Tình nhỏ làm sao quên-Đoàn Thạch Biền
Nội dung gồm 12 chương
Chương 1: Tình Nhỏ Làm Sao QuênTừ Sài Gòn lên Đà Lạt ở gần một tháng, tôi vẫn chưa tìm được chỗ trọ nhất định. Hết tạm trú nhà người bạn này vài ngày, tôi lại đến ở nhà người bạn khác vài hôm. Ở chung như vậy tôi chỉ có dịp cùng bạn bè tán gẫu, chứ không có thì giờ riêng để viết cho xong một kịch bản còn dở dang.
Một tháng nữa nhóm kịch sinh viên của bạn tôi phải trình diễn buổi ra mắt ở Đà Lạt cho đúng thời gian đã qui định. Vậy mà tôi vẫn chưa lo xong phần cung cấp kịch bản để các bạn tập dượt. Biết tính tôi chỉ có thể làm việc được khi sống một mình nên Đăng, người trưởng nhóm kịch, đã vất vả đi tìm cho tôi một chỗ trọ riêng biệt.
Một buổi sáng khi tôi còn đang trùm mền ngủ nướng trên tấm nệm trải ở sàn nhà một người bạn, Đăng đã đến đánh thức tôi dậy và nói tôi thu dọn đồ đạc gấp đến chỗ trọ mới. Ngồi phía sau xe Vespa do Đăng lái chạy như bay trong buổi sáng lạnh buốt, tôi chẳng hiểu anh chạy đi đâu vì vẫn còn ngái ngủ. Khi anh dừng xe, đến nhấn chuông điện trước một biệt thự sang trọng, tôi trố mắt hỏi:
- Trọ ở đây à?
Đăng cười nói:
- Nhà như vậy còn chê sao?
Tôi chỉ tấm bảng xanh kẻ chữ trắng "Nhà bán", đóng trên trụ cổng.
- Không đùa chứ?
Đăng nhún vai:
- Vào trong rồi sẽ biết.
Tôi định hỏi Đăng cho rõ chuyện nhưng đã nghe có tiếng chó sủa và tiếng cửa sắt rít lên. Một người đàn ông tóc muối tiêu, mặc áo veste xám cũ kỹ bước ra. Bên cạnh ông là một con chó berger to lớn. Sau khi nghe Đăng chào hỏi và giới thiệu, người đàn ông bắt tay tôi và mời chúng tôi vào nhà.
Biệt thự không lớn lắm nhưng có vườn hoa rất rộng và những lối đi đều trải đá xanh. Tôi được dành cho một căn phòng xinh xắn ở tầng trệt. Phòng có gi.ường nệm, bàn viết, tủ quần áo, cửa sổ mở ra vườn đầy hoa và một lò sưởi nhỏ nhưng chắc mùa này tôi không có dịp để dùng đến nó.
Khi bác quản gia đi ra ngoài lo công việc, tôi phóng người lên gi.ường nằm và nói với Đăng:
- Cứ như sống trong mơ. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ được ở một nơi sang trọng như thế này. Nhà của ai vậy?
Đăng chậm rãi kéo ghế ngồi, đốt một điếu thuốc đen rồi hỏi tôi:
- Cậu có sợ ma không?
Tôi hỏi lại:
- Cậu muốn nói biệt thự này có ma?
- Phải.
Tôi phì cười, nói tiếp:
- Vậy càng tốt. Cậu nhớ hồn ma trong vở kịch Hamlet của Shakespeare không? Chính hồn ma đó đã giúp cho Hamlet biết rõ mọi chuyện để chàng dễ dàng giải quyết. Tôi đang phân vân chưa biết giải quyết thế nào cho các nhân vật của tôi được quyền tiếp tục sống đến màn cuối của vở kịch. Nếu có hồn ma ở đây, tôi mong muốn hồn ma đó sẽ giúp tôi.
Đăng mỉm cười gật đầu:
- Nếu biết cậu không sợ ma, tôi đã dẫn cậu đến đây trọ ngay hôm cậu mới lên Đà Lạt.
- Bộ đây là nhà "chùa" à?
- Giỡn chơi. Nhà có chủ đàng hoàng. Để tôi kể rõ ràng cho cậu hiểu.
Đăng rút một điếu thuốc, châm nối rồi anh kể:
- Chủ nhân của biệt thự này là một thương gia giàu có. Cách đây hai năm không hiểu vì lý do gì ông đã tự tử bằng súng săn ở một phòng ngủ trên lầu. Sau cái chết của ông, người vợ và cô con gái đã về sống ở Sài Gòn. Biệt thự được cho thuê. Có một vài người đã đến ở nhưng rồi họ đều lần lượt dọn đi vì lý do thường bị đau ốm vô cớ và nhất là thường thấy hồn ma ông chủ hiện về. Bà chủ đã đổi ý muốn bán luôn biệt thự này với giá rẻ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai đến mua.
Tôi ngạc nhiên ngắt lời Đăng:
- Bộ cậu mua lại biệt thự này với giá rẻ?
Đăng bật cười lắc đầu:
- Rẻ thì rẻ chứ tiền đâu mà tôi mua. Giá cả trăm cây vàng chứ ít sao. Cách đây vài hôm tôi nhớ ra bà chủ biệt thự này là một trong những mạnh thường quân cho nhóm kịch, nên tôi đã liên lạc bằng điện thoại xin phép bà cho cậu ở tạm đây một tháng để làm việc. Chính bà đã điện thoại từ Sài Gòn lên cho người quản gia thu dọn phòng này cho cậu ở. Cơm nước cậu có thể ăn với gia đình người quản gia ở nhà dưới hay đi ăn cơm quán tùy ý. Tôi mong rằng cậu sẽ ở đây cho đến khi viết xong vở kịch, đừng cuốn gói ra đi ngay trong buổi sáng ngày mai.
Tôi đứng dậy, bước loanh quanh trong phòng và nói:
- Sức mấy mà ngày mai tôi ra đi. Một chỗ ở ngon lành như thế này, thánh đuổi tôi cũng không chịu đi chứ đừng nói chuyện ma đuổi.
Đăng siết chặt tay tôi, chào ra về. Tôi mở túi xách lấy quần áo bỏ vào tủ và miệng huýt sáo một đoạn nhạc vui.
Nửa tháng trôi qua. Mỗi ngày tôi đều làm việc rất chăm chỉ, bắt đầu từ 10 giờ sáng cho đến nửa đêm. Đã nhiều lần tôi cố thức dậy sớm hơn để làm việc, nhưng vẫn không sao bỏ được thói quen ngủ nướng vì thời tiết quá lạnh vào buổi sáng.
Trong suốt thời gian ở đây mặc dù thức rất khuya tôi vẫn chưa có dịp gặp hồn ma như lời Đăng nói. Không biết đó chỉ là tin đồn thất thiệt, hay là tại số tôi nghèo hèn nên không có diễm phúc được hồn ma ông chủ giàu có tiếp kiến?
Vở kịch kể như tôi viết sắp xong chỉ còn một màn cuối. Tôi phân vân không biết có nên để cho nhân vật chánh là một thiếu nữ tự tử để giải quyết sự việc, hay tiếp tục phấn đấu sống, đấy cũng là một cách giải quyết sự việc?
Có lý do chính đáng để người ta được quyền tự tử không? Suốt ba đêm liền, ngồi trước trang bản thảo trắng tinh, đầu óc tôi lẩn quẩn mãi câu nói bất hủ của Hamlet? "To be or not to be, that is a quesion". Sống hay không sống đấy là vấn đề. Và tôi đã rơi vào một khoảng trống mù mịt khi cố gắng giải quyết vấn đề.
Những lúc đó tôi thật tình thầm mong hồn ma của ông chủ nhà hiện ra, cho tôi biết lý do chính đáng về cái chết của ông, để tôi có thể giải quyết cho nhân vật của mình trong vở kịch. Nhưng sự chờ mong của tôi chỉ hoài công.
Đêm thứ tư, không chịu nổi khoảng trống mù mịt trong đầu cuốn hút, tôi rời khỏi bàn viết đứng dậy mặc áo khoác, quấn thêm khăn quàng cổ rồi bước vội ra ngoài phòng trọ.
Bên ngoài gió thổi mạnh, giật nghiêng chòm cây mimosa trồng ở gần cổng. Mùa này cây không nở hoa vàng mà chỉ có những chiếc lá xanh trắng mốc. Sương đêm như tấm khăn ướt, phả vào mặt tôi mát lạnh khiến tôi tỉnh người sau một ngày giam thân trong phòng làm việc mệt nhọc.
Tôi đứng yên trong bóng tối trước hiên nhà, hít thở chậm rãi từng hơi dài, không khí đầy hương thơm những bông hoa nở đêm trong vườn. khoảng trống mù mịt trong đầu dần dần được lấp đầy bởi gió, sương mù và hương thơm của các loài hoa. Trong giây phút này tôi chợt hiểu chẳng có lý do nào chánh đáng để người ta được quyền tự tử. Nhân vật nữ của tôi phải sống, không vì một lý do cao cả nào mà vì một lý do rất bình thường, nàng đã sinh ra đời.
Tôi gần như gào lên sung sướng vì đã giải quyết được vấn đề. Chẳng thèm mở cổng, tôi chống tay nhảy vọt qua hàng rào thấp bao quanh biệt thự. Tôi bước thật nhanh về hướng trung tâm thành phố hy vọng một nhà hàng còn mở cửa, tôi sẽ vào uống một chai bia và ăn một đùi gà chiên bơ béo ngậy. Tôi thích khen thưởng sự thành công của mình bằng một bữa ăn ngon hơn là những lời tán tụng.
Mặc dù tôi bước đi hối hả, khi đến bờ hồ Xuân Hương cũng đã hơn 10 giờ đêm. Ở Đà Lạt giờ này các nhà hàng đều đóng cửa. Tôi ngồi nghỉ chân ở một bệ xi măng xây quanh một gốc anh đào, để lấy sức trước khi leo dốc lên khu chợ Hòa Bình, tìm một quán cháo gà bán khuya ở trong hẻm mà có lần Đăng đã dắt tôi đến ăn.
Gần phía cầu gỗ có buộc những chiếc pédalo, tôi chợt nhìn thấy một cô bé mặc áo khoác trắng đang đi thơ thẩn trên bờ hồ dưới ánh đèn vàng nhạt. Chắc em đang giận dỗi gia đình nên ra đây giải khuây.
Chú ý theo dõi cô bé một lúc, tôi thấy thỉnh thoảng em cúi xuống bới tìm một vật gì đó ở trong bụi cỏ. Có lẽ cô bé đã đánh rơi cái bóp hay đồng hồ gì đó, nên em không dám về nhà sợ ba má đánh. Tôi đoán vậy và đứng dậy đi đến định tìm kiếm giúp em.
Khi tôi đến gần phía sau lưng cô bé, tôi nhìn thấy rõ một giải khăn quàng cổ màu xanh lá cây có những đường kẻ ô vuông màu đỏ nổi bật trên vai chiếc áo khoác trắng. Cô bé cúi đầu chăm chú bới tìm ở một bụi cỏ xanh mướt. Tôi hỏi nhỏ nhẹ để em khỏi giật mình:
- Này em, em tìm kiếm gì đó?
Cô bé có vẻ không nghe thấy lời tôi nên em không quay lại nhìn. Em thản nhiên bước đi một đoạn rồi lại cúi xuống bới tìm ở một bụi cỏ khác. Tôi định đến hỏi lại em thì một người ngồi từ lâu trong bóng tối bên gốc thông bước ra .
- Xin cậu để mặc em ấy.
Nhìn người đàn bà già nua trong chiếc áo khoác bằng nỉ đen, tôi hỏi:
- Xin lỗi, bà là ai?
- Tôi là vú nuôi của em ấy.
Nghĩ bà cụ này mắt đã kém, khó mà nhìn rõ một vật nhỏ bé trong đêm tối, tôi nói:
- Cô bé đã đánh rơi vật gì vậy? Bà có thể cho biết, tôi sẽ tìm giúp cho.
- Cám ơn cậu. Nó đã đánh rơi một vật chẳng đáng gì.
- Một vật chẳng đáng gì mà phải mất công tìm trong đêm khuya! Cô bé đã đánh rơi đồng hồ phải không?
Bà cụ lắc đầu.
- Ồ, không. Nó đánh rơi một cái gì đó mà tôi cũng không biết.
Tôi bật cười.
- Này bà cụ, bà sợ tôi tìm thấy rồi lấy mất chiếc đồng hồ à.
- Cậu không tin tôi thì thôi. Đừng nói đánh rơi đồng hồ, nếu nó có đánh rơi vòng ngọc hay dây chuyền, má nó cũng không để nó phải khó nhọc tìm kiếm trong đêm khuya như thế này. Bà ta dư tiền mua cho nó một cái khác.
Chợt có tiếng cô bé réo gọi:
- Vú ơi.
Bà cụ vội chạy đến chỗ cô bé đứng.
- Gì vậy con?
- Vú nói chuyện với ai vậy?
- Một người qua đường.
- Vú coi chừng ông ấy lấy mất của con nghe.
Nghe hai người nói chuyện lạ lùng, tôi không ngăn được tò mò bước đến hỏi cô bé:
- Này em, em đánh mất cái gì vậy? Tôi sẽ tìm giúp em.
Cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Ông hứa không được lấy của em nghe.
Để cho cô bé tin, tôi làm bộ giơ cao một tay lên thề thốt:
- Nếu tôi lấy của em, thiên lôi sẽ đánh tôi bể đầu.
Cô bé gật đầu tỏ vẻ bằng lòng:
- Em tin lời ông. Vậy ông tìm giúp em đi.
- Nhưng em phải nói rõ đã đánh rơi cái gì, tôi mới tìm giúp được chứ.
- Ông cứ tìm đi. Gặp nó ông sẽ biết ngay nó là cái gì.
Tôi nghĩ cô bé này khùng rồi. Chẳng nên nói chuyện với người khùng làm gì cho mất thời giờ, hãy đi ăn một tô cháo gà rồi về nhà trọ trùm mền ngủ một giấc cho khỏe. Nhưng khi nhìn vào đôi mắt em, đôi mắt đen lóng lánh mở rộng trong đêm, đầy vẻ chân thành khiến tôi chẳng thể bước chân đi. Tôi vẫn thường tin vào đôi mắt của người khác hơn là vào lới nói của họ. Tôi hỏi:
- Có chắc em đã đánh rơi một vật gì đó không?
Cô bé cau mặt tỏ vẻ bất mãn:
- Ông không tin em?
Sợ cô bé buồn, tôi vội nói:
- Tin chứ. Nhưng em đã đánh rơi cái gì đó ở đâu?
- Nếu em biết đã đánh rơi nó ở đâu, em không cần nhờ ông tìm giúp.
- Vậy sao em lại đi tìm ở nơi này?
Cô bé giơ tay chỉ quanh:
- Lúc nãy ngồi trên xe, em đã nhìn thấy nó nằm ở đâu khoảng này. Bây giờ em đến tìm ở bãi cỏ đằng kia, còn ông tìm giúp em ở chỗ gần gốc cây thông.
Tôi gật đầu và chúng tôi quay lưng đi ngược chiều nhau. Tôi đoán chắc là cô bé đã đánh rơi một kỷ vật nào đó, em muốn giấu nên không nói tên. Một kỷ vật có thể đem theo trong người và dễ dàng đánh rơi là một chiếc vòng đeo tay, một cái kẹp tóc, một cây viết máy hay một cái gì ngồ ngộ rất dễ nhận ra.
Tôi đang lúi húi tìm ở những bụi cỏ quanh gốc cây thông, chợt nghe có tiếng còi xe kêu vang trong đêm im vắng khiến tôi giật mình. Tôi ngoảnh lại thấy một chiếc xe hơi màu đỏ thẫm đậu sát lề đường. Tiếng bà vú gọi:
- Xe đến rồi, về đi con.
Cô bé nói:
- Con chưa tìm thấy mà.
- Khuya rồi, con về đi ngày mai tìm tiếp. Má con đang đợi ở nhà.
Cô bé đưa tay vẫy gọi tôi:
- Này ông.
Tôi chạy đến hỏi:
- Chuyện gì đó?
- Em phải về. Ông hứa ở lại tiếp tục tìm kiếm giúp em nghe.
Tôi giơ tay lên định thề thốt, cô bé vội níu tay tôi.
- Thôi ông khỏi thề. Em tin ông mà. Mai chúng ta sẽ gặp lại. Chào ông.
Bà vú kéo cô bé vào xe rồi đóng cửa lại. Chiếc xe phóng vụt đi và mất hút ở một khúc quanh. Tôi trở lại gốc thông tiếp tục loay hoay tìm kiếm ở những bụi cỏ. Một lúc sau tôi bật cười vang. Bố khỉ ! Thằng ngốc. Nếu ai nhìn thấy mày lúc này chắc họ sẽ nói mày điên. Khi không nghe theo lời cô bé làm quái gì vậy. Biết cô bé có thật tình đánh rơi một cái gì đó hay đây chỉ là trò đùa của em?
Đồng hồ đeo tay chỉ 11 giờ đúng. Quán cháo gà chắc đã đóng cửa. Tôi đành trở về nhà trọ với cái bụng trống rỗng và cái đầu đầy những câu hỏi vu vơ của cô bé.
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST
Nội dung gồm 12 chương
Chương 1: Tình Nhỏ Làm Sao QuênTừ Sài Gòn lên Đà Lạt ở gần một tháng, tôi vẫn chưa tìm được chỗ trọ nhất định. Hết tạm trú nhà người bạn này vài ngày, tôi lại đến ở nhà người bạn khác vài hôm. Ở chung như vậy tôi chỉ có dịp cùng bạn bè tán gẫu, chứ không có thì giờ riêng để viết cho xong một kịch bản còn dở dang.
Một tháng nữa nhóm kịch sinh viên của bạn tôi phải trình diễn buổi ra mắt ở Đà Lạt cho đúng thời gian đã qui định. Vậy mà tôi vẫn chưa lo xong phần cung cấp kịch bản để các bạn tập dượt. Biết tính tôi chỉ có thể làm việc được khi sống một mình nên Đăng, người trưởng nhóm kịch, đã vất vả đi tìm cho tôi một chỗ trọ riêng biệt.
Một buổi sáng khi tôi còn đang trùm mền ngủ nướng trên tấm nệm trải ở sàn nhà một người bạn, Đăng đã đến đánh thức tôi dậy và nói tôi thu dọn đồ đạc gấp đến chỗ trọ mới. Ngồi phía sau xe Vespa do Đăng lái chạy như bay trong buổi sáng lạnh buốt, tôi chẳng hiểu anh chạy đi đâu vì vẫn còn ngái ngủ. Khi anh dừng xe, đến nhấn chuông điện trước một biệt thự sang trọng, tôi trố mắt hỏi:
- Trọ ở đây à?
Đăng cười nói:
- Nhà như vậy còn chê sao?
Tôi chỉ tấm bảng xanh kẻ chữ trắng "Nhà bán", đóng trên trụ cổng.
- Không đùa chứ?
Đăng nhún vai:
- Vào trong rồi sẽ biết.
Tôi định hỏi Đăng cho rõ chuyện nhưng đã nghe có tiếng chó sủa và tiếng cửa sắt rít lên. Một người đàn ông tóc muối tiêu, mặc áo veste xám cũ kỹ bước ra. Bên cạnh ông là một con chó berger to lớn. Sau khi nghe Đăng chào hỏi và giới thiệu, người đàn ông bắt tay tôi và mời chúng tôi vào nhà.
Biệt thự không lớn lắm nhưng có vườn hoa rất rộng và những lối đi đều trải đá xanh. Tôi được dành cho một căn phòng xinh xắn ở tầng trệt. Phòng có gi.ường nệm, bàn viết, tủ quần áo, cửa sổ mở ra vườn đầy hoa và một lò sưởi nhỏ nhưng chắc mùa này tôi không có dịp để dùng đến nó.
Khi bác quản gia đi ra ngoài lo công việc, tôi phóng người lên gi.ường nằm và nói với Đăng:
- Cứ như sống trong mơ. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ được ở một nơi sang trọng như thế này. Nhà của ai vậy?
Đăng chậm rãi kéo ghế ngồi, đốt một điếu thuốc đen rồi hỏi tôi:
- Cậu có sợ ma không?
Tôi hỏi lại:
- Cậu muốn nói biệt thự này có ma?
- Phải.
Tôi phì cười, nói tiếp:
- Vậy càng tốt. Cậu nhớ hồn ma trong vở kịch Hamlet của Shakespeare không? Chính hồn ma đó đã giúp cho Hamlet biết rõ mọi chuyện để chàng dễ dàng giải quyết. Tôi đang phân vân chưa biết giải quyết thế nào cho các nhân vật của tôi được quyền tiếp tục sống đến màn cuối của vở kịch. Nếu có hồn ma ở đây, tôi mong muốn hồn ma đó sẽ giúp tôi.
Đăng mỉm cười gật đầu:
- Nếu biết cậu không sợ ma, tôi đã dẫn cậu đến đây trọ ngay hôm cậu mới lên Đà Lạt.
- Bộ đây là nhà "chùa" à?
- Giỡn chơi. Nhà có chủ đàng hoàng. Để tôi kể rõ ràng cho cậu hiểu.
Đăng rút một điếu thuốc, châm nối rồi anh kể:
- Chủ nhân của biệt thự này là một thương gia giàu có. Cách đây hai năm không hiểu vì lý do gì ông đã tự tử bằng súng săn ở một phòng ngủ trên lầu. Sau cái chết của ông, người vợ và cô con gái đã về sống ở Sài Gòn. Biệt thự được cho thuê. Có một vài người đã đến ở nhưng rồi họ đều lần lượt dọn đi vì lý do thường bị đau ốm vô cớ và nhất là thường thấy hồn ma ông chủ hiện về. Bà chủ đã đổi ý muốn bán luôn biệt thự này với giá rẻ. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có ai đến mua.
Tôi ngạc nhiên ngắt lời Đăng:
- Bộ cậu mua lại biệt thự này với giá rẻ?
Đăng bật cười lắc đầu:
- Rẻ thì rẻ chứ tiền đâu mà tôi mua. Giá cả trăm cây vàng chứ ít sao. Cách đây vài hôm tôi nhớ ra bà chủ biệt thự này là một trong những mạnh thường quân cho nhóm kịch, nên tôi đã liên lạc bằng điện thoại xin phép bà cho cậu ở tạm đây một tháng để làm việc. Chính bà đã điện thoại từ Sài Gòn lên cho người quản gia thu dọn phòng này cho cậu ở. Cơm nước cậu có thể ăn với gia đình người quản gia ở nhà dưới hay đi ăn cơm quán tùy ý. Tôi mong rằng cậu sẽ ở đây cho đến khi viết xong vở kịch, đừng cuốn gói ra đi ngay trong buổi sáng ngày mai.
Tôi đứng dậy, bước loanh quanh trong phòng và nói:
- Sức mấy mà ngày mai tôi ra đi. Một chỗ ở ngon lành như thế này, thánh đuổi tôi cũng không chịu đi chứ đừng nói chuyện ma đuổi.
Đăng siết chặt tay tôi, chào ra về. Tôi mở túi xách lấy quần áo bỏ vào tủ và miệng huýt sáo một đoạn nhạc vui.
Nửa tháng trôi qua. Mỗi ngày tôi đều làm việc rất chăm chỉ, bắt đầu từ 10 giờ sáng cho đến nửa đêm. Đã nhiều lần tôi cố thức dậy sớm hơn để làm việc, nhưng vẫn không sao bỏ được thói quen ngủ nướng vì thời tiết quá lạnh vào buổi sáng.
Trong suốt thời gian ở đây mặc dù thức rất khuya tôi vẫn chưa có dịp gặp hồn ma như lời Đăng nói. Không biết đó chỉ là tin đồn thất thiệt, hay là tại số tôi nghèo hèn nên không có diễm phúc được hồn ma ông chủ giàu có tiếp kiến?
Vở kịch kể như tôi viết sắp xong chỉ còn một màn cuối. Tôi phân vân không biết có nên để cho nhân vật chánh là một thiếu nữ tự tử để giải quyết sự việc, hay tiếp tục phấn đấu sống, đấy cũng là một cách giải quyết sự việc?
Có lý do chính đáng để người ta được quyền tự tử không? Suốt ba đêm liền, ngồi trước trang bản thảo trắng tinh, đầu óc tôi lẩn quẩn mãi câu nói bất hủ của Hamlet? "To be or not to be, that is a quesion". Sống hay không sống đấy là vấn đề. Và tôi đã rơi vào một khoảng trống mù mịt khi cố gắng giải quyết vấn đề.
Những lúc đó tôi thật tình thầm mong hồn ma của ông chủ nhà hiện ra, cho tôi biết lý do chính đáng về cái chết của ông, để tôi có thể giải quyết cho nhân vật của mình trong vở kịch. Nhưng sự chờ mong của tôi chỉ hoài công.
Đêm thứ tư, không chịu nổi khoảng trống mù mịt trong đầu cuốn hút, tôi rời khỏi bàn viết đứng dậy mặc áo khoác, quấn thêm khăn quàng cổ rồi bước vội ra ngoài phòng trọ.
Bên ngoài gió thổi mạnh, giật nghiêng chòm cây mimosa trồng ở gần cổng. Mùa này cây không nở hoa vàng mà chỉ có những chiếc lá xanh trắng mốc. Sương đêm như tấm khăn ướt, phả vào mặt tôi mát lạnh khiến tôi tỉnh người sau một ngày giam thân trong phòng làm việc mệt nhọc.
Tôi đứng yên trong bóng tối trước hiên nhà, hít thở chậm rãi từng hơi dài, không khí đầy hương thơm những bông hoa nở đêm trong vườn. khoảng trống mù mịt trong đầu dần dần được lấp đầy bởi gió, sương mù và hương thơm của các loài hoa. Trong giây phút này tôi chợt hiểu chẳng có lý do nào chánh đáng để người ta được quyền tự tử. Nhân vật nữ của tôi phải sống, không vì một lý do cao cả nào mà vì một lý do rất bình thường, nàng đã sinh ra đời.
Tôi gần như gào lên sung sướng vì đã giải quyết được vấn đề. Chẳng thèm mở cổng, tôi chống tay nhảy vọt qua hàng rào thấp bao quanh biệt thự. Tôi bước thật nhanh về hướng trung tâm thành phố hy vọng một nhà hàng còn mở cửa, tôi sẽ vào uống một chai bia và ăn một đùi gà chiên bơ béo ngậy. Tôi thích khen thưởng sự thành công của mình bằng một bữa ăn ngon hơn là những lời tán tụng.
Mặc dù tôi bước đi hối hả, khi đến bờ hồ Xuân Hương cũng đã hơn 10 giờ đêm. Ở Đà Lạt giờ này các nhà hàng đều đóng cửa. Tôi ngồi nghỉ chân ở một bệ xi măng xây quanh một gốc anh đào, để lấy sức trước khi leo dốc lên khu chợ Hòa Bình, tìm một quán cháo gà bán khuya ở trong hẻm mà có lần Đăng đã dắt tôi đến ăn.
Gần phía cầu gỗ có buộc những chiếc pédalo, tôi chợt nhìn thấy một cô bé mặc áo khoác trắng đang đi thơ thẩn trên bờ hồ dưới ánh đèn vàng nhạt. Chắc em đang giận dỗi gia đình nên ra đây giải khuây.
Chú ý theo dõi cô bé một lúc, tôi thấy thỉnh thoảng em cúi xuống bới tìm một vật gì đó ở trong bụi cỏ. Có lẽ cô bé đã đánh rơi cái bóp hay đồng hồ gì đó, nên em không dám về nhà sợ ba má đánh. Tôi đoán vậy và đứng dậy đi đến định tìm kiếm giúp em.
Khi tôi đến gần phía sau lưng cô bé, tôi nhìn thấy rõ một giải khăn quàng cổ màu xanh lá cây có những đường kẻ ô vuông màu đỏ nổi bật trên vai chiếc áo khoác trắng. Cô bé cúi đầu chăm chú bới tìm ở một bụi cỏ xanh mướt. Tôi hỏi nhỏ nhẹ để em khỏi giật mình:
- Này em, em tìm kiếm gì đó?
Cô bé có vẻ không nghe thấy lời tôi nên em không quay lại nhìn. Em thản nhiên bước đi một đoạn rồi lại cúi xuống bới tìm ở một bụi cỏ khác. Tôi định đến hỏi lại em thì một người ngồi từ lâu trong bóng tối bên gốc thông bước ra .
- Xin cậu để mặc em ấy.
Nhìn người đàn bà già nua trong chiếc áo khoác bằng nỉ đen, tôi hỏi:
- Xin lỗi, bà là ai?
- Tôi là vú nuôi của em ấy.
Nghĩ bà cụ này mắt đã kém, khó mà nhìn rõ một vật nhỏ bé trong đêm tối, tôi nói:
- Cô bé đã đánh rơi vật gì vậy? Bà có thể cho biết, tôi sẽ tìm giúp cho.
- Cám ơn cậu. Nó đã đánh rơi một vật chẳng đáng gì.
- Một vật chẳng đáng gì mà phải mất công tìm trong đêm khuya! Cô bé đã đánh rơi đồng hồ phải không?
Bà cụ lắc đầu.
- Ồ, không. Nó đánh rơi một cái gì đó mà tôi cũng không biết.
Tôi bật cười.
- Này bà cụ, bà sợ tôi tìm thấy rồi lấy mất chiếc đồng hồ à.
- Cậu không tin tôi thì thôi. Đừng nói đánh rơi đồng hồ, nếu nó có đánh rơi vòng ngọc hay dây chuyền, má nó cũng không để nó phải khó nhọc tìm kiếm trong đêm khuya như thế này. Bà ta dư tiền mua cho nó một cái khác.
Chợt có tiếng cô bé réo gọi:
- Vú ơi.
Bà cụ vội chạy đến chỗ cô bé đứng.
- Gì vậy con?
- Vú nói chuyện với ai vậy?
- Một người qua đường.
- Vú coi chừng ông ấy lấy mất của con nghe.
Nghe hai người nói chuyện lạ lùng, tôi không ngăn được tò mò bước đến hỏi cô bé:
- Này em, em đánh mất cái gì vậy? Tôi sẽ tìm giúp em.
Cô bé nhìn thẳng vào mắt tôi:
- Ông hứa không được lấy của em nghe.
Để cho cô bé tin, tôi làm bộ giơ cao một tay lên thề thốt:
- Nếu tôi lấy của em, thiên lôi sẽ đánh tôi bể đầu.
Cô bé gật đầu tỏ vẻ bằng lòng:
- Em tin lời ông. Vậy ông tìm giúp em đi.
- Nhưng em phải nói rõ đã đánh rơi cái gì, tôi mới tìm giúp được chứ.
- Ông cứ tìm đi. Gặp nó ông sẽ biết ngay nó là cái gì.
Tôi nghĩ cô bé này khùng rồi. Chẳng nên nói chuyện với người khùng làm gì cho mất thời giờ, hãy đi ăn một tô cháo gà rồi về nhà trọ trùm mền ngủ một giấc cho khỏe. Nhưng khi nhìn vào đôi mắt em, đôi mắt đen lóng lánh mở rộng trong đêm, đầy vẻ chân thành khiến tôi chẳng thể bước chân đi. Tôi vẫn thường tin vào đôi mắt của người khác hơn là vào lới nói của họ. Tôi hỏi:
- Có chắc em đã đánh rơi một vật gì đó không?
Cô bé cau mặt tỏ vẻ bất mãn:
- Ông không tin em?
Sợ cô bé buồn, tôi vội nói:
- Tin chứ. Nhưng em đã đánh rơi cái gì đó ở đâu?
- Nếu em biết đã đánh rơi nó ở đâu, em không cần nhờ ông tìm giúp.
- Vậy sao em lại đi tìm ở nơi này?
Cô bé giơ tay chỉ quanh:
- Lúc nãy ngồi trên xe, em đã nhìn thấy nó nằm ở đâu khoảng này. Bây giờ em đến tìm ở bãi cỏ đằng kia, còn ông tìm giúp em ở chỗ gần gốc cây thông.
Tôi gật đầu và chúng tôi quay lưng đi ngược chiều nhau. Tôi đoán chắc là cô bé đã đánh rơi một kỷ vật nào đó, em muốn giấu nên không nói tên. Một kỷ vật có thể đem theo trong người và dễ dàng đánh rơi là một chiếc vòng đeo tay, một cái kẹp tóc, một cây viết máy hay một cái gì ngồ ngộ rất dễ nhận ra.
Tôi đang lúi húi tìm ở những bụi cỏ quanh gốc cây thông, chợt nghe có tiếng còi xe kêu vang trong đêm im vắng khiến tôi giật mình. Tôi ngoảnh lại thấy một chiếc xe hơi màu đỏ thẫm đậu sát lề đường. Tiếng bà vú gọi:
- Xe đến rồi, về đi con.
Cô bé nói:
- Con chưa tìm thấy mà.
- Khuya rồi, con về đi ngày mai tìm tiếp. Má con đang đợi ở nhà.
Cô bé đưa tay vẫy gọi tôi:
- Này ông.
Tôi chạy đến hỏi:
- Chuyện gì đó?
- Em phải về. Ông hứa ở lại tiếp tục tìm kiếm giúp em nghe.
Tôi giơ tay lên định thề thốt, cô bé vội níu tay tôi.
- Thôi ông khỏi thề. Em tin ông mà. Mai chúng ta sẽ gặp lại. Chào ông.
Bà vú kéo cô bé vào xe rồi đóng cửa lại. Chiếc xe phóng vụt đi và mất hút ở một khúc quanh. Tôi trở lại gốc thông tiếp tục loay hoay tìm kiếm ở những bụi cỏ. Một lúc sau tôi bật cười vang. Bố khỉ ! Thằng ngốc. Nếu ai nhìn thấy mày lúc này chắc họ sẽ nói mày điên. Khi không nghe theo lời cô bé làm quái gì vậy. Biết cô bé có thật tình đánh rơi một cái gì đó hay đây chỉ là trò đùa của em?
Đồng hồ đeo tay chỉ 11 giờ đúng. Quán cháo gà chắc đã đóng cửa. Tôi đành trở về nhà trọ với cái bụng trống rỗng và cái đầu đầy những câu hỏi vu vơ của cô bé.
......
Các bạn có thể xem chi tiết bên dưới
ST