Biên soạn: https://hoctaphay.com/
I. Đề tài chiến tranh và người lính trong văn học 1945-1975
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của bốn nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lịch sử của một dân tộc kiên cường, không cam chịu kiếp đời nô lệ đã đứng lên quyết chiến chống kẻ thù xâm lược. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đánh giặc, về tinh thần bất khuất, về những chiến công hào hùng chói lọi của quân và dân ta.
Văn học cách mạng từ 1945 đến 1975 tập trung vào chủ đề chiến đấu cho nền độc lập - tự do của đất nước. Thời đại với những chuyển biến lớn lao của lịch sử, đã đem đến cho văn học giọng điệu lãng mạn cách mạng, đậm chất sử thi bắt nguồn từ những chiến công vang dội của dân tộc. "Giọng điệu thời đại đó", đã có tác dụng hòa cái tôi cá nhân của nghệ sĩ vào cái ta chung của cộng đồng. Mọi biểu hiện mang màu sắc cá nhân đều không phù hợp với tinh thần của cuộc kháng chiến. Trong bối cảnh đó, người lính trở thành nhân vật trung tâm, biểu hiện khát vọng, kết tinh vẻ đẹp chiến đấu, chiến thắng của con người Việt Nam. Từ anh vệ quốc quân trong văn học chống Pháp đến anh giải phóng quân trong văn học chống Mĩ - những người chiến sĩ mà cuộc đời và chiến công của họ trở thành niềm tự hào của dân tộc đã thu hút sự say mê sáng tạo hầu hết những người cầm bút.
Văn học viết về chiến tranh và người lính giai đoạn này, chủ yếu khám phá con người từ phương diện xã hội, từ trách nhiệm công dân. Trong các sáng tác của mình, nhà văn, nhà thơ không xem xét con người ở bình diện cá nhân mà khám phá và thể hiện con người của tập thể, cộng đồng, dân tộc, giai cấp. Con người của gia đình, làng xóm không còn trong phạm vi hẹp mà trở thành con người chung của cách mạng, vẻ đẹp và sức mạnh của họ chỉ hiện ra khi họ có mặt trong tập thể ấy.
1. Chiến tranh và người lính trong văn xuôi
Trong suốt ba mươi năm (1945 - 1975), cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc là bình diện nổi bật, bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, thu hút và chi phối mọi bình diện khác của hiện thực. Có thể nói, mọi chủ đề, đề tài, cảm hứng của văn học đều được trực tiếp khai thác hoặc liên quan chặt chẽ tới những vấn đề về vận mệnh của đất nước của nhân dân. Văn xuôi tập trung vào các nội dung có ý nghĩa toàn dân tộc, tái hiện bức tranh hiện thực lịch sử và xây dựng những hình tượng con người sử thi cao đẹp.
Trong các tác phẩm văn học thời kì này, mối quan hệ thế sự - đời tư không nằm trong sự chú ý của nhà văn. Nếu được đưa vào trong tác phẩm thì cũng bị chi phối bởi đời sống cộng đồng và mang một ý nghĩa xã hội khác. Việc đưa lên hàng đầu con người tập thể, con người công dân đã khiến cho văn xuôi giai đoạn trước 1975 tập trung chủ yếu vào các biểu hiện tâm lí của nhân vật như lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phương, ý thức giai cấp... Nhân vật hiện lên trong các tác phẩm đều là những con người hành động. Họ sống, chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thân yêu, bởi thế tâm lí của họ đơn giản, dễ hiểu.
Khi cuộc kháng chiến nổ ra, nhân vật người lính được xem là nhân vật trung tâm của văn học kháng chiến. Trở thành người lính Cụ Hồ với những đức tính tốt đẹp tiêu biểu, là cả một chặng
đường giác ngộ rèn luyện của bản thân mỗi người. Nói như Nguyễn Huy Tưởng "đó là kết quả của sự biến đổi của tất cả những con người khác nhau thành người lính Việt Nam điển hình".
Người lính trong văn học thời kì này, được dấn thân vào những nơi gian khổ ác liệt để thử thách ý chí kiên định và lí tưởng mà họ đã chọn. Nhiều tác phẩm đặt các chiến sĩ trước sự lựa chọn nghiệt ngã của sự sống và cái chết để khẳng định ý nghĩa cao cả của sự hi sinh. Đó là những con người đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí và khát vọng của cộng đồng, của dân tộc. Điểm nổi bật ở người lính văn học thời kì này là ý thức về trách nhiệm và sự gắn bó với quê hương, đất nước. Người lính thường được thể hiện là hình ảnh của những con người lạc quan, sống vì mọi người, tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng mà mình đã chọn. Họ là biểu hiện ý chí, khát vọng của cộng đồng, dân tộc, cao hơn là của thời đại và nhân loại. Lý tưởng và nhận thức ấy, trở thành ý chí và hành động ở mỗi người lính. Chưa bao giờ ý thức cộng đồng, chủ nghĩa anh hùng tập thể lại được tôn vinh, đề cao và chứa đựng nhiều ý nghĩa thẩm mĩ như vậy trong các tác phẩm. Văn xuôi thời kì này góp phần nâng cao vị thế con người Việt Nam trong những khoảnh khắc lịch sử khốc liệt, làm phong phú thêm cho văn chương dân tộc bởi chủ nghĩa anh hùng cao cả.
Với đề tài chiến tranh và người lính, nhiều cây bút văn xuôi muốn vươn tới sự khám phá, lí giải, khái quát sự vận động lịch sử của cuộc chiến. Dù dung lượng hạn chế của một truyện ngắn, một bài tùy bút hay một bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết, thì các tác phẩm đều đề cập đến vận mệnh của đất nước và nhân dân. Có rất nhiều tác phẩm văn xuôi ra đời trong thời kì này chiếm được cảm tình của người đọc, tiêu biểu như: Một lần tới Thủ đô (Trần Đăng), Sống mãi với Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc), Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi, (Phan Tứ), Một truyện chép ở bệnh viện, Hòn đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch (Nguyễn Quang Sáng), Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)... Những sáng tác này đã làm sống lại hình ảnh cuộc kháng chiến trường kì và anh dũng của toàn dân trên nhiều địa phương ở nhiều mặt trận. Tái hiện được hình ảnh người lính trong những hoàn cảnh khó khăn, những thử thách nghiệt ngã, những chiến công to lớn và cả sự hi sinh thầm lặng.
Công bằng mà nói, các tác phẩm văn xuôi chưa có nhiều điển hình đậm nét nhưng hình ảnh người lính được xem là hình ảnh đẹp của con người Việt Nam trong những tháng năm bão táp, được người đọc yêu mến, ghi nhận. Các nhân vật đã gợi lên được những vấn đề của con người trong chiến tranh, tạo được sự chú ý và ít nhiều gây ám ảnh cho người đọc về số phận của họ. Qua nhiều tác phẩm, chúng ta hiểu rằng cuộc đào luyện con người trong chiến tranh là vô cùng khốc liệt, nó không nhân nhượng với bất kì ai. Lí giải những nhân tố làm nên những con người dám đương đầu và chiến thắng những đế quốc cường bạo, là lí giải cách nhìn, tầm nhìn về Tổ quốc, về mối quan hệ giữa dân tộc và xu thế thời đại. Thước đo duy nhất, khẳng định nhân cách người lính của văn xuôi thời kì này là ở sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tinh thần hi sinh cao cả. Vì thế, nhân vật người lính mang đậm màu sắc lí tưởng hóa. Tuy nhiên, hướng xây dựng những biểu tượng mang tính
khái quát cao rộng, nhiều khi dẫn đến thiếu hẳn sự sinh động của đời sống, làm mất đi tính biểu cảm cụ thể trong các tác phẩm văn học.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học dân tộc. Đó là sự phản ánh nhanh nhạy, kịp thời động viên, cổ vũ cho cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc. Nhà văn đã dẫn độc giả vào thế giới của lòng dũng cảm, tình người, đức hi sinh...nói cách khác đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, hủy diệt của bom đạn chiến tranh. Trên bức tranh rộng lớn của cuộc chiến, có những mảng hiện thực tiêu biểu, tái hiện khá chân thực những thử thách và sự hi sinh to lớn của nhiều thế hệ để làm nên chiến thắng. Văn xuôi đã tập trung biểu hiện, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng như một lối sống cao đẹp của hàng triệu con người Việt Nam khi đất nước có chiến tranh.
2. Chiến tranh và người lính trong thơ
Bên cạnh văn xuôi, thơ viết về cuộc kháng chiến của dân tộc là tiếng hát tự hào của cái "Ta" nhân danh dân tộc, nhân danh chính nghĩa. Thơ viết về chiến tranh cách mạng là "một dàn đồng ca" và tác phẩm của họ thuộc về những bài ca "giọng cao". Với tính chất quyết liệt của cuộc chiến, điều đó có thể xem là một sự tập hợp cần thiết để có những đóng góp kịp thời, hiệu quả, phục vụ cách mạng.
Qua hai cuộc kháng chiến, thơ Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định khi viết về đề tài chiến tranh và người lính. Thơ ca của các thế hệ là tiếng nói sống động và tự tin của những người trong cuộc. Người ta bắt gặp khá nhiều trường hợp nhân danh, nhưng mọi sự nhân danh đều tìm được cảm thông của người đọc vì "thơ ở đây được đảm bảo bằng máu" và bằng vị thế của người cầm bút.
Ba mươi năm qua, thơ luôn bám sát cuộc sống thời chiến để thực hiện tốt đề tài chiến tranh cách mạng. Nổi bật trong thần thái của thơ 1945 -1975 là gam giọng hào sảng, ngợi ca đời sống chiến đấu đậm chất sử thi, chất lý tưởng. Cuộc kháng chiến đã đưa đến những biến đổi rộng lớn, sâu sắc cho thơ ca, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Thơ thời này tập trung biểu hiện tình cảm cộng đồng, tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước: "Đất nước/ Của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt/ Nước mắt để giành cho ngày gặp mặt" (Chúng con chiến đấu - Nam Hà). Con người cá nhân lúc này cảm thấy nhỏ bé, thế giới của cái tôi trở nên chật hẹp, thậm chí bị coi là lạc lõng, vô nghĩa khi nó không hòa nhập vào cái ta cộng đồng. Con người kháng chiến sống với những biến cố dữ dội, những sự kiện lịch sử, những rung động mới lạ và mạnh mẽ, họ chỉ thực sự tìm thấy sức mạnh, niềm vui và niềm tin tưởng ở trong đội ngũ tập thể, của giai cấp và dân tộc.
Tình yêu quê hương, đất nước vẫn luôn là nguồn mạch dồi dào, tạo cảm hứng cho thơ ca Việt Nam ở nhiều thời đại. Từ cuối năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt hai miền. Hơn bao giờ hết, tình dân tộc lại trỗi dậy hướng về miền Nam ruột thịt và bật lên thành ý chí, khát vọng thống nhất đất nước: "Những chuyến tàu chạy về phương Nam/ Nghe tiếng gọi tiền phương giục giã/ Chúng tôi đi, áo quần xanh màu cỏ.../ Những chuyến tàu chạy về phương Nam/ Ga tàu đến cuối cùng nơi tim ta thương nhớ!/ Mỗi lần tàu ra đi/ Dù đêm đông hay trưa
hè đổ lửa/ Đất nước trải bao la làm đường rộng nâng tàu" (Những chuyến tàu - Hoàng Cát). Thơ vẫn chủ yếu đề cập đến những vấn đề và tình cảm mang ý nghĩa chung, nhưng trong nhiều trường hợp, các tác giả đã tiếp cận và cảm nhận cái chung ấy từ những cách nhìn, sự trải nghiệm, ấn tượng của riêng mình, nhờ thế mà thơ có thêm sức thuyết phục, cảm hóa mọi người.
Để làm vũ khí chiến đấu, thơ không ngần ngại cất lên thành lời kêu gọi, khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công. Trong thơ thường có hình ảnh những cuộc lên đường với khát vọng chiến đấu và chiến thắng mãnh liệt. Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt, thì thơ càng bám sát đời sống, mở ra cho thơ khả năng chiếm lĩnh thực tại phong phú, đa dạng của hiện thực chiến tranh. Các nhà thơ đã đem đến cho thơ giọng điệu đầy nhiệt huyết của một thế hệ sẵn sàng gánh vác sứ mệnh lịch sử theo tiếng gọi của Tổ quốc:"Ơi tuổi thanh xuân/ Mang bốn ngàn năm lịch sử trong tim/ Ta sung sướng được làm người con Đất nước/ Ta băng tới trước quân thù như triều như thác/ Ta làm bão làm giông/ Ta lay trời chuyển đất/ Ta trút hờn căm đã làm nên những vinh quang bất diệt/ Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành bão lửa ngút trời" (Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi - Nam Hà).
Các nhà thơ đã khai thác cảm hứng sử thi và chất chính luận, theo hướng tăng cường chất triết lý, suy tưởng, nhằm hướng tới nhận thức và phát hiện về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu trong chiều sâu và ý nghĩa lịch sử. Nhu cầu này đã thúc đẩy tạo ra những biến đổi về hình thức thơ, mà rõ nhất là sự xuất hiện khá nhiều những bài thơ dài, những tuỳ bút thơ và các trường ca.
Cái "tôi" sử thi trong thơ đại diện cho tiếng nói của dân tộc, lương tri của nhân loại để vạch mặt, lên án, chất vấn, tố cáo những âm mưu và tội ác của kẻ thù: "Hãy nhìn xem, nhìn xem chiếc bàn/ Nơi giục giã ước mơ, hoài bão/ Bom Mĩ tung, xác trẻ máu tràn/ Ta thấm máu, viết lời thơ tố cáo" (Bài thơ máu - Phan Sinh Viên). Tư thế của cái "tôi" sử thi cho nhà thơ có chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại để bao quát, để phát hiện, suy ngẫm, hình dung, dự đoán mọi vấn đề mang tính hệ trọng, lớn lao của đất nước: "Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại nghìn xưa trông đến mai sau/ Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu" (Bài ca xuân 1961 - Tố Hữu). Nhờ thế mà thơ thời kì này đã có sự mở rộng rất đáng kể về không gian và thời gian, nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại.
Viết về đề tài chiến tranh và người lính giai đoạn này, luôn có một lực lượng sáng tác hùng hậu, tiêu biểu như các nhà thơ: Tố Hữu, Quang Dũng, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi, Thôi Hữu, Hữu Loan, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Bùi Minh Quốc, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Trần Mạnh Hảo... Đối với thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, việc phản ánh hiện thực cách mạng "vừa là trách nhiệm vừa là niềm say mê" và "chiến trường trở thành điểm tụ hội những cảm xúc, suy nghĩ của họ".
Văn học giai đoạn 30 năm chiến tranh, người lính luôn là nhân vật trung tâm, là hình ảnh đẹp trong thơ ca. Tuy nhiên, bên cạnh nhân vật người lính, nhân vật trữ tình trong thơ ngày càng được mở rộng đến nhiều đối tượng. Có một điểm chung là nhân vật nào cũng được
nhìn nhận từ góc độ bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, tư cách chiến sĩ là chủ yếu. Vẻ đẹp rực rỡ nhất của con người trong giai đoạn này được thể hiện ở chỗ biết hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân, cống hiến tất cả, kể cả máu xương của mình cho Tổ quốc.
Có thể nói, tủ sách đồ sộ nhất, hay nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là sách viết về đề tài chiến tranh cách mạng, lực lượng sáng tác đông đảo nhất, tài năng nhất là lực lượng các nhà văn chiến sĩ, nhân vật trung tâm được khắc họa thành công nhất trong các tác phẩm văn học là người lính.
I. Đề tài chiến tranh và người lính trong văn học 1945-1975
Lịch sử Việt Nam là lịch sử của bốn nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Lịch sử của một dân tộc kiên cường, không cam chịu kiếp đời nô lệ đã đứng lên quyết chiến chống kẻ thù xâm lược. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống đánh giặc, về tinh thần bất khuất, về những chiến công hào hùng chói lọi của quân và dân ta.
Văn học cách mạng từ 1945 đến 1975 tập trung vào chủ đề chiến đấu cho nền độc lập - tự do của đất nước. Thời đại với những chuyển biến lớn lao của lịch sử, đã đem đến cho văn học giọng điệu lãng mạn cách mạng, đậm chất sử thi bắt nguồn từ những chiến công vang dội của dân tộc. "Giọng điệu thời đại đó", đã có tác dụng hòa cái tôi cá nhân của nghệ sĩ vào cái ta chung của cộng đồng. Mọi biểu hiện mang màu sắc cá nhân đều không phù hợp với tinh thần của cuộc kháng chiến. Trong bối cảnh đó, người lính trở thành nhân vật trung tâm, biểu hiện khát vọng, kết tinh vẻ đẹp chiến đấu, chiến thắng của con người Việt Nam. Từ anh vệ quốc quân trong văn học chống Pháp đến anh giải phóng quân trong văn học chống Mĩ - những người chiến sĩ mà cuộc đời và chiến công của họ trở thành niềm tự hào của dân tộc đã thu hút sự say mê sáng tạo hầu hết những người cầm bút.
Văn học viết về chiến tranh và người lính giai đoạn này, chủ yếu khám phá con người từ phương diện xã hội, từ trách nhiệm công dân. Trong các sáng tác của mình, nhà văn, nhà thơ không xem xét con người ở bình diện cá nhân mà khám phá và thể hiện con người của tập thể, cộng đồng, dân tộc, giai cấp. Con người của gia đình, làng xóm không còn trong phạm vi hẹp mà trở thành con người chung của cách mạng, vẻ đẹp và sức mạnh của họ chỉ hiện ra khi họ có mặt trong tập thể ấy.
1. Chiến tranh và người lính trong văn xuôi
Trong suốt ba mươi năm (1945 - 1975), cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc là bình diện nổi bật, bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, thu hút và chi phối mọi bình diện khác của hiện thực. Có thể nói, mọi chủ đề, đề tài, cảm hứng của văn học đều được trực tiếp khai thác hoặc liên quan chặt chẽ tới những vấn đề về vận mệnh của đất nước của nhân dân. Văn xuôi tập trung vào các nội dung có ý nghĩa toàn dân tộc, tái hiện bức tranh hiện thực lịch sử và xây dựng những hình tượng con người sử thi cao đẹp.
Trong các tác phẩm văn học thời kì này, mối quan hệ thế sự - đời tư không nằm trong sự chú ý của nhà văn. Nếu được đưa vào trong tác phẩm thì cũng bị chi phối bởi đời sống cộng đồng và mang một ý nghĩa xã hội khác. Việc đưa lên hàng đầu con người tập thể, con người công dân đã khiến cho văn xuôi giai đoạn trước 1975 tập trung chủ yếu vào các biểu hiện tâm lí của nhân vật như lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu phương, ý thức giai cấp... Nhân vật hiện lên trong các tác phẩm đều là những con người hành động. Họ sống, chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thân yêu, bởi thế tâm lí của họ đơn giản, dễ hiểu.
Khi cuộc kháng chiến nổ ra, nhân vật người lính được xem là nhân vật trung tâm của văn học kháng chiến. Trở thành người lính Cụ Hồ với những đức tính tốt đẹp tiêu biểu, là cả một chặng
đường giác ngộ rèn luyện của bản thân mỗi người. Nói như Nguyễn Huy Tưởng "đó là kết quả của sự biến đổi của tất cả những con người khác nhau thành người lính Việt Nam điển hình".
Người lính trong văn học thời kì này, được dấn thân vào những nơi gian khổ ác liệt để thử thách ý chí kiên định và lí tưởng mà họ đã chọn. Nhiều tác phẩm đặt các chiến sĩ trước sự lựa chọn nghiệt ngã của sự sống và cái chết để khẳng định ý nghĩa cao cả của sự hi sinh. Đó là những con người đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí và khát vọng của cộng đồng, của dân tộc. Điểm nổi bật ở người lính văn học thời kì này là ý thức về trách nhiệm và sự gắn bó với quê hương, đất nước. Người lính thường được thể hiện là hình ảnh của những con người lạc quan, sống vì mọi người, tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng mà mình đã chọn. Họ là biểu hiện ý chí, khát vọng của cộng đồng, dân tộc, cao hơn là của thời đại và nhân loại. Lý tưởng và nhận thức ấy, trở thành ý chí và hành động ở mỗi người lính. Chưa bao giờ ý thức cộng đồng, chủ nghĩa anh hùng tập thể lại được tôn vinh, đề cao và chứa đựng nhiều ý nghĩa thẩm mĩ như vậy trong các tác phẩm. Văn xuôi thời kì này góp phần nâng cao vị thế con người Việt Nam trong những khoảnh khắc lịch sử khốc liệt, làm phong phú thêm cho văn chương dân tộc bởi chủ nghĩa anh hùng cao cả.
Với đề tài chiến tranh và người lính, nhiều cây bút văn xuôi muốn vươn tới sự khám phá, lí giải, khái quát sự vận động lịch sử của cuộc chiến. Dù dung lượng hạn chế của một truyện ngắn, một bài tùy bút hay một bức tranh toàn cảnh trong một tiểu thuyết, thì các tác phẩm đều đề cập đến vận mệnh của đất nước và nhân dân. Có rất nhiều tác phẩm văn xuôi ra đời trong thời kì này chiếm được cảm tình của người đọc, tiêu biểu như: Một lần tới Thủ đô (Trần Đăng), Sống mãi với Thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Đất nước đứng lên, Rừng xà nu (Nguyên Ngọc), Cao điểm cuối cùng, Vùng trời (Hữu Mai), Trước giờ nổ súng, Mẫn và tôi, (Phan Tứ), Một truyện chép ở bệnh viện, Hòn đất (Anh Đức), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chiếc lược ngà, Bông cẩm thạch (Nguyễn Quang Sáng), Dấu chân người lính, Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu)... Những sáng tác này đã làm sống lại hình ảnh cuộc kháng chiến trường kì và anh dũng của toàn dân trên nhiều địa phương ở nhiều mặt trận. Tái hiện được hình ảnh người lính trong những hoàn cảnh khó khăn, những thử thách nghiệt ngã, những chiến công to lớn và cả sự hi sinh thầm lặng.
Công bằng mà nói, các tác phẩm văn xuôi chưa có nhiều điển hình đậm nét nhưng hình ảnh người lính được xem là hình ảnh đẹp của con người Việt Nam trong những tháng năm bão táp, được người đọc yêu mến, ghi nhận. Các nhân vật đã gợi lên được những vấn đề của con người trong chiến tranh, tạo được sự chú ý và ít nhiều gây ám ảnh cho người đọc về số phận của họ. Qua nhiều tác phẩm, chúng ta hiểu rằng cuộc đào luyện con người trong chiến tranh là vô cùng khốc liệt, nó không nhân nhượng với bất kì ai. Lí giải những nhân tố làm nên những con người dám đương đầu và chiến thắng những đế quốc cường bạo, là lí giải cách nhìn, tầm nhìn về Tổ quốc, về mối quan hệ giữa dân tộc và xu thế thời đại. Thước đo duy nhất, khẳng định nhân cách người lính của văn xuôi thời kì này là ở sự cống hiến hết mình cho sự nghiệp chung, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là tinh thần hi sinh cao cả. Vì thế, nhân vật người lính mang đậm màu sắc lí tưởng hóa. Tuy nhiên, hướng xây dựng những biểu tượng mang tính
khái quát cao rộng, nhiều khi dẫn đến thiếu hẳn sự sinh động của đời sống, làm mất đi tính biểu cảm cụ thể trong các tác phẩm văn học.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của văn học dân tộc. Đó là sự phản ánh nhanh nhạy, kịp thời động viên, cổ vũ cho cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc. Nhà văn đã dẫn độc giả vào thế giới của lòng dũng cảm, tình người, đức hi sinh...nói cách khác đó là thế giới của cái cao cả, cái đẹp vượt lên trên sự tàn phá, hủy diệt của bom đạn chiến tranh. Trên bức tranh rộng lớn của cuộc chiến, có những mảng hiện thực tiêu biểu, tái hiện khá chân thực những thử thách và sự hi sinh to lớn của nhiều thế hệ để làm nên chiến thắng. Văn xuôi đã tập trung biểu hiện, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng như một lối sống cao đẹp của hàng triệu con người Việt Nam khi đất nước có chiến tranh.
2. Chiến tranh và người lính trong thơ
Bên cạnh văn xuôi, thơ viết về cuộc kháng chiến của dân tộc là tiếng hát tự hào của cái "Ta" nhân danh dân tộc, nhân danh chính nghĩa. Thơ viết về chiến tranh cách mạng là "một dàn đồng ca" và tác phẩm của họ thuộc về những bài ca "giọng cao". Với tính chất quyết liệt của cuộc chiến, điều đó có thể xem là một sự tập hợp cần thiết để có những đóng góp kịp thời, hiệu quả, phục vụ cách mạng.
Qua hai cuộc kháng chiến, thơ Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định khi viết về đề tài chiến tranh và người lính. Thơ ca của các thế hệ là tiếng nói sống động và tự tin của những người trong cuộc. Người ta bắt gặp khá nhiều trường hợp nhân danh, nhưng mọi sự nhân danh đều tìm được cảm thông của người đọc vì "thơ ở đây được đảm bảo bằng máu" và bằng vị thế của người cầm bút.
Ba mươi năm qua, thơ luôn bám sát cuộc sống thời chiến để thực hiện tốt đề tài chiến tranh cách mạng. Nổi bật trong thần thái của thơ 1945 -1975 là gam giọng hào sảng, ngợi ca đời sống chiến đấu đậm chất sử thi, chất lý tưởng. Cuộc kháng chiến đã đưa đến những biến đổi rộng lớn, sâu sắc cho thơ ca, mở ra một giai đoạn mới với nhiều thành tựu và đặc điểm riêng trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Thơ thời này tập trung biểu hiện tình cảm cộng đồng, tinh thần công dân mà bao trùm là tình yêu nước: "Đất nước/ Của những người con gái, con trai/ Đẹp như hoa hồng cứng hơn sắt thép/ Xa nhau không hề rơi nước mắt/ Nước mắt để giành cho ngày gặp mặt" (Chúng con chiến đấu - Nam Hà). Con người cá nhân lúc này cảm thấy nhỏ bé, thế giới của cái tôi trở nên chật hẹp, thậm chí bị coi là lạc lõng, vô nghĩa khi nó không hòa nhập vào cái ta cộng đồng. Con người kháng chiến sống với những biến cố dữ dội, những sự kiện lịch sử, những rung động mới lạ và mạnh mẽ, họ chỉ thực sự tìm thấy sức mạnh, niềm vui và niềm tin tưởng ở trong đội ngũ tập thể, của giai cấp và dân tộc.
Tình yêu quê hương, đất nước vẫn luôn là nguồn mạch dồi dào, tạo cảm hứng cho thơ ca Việt Nam ở nhiều thời đại. Từ cuối năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt hai miền. Hơn bao giờ hết, tình dân tộc lại trỗi dậy hướng về miền Nam ruột thịt và bật lên thành ý chí, khát vọng thống nhất đất nước: "Những chuyến tàu chạy về phương Nam/ Nghe tiếng gọi tiền phương giục giã/ Chúng tôi đi, áo quần xanh màu cỏ.../ Những chuyến tàu chạy về phương Nam/ Ga tàu đến cuối cùng nơi tim ta thương nhớ!/ Mỗi lần tàu ra đi/ Dù đêm đông hay trưa
hè đổ lửa/ Đất nước trải bao la làm đường rộng nâng tàu" (Những chuyến tàu - Hoàng Cát). Thơ vẫn chủ yếu đề cập đến những vấn đề và tình cảm mang ý nghĩa chung, nhưng trong nhiều trường hợp, các tác giả đã tiếp cận và cảm nhận cái chung ấy từ những cách nhìn, sự trải nghiệm, ấn tượng của riêng mình, nhờ thế mà thơ có thêm sức thuyết phục, cảm hóa mọi người.
Để làm vũ khí chiến đấu, thơ không ngần ngại cất lên thành lời kêu gọi, khẩu hiệu, mệnh lệnh tiến công. Trong thơ thường có hình ảnh những cuộc lên đường với khát vọng chiến đấu và chiến thắng mãnh liệt. Cuộc chiến tranh càng lan rộng và quyết liệt, thì thơ càng bám sát đời sống, mở ra cho thơ khả năng chiếm lĩnh thực tại phong phú, đa dạng của hiện thực chiến tranh. Các nhà thơ đã đem đến cho thơ giọng điệu đầy nhiệt huyết của một thế hệ sẵn sàng gánh vác sứ mệnh lịch sử theo tiếng gọi của Tổ quốc:"Ơi tuổi thanh xuân/ Mang bốn ngàn năm lịch sử trong tim/ Ta sung sướng được làm người con Đất nước/ Ta băng tới trước quân thù như triều như thác/ Ta làm bão làm giông/ Ta lay trời chuyển đất/ Ta trút hờn căm đã làm nên những vinh quang bất diệt/ Sức mạnh bốn ngàn năm đã biến thành bão lửa ngút trời" (Chúng con chiến đấu cho Người sống mãi Việt Nam ơi - Nam Hà).
Các nhà thơ đã khai thác cảm hứng sử thi và chất chính luận, theo hướng tăng cường chất triết lý, suy tưởng, nhằm hướng tới nhận thức và phát hiện về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu trong chiều sâu và ý nghĩa lịch sử. Nhu cầu này đã thúc đẩy tạo ra những biến đổi về hình thức thơ, mà rõ nhất là sự xuất hiện khá nhiều những bài thơ dài, những tuỳ bút thơ và các trường ca.
Cái "tôi" sử thi trong thơ đại diện cho tiếng nói của dân tộc, lương tri của nhân loại để vạch mặt, lên án, chất vấn, tố cáo những âm mưu và tội ác của kẻ thù: "Hãy nhìn xem, nhìn xem chiếc bàn/ Nơi giục giã ước mơ, hoài bão/ Bom Mĩ tung, xác trẻ máu tràn/ Ta thấm máu, viết lời thơ tố cáo" (Bài thơ máu - Phan Sinh Viên). Tư thế của cái "tôi" sử thi cho nhà thơ có chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại để bao quát, để phát hiện, suy ngẫm, hình dung, dự đoán mọi vấn đề mang tính hệ trọng, lớn lao của đất nước: "Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng/ Trông lại nghìn xưa trông đến mai sau/ Trông Bắc trông Nam, trông cả địa cầu" (Bài ca xuân 1961 - Tố Hữu). Nhờ thế mà thơ thời kì này đã có sự mở rộng rất đáng kể về không gian và thời gian, nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tương lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại.
Viết về đề tài chiến tranh và người lính giai đoạn này, luôn có một lực lượng sáng tác hùng hậu, tiêu biểu như các nhà thơ: Tố Hữu, Quang Dũng, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình Thi, Thôi Hữu, Hữu Loan, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn, Bùi Minh Quốc, Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đức Mậu, Trần Đăng Khoa, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mĩ Dạ, Trần Mạnh Hảo... Đối với thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến, việc phản ánh hiện thực cách mạng "vừa là trách nhiệm vừa là niềm say mê" và "chiến trường trở thành điểm tụ hội những cảm xúc, suy nghĩ của họ".
Văn học giai đoạn 30 năm chiến tranh, người lính luôn là nhân vật trung tâm, là hình ảnh đẹp trong thơ ca. Tuy nhiên, bên cạnh nhân vật người lính, nhân vật trữ tình trong thơ ngày càng được mở rộng đến nhiều đối tượng. Có một điểm chung là nhân vật nào cũng được
nhìn nhận từ góc độ bổn phận, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, tư cách chiến sĩ là chủ yếu. Vẻ đẹp rực rỡ nhất của con người trong giai đoạn này được thể hiện ở chỗ biết hi sinh quyền lợi, hạnh phúc cá nhân, cống hiến tất cả, kể cả máu xương của mình cho Tổ quốc.
Có thể nói, tủ sách đồ sộ nhất, hay nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 là sách viết về đề tài chiến tranh cách mạng, lực lượng sáng tác đông đảo nhất, tài năng nhất là lực lượng các nhà văn chiến sĩ, nhân vật trung tâm được khắc họa thành công nhất trong các tác phẩm văn học là người lính.