Đọc đoạn trích sau:
Napoleon – người chinh phục cả thế giới – đã nói: "Những ngày hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần", còn Helen Keller – người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: Mù, câm, điếc – lại nói: "Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc."
Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh giá hay thương hại của người khác, chỉ có chủ kiến của riêng mình mới sản sinh ra sự mãn nguyện và lòng biết ơn, điều này sẽ dẫn tới hạnh phúc.
Có khi nào tự bản thân bạn đã thấy hài lòng và vui vẻ rồi, nhưng để thuận mắt "người thứ ba" không rõ chân tướng mà bạn cứ phải nhìn trước ngó sau? Nỗi bất mãn ngày một lớn dần của bạn có phải xuất phát từ việc quá bận tâm đến người khác không?
Tất nhiên, không thỏa mãn với hiện tại, luôn buộc chính mình phải phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống là một phẩm chất hết sức quý giá đối với sự trưởng thành của bản thân. Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng ý niệm bản ngã của chúng ta vốn giống như một chiếc gương tạo nên từ sự đánh giá và công nhận của người khác. Nhưng cần phải tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác, như thế mới có thể tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc..
Tôi xin hỏi:
Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay nô lệ của ánh mắt người đời?
Triết lý sống của riêng bạn là gì? Bạn có đủ dũng khí để biến triết lý đó thành sự thật?
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Theo tác giả, điều gì khiến con người tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: "Chúng ta không thể tuỳ tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác"?
Câu 4: Nêu triết lý sống của riêng anh/chị và lí giải vì sao chọn triết lý ấy?
Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, điều khiến con người tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc: tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác.
Câu 3:
Tác giả cho rằng: "Chúng ta không thể tuỳ tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác" vì:
- Mỗi con người đều có chủ kiến về giá trị bản thân và quan niệm riêng về hạnh phúc.
- Những lời bình phẩm tuỳ tiện có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận về hạnh phúc của người khác.
Câu 4:
HS có thể có suy nghĩ khác nhưng cách lí giải phải hợp lí, phù hợp với đạo đức, văn hóa và pháp luật.
Napoleon – người chinh phục cả thế giới – đã nói: "Những ngày hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần", còn Helen Keller – người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: Mù, câm, điếc – lại nói: "Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc."
Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh giá hay thương hại của người khác, chỉ có chủ kiến của riêng mình mới sản sinh ra sự mãn nguyện và lòng biết ơn, điều này sẽ dẫn tới hạnh phúc.
Có khi nào tự bản thân bạn đã thấy hài lòng và vui vẻ rồi, nhưng để thuận mắt "người thứ ba" không rõ chân tướng mà bạn cứ phải nhìn trước ngó sau? Nỗi bất mãn ngày một lớn dần của bạn có phải xuất phát từ việc quá bận tâm đến người khác không?
Tất nhiên, không thỏa mãn với hiện tại, luôn buộc chính mình phải phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống là một phẩm chất hết sức quý giá đối với sự trưởng thành của bản thân. Bên cạnh đó, cũng có giả thuyết cho rằng ý niệm bản ngã của chúng ta vốn giống như một chiếc gương tạo nên từ sự đánh giá và công nhận của người khác. Nhưng cần phải tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác, như thế mới có thể tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc..
Tôi xin hỏi:
Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay nô lệ của ánh mắt người đời?
Triết lý sống của riêng bạn là gì? Bạn có đủ dũng khí để biến triết lý đó thành sự thật?
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Theo tác giả, điều gì khiến con người tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: "Chúng ta không thể tuỳ tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác"?
Câu 4: Nêu triết lý sống của riêng anh/chị và lí giải vì sao chọn triết lý ấy?
Gợi ý:
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Câu 2:
Theo tác giả, điều khiến con người tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc: tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác.
Câu 3:
Tác giả cho rằng: "Chúng ta không thể tuỳ tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác" vì:
- Mỗi con người đều có chủ kiến về giá trị bản thân và quan niệm riêng về hạnh phúc.
- Những lời bình phẩm tuỳ tiện có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận về hạnh phúc của người khác.
Câu 4:
HS có thể có suy nghĩ khác nhưng cách lí giải phải hợp lí, phù hợp với đạo đức, văn hóa và pháp luật.