Ẩn dụ và hoán dụ là 2 biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất nhiêu trong văn thơ và cả trong giao tiếp hằng ngày. Dưới đây là 2 đoạn văn ngắn có sử dụng phép ẩn dụ và hoán dụ để các bạn tham khảo
Đoạn văn mẫu có sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ 1:
Hôm nay, em được bố mẹ cho đi xem buổi biểu diễn xiếc ở sân vận động. Ngay từ khi bước vào cổng soát vé, lòng em đã bồi hồi, háo hức một niềm mong đợi được ngắm nhìn những chú voi, chú chim làm xiếc. Đi vào bên trong rạp, thứ ánh sáng rực rỡ sắc màu chảy tràn vào mắt em, tiếng nhạc xập xình, vui nhộn kích thích mọi người cùng chờ mong một buổi biểu diễn đặc sắc. Rồi khi buổi diễn bắt đầu, trước tiên là bài máu của các anh chị đoàn xiếc để làm nóng bầu không khí, tiếp đến là màn trình diễn của bác nghệ sĩ cùng chú voi to khổng lồ. Từng động tác của người diễn viên kết hợp cùng bạn voi đều thật điêu luyện, cứ chiếc vòng nào được tung ra thì chú voi đều đón được và móc vào chiếc vòi của mình. Những chàng vỗ tay vang lên không ngớt. Sau đó, màn trình diễn của chú khỉ cũng ấn tượng không kém, chú nhảy từ cành này sang cành khác, trồng cây , ăn chuối rồi biểu diễn với chiếc vỏ chuối của mình, để lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những phần diễn khác với chú trăn, chú mèo,…và tiết mục nào cũng để lại một màu sắc riêng. Kết thúc buổi biểu diễn xiếc hôm đó, nhà em ai cũng rất vui và phấn khích. Em hy vọng một ngày nào đó lại được cùng gia đình đi xem xiếc một lần nữa để gặp lại những chú động vật thật dễ thương ấy.
Phép hoán dụ : “ Nhà ” (Hoán dụ: lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)
Phép ẩn dụ : “chảy tràn vào mắt “ (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Đoạn văn mẫu có sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ 2:
Trong cuộc sống, con người ta cần thiết phải có lòng biết ơn. Đây là một đức tính đẹp mà bất cứ ai cũng cần trau dồi. Vậy thì tại sao lại cần phải có lòng biết ơn? Cuộc sống của mỗi người chẳng bao giờ là trải đầy hoa hồng, sẽ có lúc con người ta gặp phải những khó khăn, thử thách mà bản thân ta không thể tự mình vượt qua và cần đến sự giúp đỡ của người khác. Khi ấy, chính ta là người mang ơn họ và cần phải biết ơn cũng như trân trọng những gì mà người khác đã làm cho ta. Lòng biết ơn hay chính là “uống nước nhớ nguồn”, thế hệ ông cha ta ngày trước đã không tiếc thân mình để bảo vệ đất nước, đổ mồ hôi công sức và máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên . Vậy nên, thế hệ con cháu hôm nay cần hiểu và nhớ ơn đến công lao của các vị đi trước, của những “kẻ trồng cây” đã đem lại trái thơm quả ngọt, cho ta một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Lòng biết ơn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần biết phát huy và giữ gìn truyền thống ấy như giữ gìn một phần bản sắc dân tộc.
Phép hoán dụ : “đổ mồ hôi công sức ” (Hoán dụ: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
Phép ẩn dụ : “kẻ trồng cây“ (Ẩn dụ cách thức)
Đoạn văn mẫu có sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ 1:
Hôm nay, em được bố mẹ cho đi xem buổi biểu diễn xiếc ở sân vận động. Ngay từ khi bước vào cổng soát vé, lòng em đã bồi hồi, háo hức một niềm mong đợi được ngắm nhìn những chú voi, chú chim làm xiếc. Đi vào bên trong rạp, thứ ánh sáng rực rỡ sắc màu chảy tràn vào mắt em, tiếng nhạc xập xình, vui nhộn kích thích mọi người cùng chờ mong một buổi biểu diễn đặc sắc. Rồi khi buổi diễn bắt đầu, trước tiên là bài máu của các anh chị đoàn xiếc để làm nóng bầu không khí, tiếp đến là màn trình diễn của bác nghệ sĩ cùng chú voi to khổng lồ. Từng động tác của người diễn viên kết hợp cùng bạn voi đều thật điêu luyện, cứ chiếc vòng nào được tung ra thì chú voi đều đón được và móc vào chiếc vòi của mình. Những chàng vỗ tay vang lên không ngớt. Sau đó, màn trình diễn của chú khỉ cũng ấn tượng không kém, chú nhảy từ cành này sang cành khác, trồng cây , ăn chuối rồi biểu diễn với chiếc vỏ chuối của mình, để lại tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều những phần diễn khác với chú trăn, chú mèo,…và tiết mục nào cũng để lại một màu sắc riêng. Kết thúc buổi biểu diễn xiếc hôm đó, nhà em ai cũng rất vui và phấn khích. Em hy vọng một ngày nào đó lại được cùng gia đình đi xem xiếc một lần nữa để gặp lại những chú động vật thật dễ thương ấy.
Phép hoán dụ : “ Nhà ” (Hoán dụ: lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng)
Phép ẩn dụ : “chảy tràn vào mắt “ (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
Đoạn văn mẫu có sử dụng phép hoán dụ và ẩn dụ 2:
Trong cuộc sống, con người ta cần thiết phải có lòng biết ơn. Đây là một đức tính đẹp mà bất cứ ai cũng cần trau dồi. Vậy thì tại sao lại cần phải có lòng biết ơn? Cuộc sống của mỗi người chẳng bao giờ là trải đầy hoa hồng, sẽ có lúc con người ta gặp phải những khó khăn, thử thách mà bản thân ta không thể tự mình vượt qua và cần đến sự giúp đỡ của người khác. Khi ấy, chính ta là người mang ơn họ và cần phải biết ơn cũng như trân trọng những gì mà người khác đã làm cho ta. Lòng biết ơn hay chính là “uống nước nhớ nguồn”, thế hệ ông cha ta ngày trước đã không tiếc thân mình để bảo vệ đất nước, đổ mồ hôi công sức và máu xương để chống lại kẻ thù xâm lược, đem lại cuộc sống bình yên . Vậy nên, thế hệ con cháu hôm nay cần hiểu và nhớ ơn đến công lao của các vị đi trước, của những “kẻ trồng cây” đã đem lại trái thơm quả ngọt, cho ta một cuộc sống hạnh phúc, ấm no. Lòng biết ơn là một đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần biết phát huy và giữ gìn truyền thống ấy như giữ gìn một phần bản sắc dân tộc.
Phép hoán dụ : “đổ mồ hôi công sức ” (Hoán dụ: lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật)
Phép ẩn dụ : “kẻ trồng cây“ (Ẩn dụ cách thức)