1. Vượt qua các rào cản

Đầu tiên bạn phải vượt qua các rào cản:

Chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, người khác;

Chọn nghề theo chuẩn của nhóm, của bạn bè và người yêu;

Chọn nghề may rủi;

Chọn nghề chỉ ở bậc đại học;

Chọn nghề theo “mác”, theo “nhãn”;

Chọn nghề nổi tiếng, dễ kiếm tiền;

Chọn nghề “gấp rút” mà không có sự kiên nhẫn, hi sinh;

Chọn nghề không nghĩ đến những điều kiện có liên quan như: điều kiện kinh tế cá nhân hoặc gia đình, thời gian học nghề, tuổi thọ của nghề, đầu ra của nghề...

2. Hiểu rõ các ngành nghề và nghề nghiệp trong xã hội

Không có ngành nghề nào là xấu, quan trọng là chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của từng nghề nghiệp.

3. Nắm bắt nhanh chóng những thay đổi trong nền kinh tế và nhu cầu của doanh nghiệp

Thường xuyên theo dõi các thông tin kinh tế vĩ mô và vi mô. Tiếp cận với các trung tâm việc làm và doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu việc làm kịp thời.

4. Hiểu rõ năng lực của bản thân

Trang bị năng lực cho bản thân theo mô hình KASH (Knowledge, Attitute, Skill and Habit) (Kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen tốt trong công việc).

Theo tuoitre.vn