn cho vị trí thư ký, nhưng cuối cùng phải đảm nhận công việc của nhân viên marketing thì độ chênh quá lớn và bạn cần đánh giá khả năng của mình có phù hợp để đi tiếp hay không. Nhưng nếu bạn dự tuyển vào chức danh nhân viên phụ trách khách hàng và sếp yêu cầu bạn đảm nhận thêm việc bán hàng thì đòi hỏi này không có gì là quá đáng và bạn hoàn toàn có thể làm tốt.
2. Công việc có đúng với định hướng nghề nghiệp của bạn?
Mặc dù đó không phải là vị trí bạn mong muốn nhưng nếu công việc này vẫn giúp bạn tiến tới theo định hướng nghề nghiệp của mình thì bạn nên cân nhắc đảm nhận. Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có thể thu thập thêm kinh nghiệm cần thiết thông qua vị trí này hay không, hoặc vị trí mới có mở rộng đường cho các cơ hội nghề nghiệp sau này hay không? Chẳng hạn như trường hợp của Linh: cô xin vào bộ phận PR của một công ty quảng cáo nhưng do luân chuyển nội bộ ngay thời điểm Linh nhận việc, sếp muốn cô chuyển qua hỗ trợ bộ phận Event (sự kiện) và Linh đã đồng ý vì đây cũng là một trong những mảng về quảng cáo – truyền thông mà Linh hằng mong muốn.
3. Nồi tròn không úp được vung méo
Đừng cố buộc mình phải đảm nhận công việc mà mình không thích trừ khi bạn đang gặp khó khăn về tài chính. Nếu bạn dự tuyển công việc A mà kết cục phải làm công việc Z thì cứ thẳng thắn trao đổi với nhà tuyển dụng. Nếu không thể tìm được cách giải quyết thỏa đáng thì cứ mạnh dạn tìm công việc khác. Đừng cố úp vung méo nếu không muốn mọi việc phản tác dụng, ảnh hưởng đến mình và các đồng nghiệp.
Hoàng Vy Ân Theo MSN