Hướng dẫn học sinh lập dàn ý và bài văn mẫu bút pháp lãng mạn trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân

Nguyễn Tuân được xem là nhà văn của những cuộc hành tình đi tìm kiếm cái đẹp ẩn dấu và khuất lấp. Ông luôn nhìn con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ và nhìn các sự vật, sự việc trên phương diện văn hóa nghệ thuật. đó chính là một trong những nét độc đáo và rất riêng làm nên phong cách văn Nguyễn Tuân. Đặc biết, là một cây bút điển hình của chủ nghĩa lãng mạn, nhưng cần hiểu rằng Nguyễn Tuân không hề là nhà văn duy mĩ. Suy cho cùng mục đích của văn chương là hướng con người đến thế giới của chân thiện mĩ, là những giá trị nhân văn, nhân đạo mà một tỏng những biểu hiện ấy là ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của con người. Vậy thì hành trình tìm kiếm và khám phá cái đẹp của Nguyễn Tuân thật cao quý và thiêng liêng thay. Đặc biệt, “chữ người tử tù” là truyện ngắn rất tiêu biểu của ông trong thời kì vang bóng một thời. Đặc biệt với bút pháp lãng mạn của mình, Nguyễn Tuân đã thể hiện thành công nhân vật như Huấn Cao hay quản ngục. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn làm bài viết số 4 lớp 11: Bút pháp lãng mạn trong “Chữ người tử tù” nhé. với đề bài này các bạn cần giải thích bút pháp lãng mạn trong “Chữ người tử tù”, biểu hiện của nó và ý nghĩa nhé. Mời các bạn tham khảo bài làm dưới đây nhé.

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN SỐ 4 LỚP 11: BÚT PHÁP LÃNG MẠN TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN

1.MỞ BÀI:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

2.THÂN BÀI:

- Giải thích:

- Bút pháp lãng mạn là việc sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ để khắc họa vẻ đẹp lí tưởng, hoàn mĩ của các nhân vật.

- Biểu hiện:

- Vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật Huấn Cao.

- Ý nghĩa:

- Phát huy tối đa trí tưởng tượng.

- Sử dụng tương phản.

- Hình tượng nhân vật hiện ra sinh động, hấp dẫn.

- Thể hiện tài năng của nhà văn.

3.KẾT BÀI

Khẳng định vấn đề cần nghị luận.

BÀI VĂN MẪU BÀI VIẾT SỐ 4 LỚP 11: BÚT PHÁP LÃNG MẠN TRONG “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN

Nguyễn Tuân là một cây bút tài hoa và tinh tế hàng đầu của chủ nghĩa lãng mạn. bằng sự tinh tế, am hiểu và thâm sâu của mình cả về vốn văn háo lẫn kiến thức xã hội, những trang văn của ông luôn mang đến cảm giác mới mẻ, hấp dẫn và độc đáo cho người đọc. Đặc biệt truyện ngắn: “Chữ người tử tù” rút từ tập “Vang bóng một thời” đã thể hiện được tài năng uyên thâm của ông trong việc sử dụng bút pháp lãng mạn.

“Chữ người tử tù” xoay quanh cuộc kì ngộ giữa Huấn Cao, quản ngục và viên thơ lại. Qua tình huống kịch tính, hấp dẫn ấy Nguyễn Tuân đã thể hiện những quan niệm mới mẻ và sâu sắc của mình về cái đẹp. Đặc biệt là hình tượng nhân vật Huấn Cao được khắc họa qua bút pháp lãng mạn rất tài tình và ấn tượng. bút pháp lãng mạn là việc sử dụng các biện pháp và thủ pháp nghệ thuật để khắc họa vẻ đẹp lí tưởng, toàn bích và hào mĩ của nhân vật. trong đó, có lẽ bút pháp lãng mạn được khai thác nhiều nhất là ở nhân vật Huấn Cao.

Huấn Cao xuất hiện trong lời giới thiệu gián tiếp của viên quản ngục về tài năng và khí phách của Huấn Cao. “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó đúng không?”. Để qua đó thấy được thanh danh lẫy lừng trong thiên hạ của Huấn Cao. Huấn Cao xuất hiện trong màn sương khói của gia thoại, huyền thoại để càng thêm vẻ lí tưởng của nhân vật. đó chính là bút pháp lãng mạn mà Nguyễn Tuân sử dụng. đồng thờ cho thấy sự khác biệt của cách viết truyện ngắn hiện đại, không giới thiệu tuần tự tù họ tên, quê quán hay tính cách ngay từ đầu mà ở đây nhân vật xuất hiện trong khói sương ảo ảnh, mờ ảo, trong lười khen nức lòng của nhân vật quản ngục.

Hơn nưa, bút pháp lãng mạn còn thể hiện ở việc Nguyễn Tuân khắc hạo nhân vật của mình với vẻ đẹp lí tưởng, hoàn mĩ. Huấn Cao trước hết là người nghê sĩ có tài viết chữ Nho rất đẹp. Nét chữ vuông, tròn trịa và nó thể hiện cái hoài bão tung hoành của một đời người. Chữ của ông đã trở thành “báu vật” mà sở nguyện của quan ngục chỉ là được treo nó trong nhà mình. Thứ hai nhân vật Huấn Cao hiện lên là người anh hùng có khí phách hiên ngang của bậc anh hung sa cơ lỡ vận. huấn Cao đứng đầu đội quân phiến loạn chống lại triều đình. Ông không sợ gông cùm, xiềng xích, trong tù luôn tỏ phong thái hiên ngang, an nhiên khi hưởng sự biệt đãi của quản ngục. Khi nghe tin mình sắp bị giải lên đoạn đầu đài chịu tội, nếu như người ngoài cuộc là quản ngục và thơ lại lo lắng, mặt tím ngắt thì Huấn Cao vẫn bình tĩnh và điềm đạm nở mộ nụ cười, nó cho thấy bản lĩnh hiên ngang, vững vàng của người anh hùng. Hơn nữa, ông cũng là người có thiên lương. Ông tỏ ra cứng cỏi: ta trước nay chưa bao giờ vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ. Ông luôn có ý thức giữ gìn cái đẹp, cái tài và cũng là người rất trọng tri kỉ. Ông rất yêu quý và cảm phục tấm lòng của quản ngục giành cho mình, từ đó thông cảm và còn đưa ra những lời khuyên chân thành cho quản ngục về việc giữ gìn thiên lương và sự trong sạch của cái đẹp để không bị vấy bẩn bởi cái xấu xa, ác độc nơi tù lao sống bằng lừa lọc và tàn nhẫn này.

Quản ngục cũng là quản ngục của Nguyễn Tuân, với bút pháp lãng mạn nhân vật quản ngục hiện ra giống như một nhân vật trước nay chưa từng có. Ông là người yêu cái đẹp và biết trọng người tài và có tấm lòng thiên lương. Một quản ngục ấy thử hỏi đã bao giờ có trong thơ văn chưa? Ông giống như một nốt nhạc trong trẻo giữa bản nhạc luật đầy hỗn loạn, xô bồ,

Bằng tài năng tinh tế và lòng tin tưởng vào cái đẹp và những chuẩn mực lí tưởng, Nguyễn Tuân đã khắc họa và thể hiện thành công hình tượng nhân vật của mình. Ông quả không hề quá khi nói rằng Nguyễn Tuân là một trong những cây bút đỉnh cao của chủ nghĩa lãng mạn.